Đọc sách
Hỏi chuyện các nhà văn
Giới thiệu
Cuốn sách ghi lại những cuộc trao đổi rất thú vị của nhà văn Nguyễn Công Hoan - một bậc thầy của văn xuôi Việt Nam hiện đại với 6 nhà văn hàng đầu cùng thời với ông - Nguyễn Đình Thi, Chu Văn, Bùi Hiển, Tô Hoài, Tú Mỡ, Tế Hanh - về kinh nghiệm viết văn, nghệ thuật thơ, về sự giàu có và vẻ đẹp tuyệt vời của Tiếng Việt...
Bằng lối viết chân thực, giản dị, giàu chất u-mua, tác giả đã biến những vấn đề lý luận khô khan thành những câu chuyện dễ hiểu, hài hước mà sâu sắc như đọc chính những truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan vậy.
Tác giả: Nguyễn Công Hoan.
Nhà xuất bản: NXB Kim Đồng
Nhà phát hành: NXB Kim Đồng
Mã Sản phẩm: 8935036610652
Khối lượng: 220.00 gam
Nhà xuất bản: NXB Kim Đồng
Nhà phát hành: NXB Kim Đồng
Mã Sản phẩm: 8935036610652
Khối lượng: 220.00 gam
Định dạng: Bìa mềm
Kích thước: 12.5 x 20.5 cm
Ngày phát hành: 04/2009
Số trang: 252
Kích thước: 12.5 x 20.5 cm
Ngày phát hành: 04/2009
Số trang: 252
Đọc thử trích đoạn
Trích
Hỏi chuyện các nhà văn
Nguyễn Công Hoan
MỘT SỐ KINH NGHIỆM
Truyện ngắn và truyện dài phải khác nhau ở tính chất.
Truyện ngắn không phải là truyện mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết với sự bố trí chặt chẽ và bằng thái độ với cách đặt câu dùng tiếng có cân nhắc.
Muốn truyện là truyện ngắn, chỉ nên lấy một ý chính làm chủ đề cho truyện. Những chi tiết trong truyện chỉ nên xoay quanh chủ đề ấy. Không có chi tiết thừa, rườm rà, miên man.
Mỗi truyện cần có một ý, một ý thôi. Ý ấy là ý chính của truyện nhưng thực ra ở trước mắt. Thường thì nó chỉ là một câu hỏi mà tôi vụt nghe thấy, hoặc một hình ảnh thoáng qua trong khi tôi đi đường. Nó cũng là một chi tiết của một thời sự, hoặc chỉ là tấm ảnh đăng trên báo. Nó cũng lại là những câu thì thào từ miệng nọ sang miệng kia. Nếu đề tài ấy, bản thân nó đã nói lên được cái gì thì tôi viết nó bằng một thái độ do nếp nghĩ của tôi tạo ra. Nhưng thường thì đề tài chỉ gợi được cảm xúc. Lúc đó, tôi xây dựng truyện bằng cách chắp nối chi tiết, hình ảnh tâm lý, lời đối đáp, làm cho nó ăn khớp với nhau, để cuối cùng, ở câu kết, làm nổi bật được vấn đề muốn đặt ra hoặc đã giải quyết.
Theo tôi nhận xét, khi một truyện diễn ra từ đầu đến cuối bằng nhiều cách nhiều việc, tác giả nên đóng vai người ngoài mà kể lại cho độc giả nghe.
Khi một tiểu thuyết chỉ dựa vào cảnh vào việc để nói lên sự diển của tâm lý, của tư tưởng, người viết truyện dùng hình thức kể chuyện cũng không sao. Nhưng tốt hơn là nên dùng hình thức mình kể chuyện mình. Mình nói tâm lý tư tưởng mình thì được người nghe dễ tin là thực, là đúng.
Tôi đã không dùng hình thức mình kể chuyện mình trong Hai thằng khốn nạn, Thầy cáu, bởi vì những truyện này cần tả nhiều cảnh, nhiều việc. Nhưng tôi đã xưng tôi trong Tôi chủ báo, anh chủ báo để tả những ý nghĩ bẩn thỉu của bọn con nhà giáu vì danh hão mà bị lừa và đi lừa lẫn nhau. Tôi đã xưng tôi trong Cái lò gạch bí mật để tả những ý nghĩ của vai phụ, là một anh này phục vụ một anh lố khác, vì anh lố khác cứ tự cho mình là tinh khôn.
Ngoài hai hình thức trình bày truyện này, thỉnh thoảng ta cũng nên tìm tòi mà thay đổi lối kể chuyện, để viết cho đỡ chán.
Thế là mợ nó đi Tây chỉ là những bức thư lẻ tẻ của người vợ đi du học bên Pháp viết cho chồng.
Chiếc quan tài là một truyện mà chủ động là một vật vô tri, nhưng đã hành động rất linh hoạt.
Cô Kếu gái tân thời, Nỗi lòng ai tỏ là những truyện không có chuyện.
Hai cái bụng không những không có chuyện, còn không có cả hành động nữa.
Tơ vương là truyện viết theo thể nhật ký.
1931-1932 là truyện tôi không phải việt một chữ nào. Tôi đã cắt những mẩu báo đăng về một sự việc diễn ra trong hai năm này với trình tự thời gian hẳn hoi, rồi dán lại thành mộ truyện có đầu có đuôi xảy ra về sự việc ấy !
Tôi còn muốn thử viết những truyện mà cách trình bày khó khăn hơn : một truyện mà từ đầu đến cuối kết hợp bằng toàn những cảnh không liên quan gì với nhau ; một truyện mà chủ động không phải là một người mà là một tập thể ; một truyện mà chỉ có lời một người đương nói với người khác bằng điện thoại (1)
(1) Nhà văn Nguyễn Công Hoan còn nhiều lần nói về kinh nghiệm viết truyện ngắn của ông.
Đọc thêm các bài: Viết truyện ngắn thế nào cho ngắn? (tạp chí Văn nghệ 6-1959);
sách Đời viết văn của tôi. Một phần tài liệu trong phần Sáng tác trong tập sách trên, đã được đưa vào cuốn, Hỏi chuyện các nhà văn, thành bài Nói thêm in ở cuối sách.
Trích Hỏi chuyện các nhà văn, - các trang 175, 191, 196, 198.
0 comments:
Đăng nhận xét
[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉