1. Mời nghe đọc
2. Mời Đọc/Lấy về Bản chụp dạng PDF
3. Mời đọc tại ISSUU
4. Tham khảo: Các bài viết liên quan
2. Mời Đọc/Lấy về Bản chụp dạng PDF
3. Mời đọc tại ISSUU
4. Tham khảo: Các bài viết liên quan
Mời nghe đọc
Bơ vơ
Nguyễn Công Hoan
Bơ vơ, tiểu thuyết (H.: Đời Mới, 1944 - 149 Tr.)
Mời Đọc/Lấy về Bản chụp dạng PDF
Mời Đọc/Lấy về Bản chụp dạng PDF
PDF (Trang 473-)
Mời xem và lấy về PDF
Mời đọc tại ISSUU
Powered by
Issuu
Publish for Free
Bơ vơ
Nguyễn Công Hoan
Có trong: Tiểu Thuyết Nguyễn Công Hoan -
(NXB Thanh Niên 2004 - Nguyễn Công Hoan - 573 Trang)
Bốn tiểu thuyết xoay quanh bốn số phận khác nhau, đáng thương và đáng trân trọng.
“Một kiếp người” đầy gian truân, tủi hổ của cô Muộn. Vì quá khứ chống và giết người Pháp của cha mà Muộn phải sống khổ sở, không nơi nào được tồn tại lâu dài với nghề nghiệp.
Khác với Muộn trong “Một kiếp người”, Lệ Dung trong truyện cùng tên, là cô con gái xinh đẹp, may mắn sống trong sự giáo dục chu đáo của gia đình và nền học vấn tiến bộ. Cô có một tình yêu đằm thắm với người bạn học Liêm Khê. Nhưng đến ngày cưới thì Liêm Khê bị bắt, để lại Lệ Dung với nỗi buồn đau tuyệt vọng, không tin tức.
“Một kiếp người” đầy gian truân, tủi hổ của cô Muộn. Vì quá khứ chống và giết người Pháp của cha mà Muộn phải sống khổ sở, không nơi nào được tồn tại lâu dài với nghề nghiệp.
Khác với Muộn trong “Một kiếp người”, Lệ Dung trong truyện cùng tên, là cô con gái xinh đẹp, may mắn sống trong sự giáo dục chu đáo của gia đình và nền học vấn tiến bộ. Cô có một tình yêu đằm thắm với người bạn học Liêm Khê. Nhưng đến ngày cưới thì Liêm Khê bị bắt, để lại Lệ Dung với nỗi buồn đau tuyệt vọng, không tin tức.
Còn tiểu thuyết “Tấm lòng vàng” kể về anh chàng học trò nghèo tên Đức. Do thông cảm và thương Đức hiếu học nhưng không có tiền trọ học, nên một người thầy đã âm thầm giúp anh một số tiền nhỏ. Đến khi đỗ đạt làm quan, Đức cố công tìm cho ra ân nhân của mình và trả ơn một cách thích đáng, không những về vật chất mà cả tinh thần.
Riêng số phận bơ vơ của Sửu (tiểu thuyết “Bơ vơ”) khiến người đọc phải bùi ngùi. Bị vứt ra khỏi gia đình từ khi mới lọt lòng bởi quan niệm “môn đăng hộ đối”.
Link download: http://khcnthainguyen.vn/Portals/0/ThongtinKHCN/11_7_2014/File_goc/TieuthuyetNguyenconghoan.pdf
Riêng số phận bơ vơ của Sửu (tiểu thuyết “Bơ vơ”) khiến người đọc phải bùi ngùi. Bị vứt ra khỏi gia đình từ khi mới lọt lòng bởi quan niệm “môn đăng hộ đối”.
Link download: http://khcnthainguyen.vn/Portals/0/ThongtinKHCN/11_7_2014/File_goc/TieuthuyetNguyenconghoan.pdf
Nguồn: http://sachviet.edu.vn
2. Mời đọc Bản đánh máy
3. Mời Đọc/Lấy về Bản chụp dạng ảnh
Mời Đọc/Lấy về Bản chụp dạng ảnh
I. Những sự bí mật ở miếu Âm Hồn Đầu cánh đồng làng Nội, có một bãi tha ma rộng. Cạnh bãi tha ma là cái miếu Âm Hồn, âm thầm dưới đám cây um tùm, rậm rạp, cứ từ chập tối trở đi, không ai dám qua lại ngay đường sát chỗ đó. Người ta theo lối vòng quanh, tuy phải đi dài hơn, nhưng đỡ rợn. Bởi vì người ta bảo miếu ấy rất thiêng. Thường đêm đêm, nhất là những đêm không trăng, thì trong chốn hưu quạnh đó hiện ra lắm vẻ rất hãi hùng. Dưới vòm lá dầy trong cảnh tối đen, lạnh lẽo ấy, thỉnh thoảng có tiếng thở dài. Tiếng rên rít, tiếng khóc than của các âm hồn, làm cho những chiếc lá lìa cành, như cảm nỗi bơ vơ, sột soạt rơi xuống đất, lăn đi mấy vòng và im lặng. Rồi một con cú run rẩy rúc lên thật dài, đưa giọng não nùng, là là bay theo gió, lọt vào khe cửa các nhà, thì đàn bà ôm chặt lấy con, đàn ông đằng hắng mấy tiếng. Lúc ấy, người ta đoán các âm hồn hiện về, hiện thành những người đàn bà mặc quần áo trắng lôm lốp, đầu tóc rũ rượi, mặt mũi hốc hác, mắt xanh lè, lưỡi thè dài như quả núc nác, người thì đánh đu từ cành nọ sang cành kia, người thì nhẹ nhàng đi chập chờn trên ngọn cỏ, ra bãi tha ma, đến các mả mới hô lên mấy tiếng gọi nhau, rồi biến vào trong quan tài, khoét mắt và móc óc người chết... Đêm hôm ấy cũng không trăng. Mõ cầm canh trong xóm đã điểm năm lần, ẻo lả và thưa thớt. Tre ken rặng kẽo kẹt cọ vào nhau như người nghiến rắng. Tiếng rật rã của chẫu chuộc, tiếng ti tỉ của giun đế, tiếng đều đều của côn trùng không tên, nổi lên một thứ âm nhạc oán hờn, thảm đạm, không biết đến tự bao giờ, và không biết đến bao giờ mới ngớt. Chung quanh, trên dưới, thăm thẳm một màu đen. Bỗng ở chỗ lối tẽ cạnh gốc cây gần miếu, lù là một cái bóng người. Cái bóng ấy thong thả tiến đến góc tường thì ngồi xuống, đặt ở dưới đất một vật gì trắng phau phau. Rồi độ năm phút, có tiếng nặng nề của gót chân giãm lên đất, thì cái bóng đen ấv đứng dậy, và vụt một cái, lẩn vào trong bóng tối, rồi biến mất... Tiếng gót chân rõ dần, tiếng thở ì ạch to dần, tự nhiên lại có một cái bóng nữa, to hơn bóng trước, đi đến miếu. Cái báng ấy tiến thẳng vào trong miếu. Một lát, trong chốn âm khí lạnh lẽo. lập lòe đầu ngọn hương chiếu rõ vào mặt một người đàn ông, lờ đờ đôi mắt rất kính cẩn. Hương tỏa một hơi ngát thiêng liêng. Người đàn ông để ngay ngắn lại cái gói trên bệ, rồi thụp xuống lễ bốn lễ và xuýt xoa khấn một hồi lâu. Rồi đó, chiếc lá rụng chạm vào cành, chìm cú rúc một hồi rợn tóc gáy và lạch bạch vỗ cánh bay từ cây nọ sang BƠ VƠ 47? cây kia. Trong xóm, một con chó sủa một hồi liền liền. Rồi hai ba con nữa cũng sủa theo, rồi tựa như cái tiếng cá chân đi, từ từ chuyển tự chỗ gần đến chỗ xa vô tận. Người đàn ông ôm cái gói đặt xuống đất, cảm cán cuốc giơ thẳng lên trời, giáng xuống hai, ba lượt. Cái gói ấy không rắn, nên khỏng có tiếng kêu to. Đoạn, người ấy đứng ngay ngắn, chắp tay và lễ bốn lễ nữa, đoạn thong thả đi ra, giật lùi từng bước một. Bỗng nhoe nhoe có tiếng như trẻ con khóe. Người ấy đứng phắt lại, đứng yên. Vẫn những tiếng nhoe nhoe. Quả là trẻ con khóc. Người ấy quay lại nhìn cái bọc trong miếu, rồi lách qua khe hai bức giại, vần vụt đến chỗ gác tường, và lại đứng sững. Một lát, người ấy khom khom. đi thật thong thả, rêi ngồi thụp xuống đất. Tiếng trẻ con vẫn khóc ra rả. Trong chớp mắt, ở chả ấy, một cái bóng như ấn như hiện biến trong đám tối đen mịt mù. Tiếng trẻ khóc cũng xa dần. lần vào làn không khí tạnh mịch... Cảnh vật lại huyền bí vắng vẻ như cũ. - Chó vẫn sủa ran... Gà lanh lãnh gáy... Phía chân trời đằng đông, một vệt trắng lờ mờ... Vụt một cái, một tìa sáng lòe chói mắt ở đằng xóm đưa lại, rỗi mất, rồi lại lòe, rồi lại mất. Trên cây, mấy con chim xào xạc bay, đụng cánh vào cành. Lá lác đác rụng. Tìa sáng lóe lại hiện ra, đưa đi đưa 478 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP lại, như muốn quét cho sạch bóng tối. Rồi tia sáng biến mất. Một cái bóng đen đến, lại tiến đến phía bãi tha ma. Cái bóng người đi quanh co lập lòe chiếu xuống đất những tia chói lọi, rổi tiến thẳng tới trước cửa miếu thì đứng dừng lại. Một tiếng hú! Hai tiếng bú! Rồi có tiếng nói khàn khàn: - Tôi đây, đưa cho tôi mau lên! Nhưng chẳng có một tiếng động trả lời. Bỗng tia sáng lại bật lên, cái bóng người đi chung quanh miếu, rồi đến các gốc cây. - Tôi đây, đưa cho tôi mau lên! Cũng vẫn chẳng có một tiếng động trả lời. Một lát, tia sáng chiếu thắng vào trong miếu, độ vài giây đồng hồ, rồi cái bóng người theo vào chỗ thờ phụng. Mùi hương vẫn còn thoang thoảng vẻ thiêng liêng... Cái bóng người ngồi thụp xuống đất trước bệ, cạnh cái gói. Năm đầu ngón tay nhẹ nhàng mở bọc, tia lửa lóe lên, một tiếng rú kinh hồn. Dưới ánh sáng, hiện ra cái xác đứa bế con mới đẻ độ vài hôm, ngực thì nát bét, mặt thì đen như mực. Nhờ ánh sáng đó, nét mặt sợ hãi của người kia cũng rõ rệt. Người ấy có vẻ thất vọng, thở dài lắc đầu, đăm đăm nhìn cái thây hài nhi. Rồi độ một phút, người ấy chiếu đèn BƠ VƠ 479 vào chân nó, đưa tay sờ từng ngón. Đoạn, nhổ vào trán nó, lấy vạt áo kỳ thật mạnh cho sạch vết đen, rồi áp mặt vào để nhìn. Xong đâu đấy, người Ấy thong tha bọc kỹ lại tử thị, rồi đứng dậy, cúi đầu đi ra. Trong khoảnh khắc, cái bóng đen lần vào trong tối. Miếu Âm Hồn lại âm thảm dưới đám cây um tùm, rậm rạp. Gà thi nhau gáy dẫn... Chó sủa thưa... Phía trời đông, vệt trắng rộng và rõ hơn, đã lộ được một vài đám mây đen như vết. mực tầu loang ố trên tờ giấy mầu tro xanh. 480 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP m Một đoạn đời 4: khi tan học, học trò sắp hàng đi đến ngã tư ở đầu trường thì tản mát mỗi người một nơi, ai về nhà nấy. Nhưng dù có đở câu chuyện với các bạn, thằng Sửu cũng phải đứng lại chờ thằng Đa là em nó đến sau, vì học lớp đồng ấu. Bao giờ nó cũng phải đi kèm em nó, dù em nó chỉ kém nó có một tuổi. Trông thằng Sửu với thằng Đa, thì người không biết, không thể đoán được đứa nào là anh, đứa nào là em. Thực vậy, thằng Sửu thì gày gò, bé loắt choắt. Trên đầu nó, tóc chỉ mọc lơ thơ. Nước da nó bao giờ cũng xanh búng. Vì vậy, mặt nó lúc nào cũng có dáng buền rười rượi. Trái lại, em nó thì đó đắn, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn. Bề ngang to hơn thằng Sửu, mà bề cao xấp xỉ ngang nhau. Khi thằng Đa gặp thằng Sửu, thì nó đưa cặp sách chơ anh cắp, rồi hai tay chấp đằng sau, tung tăng đi, nếu không dùng mồm để ăn nốt mẩu quà mua từ giờ ra chơi, thì cũng cãi cọ với bạn, sừng sộ gạ đánh nhau, Vì nó cậy có anh nó bênh vực. Nhưng nếu chẳng may hôm nào miệng nó vô dụng thì nó lại trêu anh nó. Ná giẫm guốc chân phải BƠ VƠ 481 thằng Sửu, hoặc chờ lúc thằng Sửu lơ đễnh, nó hất tay mạnh cho hai cặp sách rơi xuống đường, để nó ưỡn ngực ra cười khanh khách. Thăng Sửu thường chịu cho em nó trêu ghẹo như thế luôn, không hề giận hay mắng bao giờ. Nhưng thăng Đa, thấy anh hiền lành không nói gì, thì càng trêu ghẹo dai. Thấy thằng em hay bắt nạt thằng anh, các ngài hắn lấy làm ngạc nhiên. Song thực ra, sự ấy chẳng có gì là lạ. Bởi vì cha mẹ chúng nó, ông bà cả Bách, yêu thằng Đa hơn thằng Sửu. Mà sở đi có sự ăn ở không công bằng ấy là do một lẽ công bàng giản dị: Thằng Sửu là con nuôi, thằng Đa mới là con đẻ. Nguyên mười hai năm về trước, ông bà cả Bách còn hiếm hoi, cho nên hai người rất tìn sự lễ bái, bói toán, không năm nào là đôi vợ chẳng ấy không mất mấy chục đồng bạc thuốc bổ. Rồi sau, có người mách ở Ô Chợ Dừa có thầy bói rất hay, ông bà cả Bách liền tìm đến để nhờ thày xem cho một quê..Thày bói bảo sế ông bà phải nuôi con nuôi thì sẽ sinh nở như thường, vì vậy. nhân ngày ấy trời làm đóa kém, ông bà cả Bách mới mua thằng bé con, con nhà cu Sang, một người nghèo ở cùng tổng. Thằng bé con đó, ông bà đặt tên cho là thằng Sửu, vì mua nó vào năm Sửu. Thằng Sửu độ ấy đã biết ngôi. Vì là con nhà khó, nên nó gày gò. mốc meo, mắt lõm và bụng ỏng. Nó lại thiếu ngón út ở chân phải. Được ông bà Cả nuôi nấng trông nom tử tế, thằng Sửu 482 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP dân dân có da có thịt, nhưng vì ngay từ thuớ lọt lòng, nó đã chịu đói khát, nên nó cứ sắt lại không lớn được. Từ hôm trong nhà ông bà cả Bách có tiếng trẻ con khóc, thì đã đỡ hiu quạnh. Cho nền ông bà lấy thăng Sửu làm vui, rất âu yếm và chăm chút nó. Rồi quả nhiên năm sau, bà cä Bách có mang và sinh một đứa con trai. Ông cả Bách lắm chữ nghĩa, bèn đặt tên con là Đa, ý muốn chúc cho mình đa định. Mà rồi ông đa đình thực, hiện nay ông đã ba trai, một gái, đứa nào cũng khôi ngô, nhưng chỉ phải cái học dốt. Thằng Đa lúc bắt đầu học øz bé sê đã làm ông phải bực mình lắm. Đánh thế nào thì đánh, không bao giờ nó thuộc mặt chữ z viết thế nào. Bao viết chữ ø thì nó đứng ì ra, rồi khóc. Dỗ ngon, dỗ ngọt, nào những học xong ø, bê, sé, thì được bổ làm quan, nào những viết được chữ a, thì thày cưới cho con vợ đẹp, thằng Đa cố sức mãi mới khoanh một vòng bút, nhưng nó khoanh ngược, và cũng chẳng thành hình gì. Thằng Sửu tuy không được cha mẹ bắt học, nhưng những khi thằng Đa mở sách ra, miệng lầm bẩm 4a, bê, sê và mắt ngắm con yếng trổ lồng, thì nó đứng cạnh, nhìn nhận chữ viết. và nhắc em nó. Vì thằng Sửu có ích cho sự học của thằng Đa nên ông bà cả Bách cũng bất thằng Sửu học, cho thằng Đa học theo. Bởi có sự ganh dua, hơn bảy tháng sau, ông bà Cá mới có thể khoe với người ngoài được rằng thằng Đa đã đọc nổi quốc ngữ. BƠ VƠ 483 Thế rồi hai đứa cùng nhau ra trường học lớp đồng ấu. Thàng Sửu thì hiền lành, ngoan ngoãn và chịu khó, nên học đâu hiểu đấy, mà thằng Đa thì đã dốt, lại lười. Vì sở di ông bà cả Bách cho thằng Sửu đi trường. chẳng qua cốt để thằng Đa có bạn học cho đỡ chán nân, và có thằng Sửu đưa nó đi đường để khỏi lo lắng nỗi xe pháo ở phố, cho nên đến cuối năm, ông bà thấy chỉ một mình thằng Sửu được lên lớp, thì nhất định bất nó học mệt năm nữa ở lớp cũ với thằng Đa. Song, vì thày giáo không cho như thế, nên bất đắc di thằng Sửu phải lên lớp dự bị, mà rất lo ngại phải đòn. Thật vậy, thằng Sửu rất hay phải đòn. Nó phải đòn vì tối nó. Nó lại phải đòn cả vì lỗi các em nó. Ông bà cả Bách đánh nó cho nó sửa lỗi, lại đánh nó cho các em nó trông thấy để biết sợ mà sửa lỗi. Sống để chịu mắng, chịu chửi, chịu đánh, thằng Sửu như đành với số phận, không dám oán cha mẹ, không đám khóc thầm. Nó biết nó là con nuôi, thì không thể được cha mẹ nuôi nưng mu như cơn đẻ. Tuy mới mười ba tuổi đầu, nhưngv ì được trải những cảnh khổ nhục sớm quá, nó có bộ óc già hơn tuổi. Nó biết suy nghĩ. Nó đã được chỗ nương tựa để học hành, thì nó đành chịu đau đớn bây giờ để khỏi vất và về sau. Trong sách, có nhiều bài vấn cho nó cái gương tốt. Ấy. Và cha mẹ để nó nghèo, đã phải bán nó đi để làm con mày con nuôi ông bà Cả, thì nó được ông bà Cá không coi nó ngang bọn đầy tớ, đã là may mắn, sung sướng lắm rồi, nó còn đám mong gì hơn nữa. Nếu nó bướng bình, hỗn láo, thì 484 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP tất ông bà Cả chả để cho cha mẹ nó được yên thân. Ấy là một vài người lớn khuyên bảo nó thế thì nó phải nghe thế. Thường nó cũng muốn biết mặt cha mẹ đẻ nó, nhưng nó không được về làng bao giờ. Mười ba năm trời nay, nó chỉ ở Hà Nội, chưa được ra ngoài thành phố. Ông bà cả Bách, năm thì mười họa có nói đến tên nhà cu Sang, là tên cha mẹ ná, nhưng động nói là thấy có ý khinh bỉ, nên nó không muôn nghe. Nó đau đớn, nghĩ ngợi một lát rồi mang sách ra học, hoặc đùa với các em cho khuây đi. Ná chả bao giờ bỏ được cha mẹ đẻ nó, vì cha mẹ nó cũng cùng hàng tổng với cha mẹ nuôi nó. Sau này lớn, đi làm kiếm được tiền, lúc ấy mới có thể muốn gì thì gì. Chứ bây giờ, nó làm gì được! Ngày còn bé, khi ông bà cả Bách chưa để thằng Đa, thì thằng Sửu được chiều chuộng, âu yếm những thể nào, nó có biết. đâu. Nó chỉ nhớ được từ khi nó sáu, bảy tuổi. Ông cả Bách đối với nó còn khá, chứ bà cả Bách thì thật coi nó như kẻ thù, ghét bỏ nó tệ quá. Không lúc nào bà nhìn nó mà không khoằm khoặm cái mặt. Bà thấy nó học hành chăm chỉ, và thằng Đa lười biếng, thì bà càng hay nhiếc móc nó. Không mấy khí bà để nó học yên. Lúc thì bà sai lấy thức nọ, lúc thì bà sai lấy thức kia, bà cố ngăn trở cho nó chỉ giỏi bằng thằng Đa là cùng. Lắm lúc thằng Đa đang lai nhai học mà kêu nực, hoặc ngứa, thì lập tức, thằng Sửu phải quạt hay gãi hộ em nó liển. Nếu chậm, ắt là lưng bị ngay mấy giáo quạt. Thằng Đa mà nhức đầu hay đau bụng, phải xin phép nghỉ học, thì thằng BƠ VƠ 485 Sửu cũng phải xin phép nghỉ theo, cho thằng Đa ả nhà đở buồn. Bởi vậy, thằng S1ửu vẫn sợ các em nó, các em nó bắt nạt nó quá lắm mà nó cũng phải mân ngơ, chỉ cười rồi chạy trốn. Một hôm, có khách đến chơi nhà, các em nó đùa rầm rầm át cả câu chuyện người lớn, cha mẹ mắng mãi không được. Bỗng thằng Sửu thấy bà Cả hầm hầm cái roi đi đến. Nó mát ruột cho lũ trẻ hân láo. Nhưng khẩn nạn, cái roi ấy lại vụt ngay vào lưng nó đen đét. Nó chẳng hiểu vì lẽ gì. Sau mãi nó mới biết rằng nó có tội là không rủ các em đi chơi chã khác. Con nuôi! Nó đành phận nó. Nhưng nó cực một điều, là họ hàng cha mẹ nuôi nó, người nào cũng ghét nó lắm. Đố có ai gọi đến tên nó bao giờ. Hễ aì muốn nói nó, là dùng ngay mấy tiếng “con nhà cu Sang”. Người ta khinh bí, ghê tởm nó hay sao? Nó là người. Nó là thằng bé vô tội. Cha mẹ nó chỉ có tội nghèo. Có một lần, trong khi trằn trọc không ngủ được. nó để ý nghe câu chuyện cha mẹ nuôi nó nói với chú Hai nó. Nó lắng tai, mở mắt ra nhìn, thì thấy chú Hai nó nhăn mặt, nồi: - Bác nuôi nó làm gì! Rồi bác xem, nuôi những thứ ấy trong nhà thì làm ăn không thịnh vượng đâu. Cha nó đáp: 486 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP - Chú chỉ hay tin nhäm, viện hết lý nọ đến lý kia. Thằng Sửu nghĩ ngay đến con Vện cha nó mới mua sáng hồm qua, hiện nhốt ở trong củi. Nó không ngờ một con chó lại dính dáng đến sự làm ăn, buôn bán của người ta. Chú Hai lắc đầu: - Không phải tôi tin nhằm. Bác không rõ, chứ tôi thấy họ hàng nói nhiều lắm. Nó bẩn và hỗn, rểi nó lại làm hại các cháu lắm đấy. - Không, nó cũng có ích. - Ích gì, ca họ không ai bằng lòng, ai trông thấy cũng phải tổm, phái ghê. Bác muốn cho các cháu tiêm nhiễm những thứ máu hèn hạ ấy hay sao? Thằng Sửu nghỉ ngợi. Hay là chú Hai nói nó? Nó sửng sốt cả người. Nó thỏ dài khẽ. Trống ngực nó thình thình. “Ghê tởm, máu hèn hạ”. Không cố K thế là người ta nói về con vật. Chuyện nó hay chuyện con chó? Nó rưng rưng muốn khóc. Chú Hai lại bảo: - Tôi nói nhiều lần mà bác không tìn. Nó lừa đối bác nên bác mắc, mới đậm mà mua đấy. Thằng Sửu đẹp ngực xuống. Nó aung sướng. Đích là cha và chú nó nói chuyện con Vận thật, chứ không phải chuyện nó. Nó là người kìa mà! Cha nó đáp: - Họ ghét. nó thì họ bịa đạt ra thế đấy chứ! : Ồ, bác thử nghĩ kỹ xem, xem nó có giống mặt bố nó không? BƠ VƠ 487 Thằng Sửu lại thấy rộn rực cả người. Con chó thì làm gì có bố? Hay đích chuyện nó chăng? Chú Hai nói tiếp: - Trước kia mười miệng cùng bảo thế, cũng đã không thể sai được rồi. Vã tôi mới hỏi được, chính nó thú thực ra như vậy. Cha nó giật mình: - Chính nó thú? Chú vừa hỏi? - Phải, tôi mới về nhà quê hôm qua. Thằng Sửu run lên. Đích chuyện nó rải. “Nó” là a1? Hay là cha để nó? Cha đẻ nó thú cái gì? Nó lắng tai, chú Hai nói: - Nó nhận rằng thằng Sửu là con đứa nào đẻ hoang mà nó thấy ở miếu Âm Hồn đấy. Thằng Sửu như bị tiếng sét. Nó đánh hiểu, hu hu lên khóc. 488 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP m Liều Ÿ::ny Sửu theo bà cá Bách ra ga để về nhà quê. Nó biết rằng về lần này, nó không được ra Hà Nội nữa, nó sẽ bị bà Cả đem trao trả cho người đã bắt được nó ở miếu Âm Hồn. Người này rồi có yêu mến nó hay không, nó chưa thể biết được. Song dù chưa thể biết chắc, nó cũng đoán đúng được ít nhiều. Người ấy đã không đề ra nó, lại nuôi nó có mấy tháng trời, thì sao có cảm tình với nó được! Thành ra nghĩ vấn vơ, nó chán ngán cho đồi nó, rồi đây, không biết nương tựa vào đâu. Từ nay về sau, tất nó phải sống một cách khổ sở. Song, sao trời không cho nó được tập sự khổ sở ngay từ thuở bé, lại đầy ải vào nhà ông bà cả Bách, một nhà giàu có, để nó quen cái thói lười nh, ngay xương. Thành ra nó sống đời trước để làm hại đồi sau này của nó. Nó lại oán người đời lạ lùng. Làm sao người ta không thừa nhận đứa con đẻ hoang là người như nó? Nó không có tội gì cả. Trái lại, nó muốn thân yêu với nhiều người. Nó đã mến các bạn học, và bạn học cũng mến nó. Nó đã bố thí cho kẻ ăn mày, cái lần nó để đành được mấy xu của thằng Đa cho nó. Nó đã tha thứ cho các em nó là con ông bà cả Bách, những khi mấy đứa này cậy thế, làm nhục nó. Nó đã BƠ VƠ 489 chịu bao điều bất công của ông bà cá Bách xử với nó. Nói tóm lại, nó là người không gian ác, là người biết tự rèn để sau này có cá) tương lai không đến nỗi đề hèn. “ “ kà ` , ` e „ ^ˆ FẠ Ay thể mà chỉ tại nó là đứa con đe hoang, nên nay nó bị họ hàng ông bà cả Bách hất hủi, coi nó như một con vật nhơ nhuốc, xấu xa. Llic nào nó cũng sợ sệt, bến lẽến, len lét. Sự ngoan ngoãn của nó không thể cho nó chắc chắn rằng được yên thân, không phải mắng, phải đòn. Nó là con để hoang. Tại sao người đẻ ra nó không nhận mẹ nó là vợ, để đến nỗi nó thành ra đứa con đẻ hoang? Cha nó là ai Mẹ nó là ai? Ở đâu? Thăng Sửu đưa trí nghĩ đến một chỗ mù mịt. Nó thở dài. Rồi nó về đến làng. Bà ca Bách đưa nó đi quanh co theo đường các xóm, đến trước cái điếm canh, bà đứng dừng lại, địu đàng nhìn nó và nản: - Thầy me chỉ nuôi con đến ngày hôm nay mà thôi, từ nay con về nhà con nhé. Thăng Sửu thản nhiên, nó không lấy làm lạ, không buồn, vì nó biết trước cả số phận nó. Thấy vậy, bà thương hại, hỏi: - Con được về nhà con, con có mừng không? Thằng Sửu làm bộ ngớ ngẩn, ngoan ngoãn đáp: - Con không biết. - Con có nhớ thầy me và các em không? Tự nhiên thằng Sửu xúc động, nó ứa nước mát ra. Bà 490 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP cả Bách thở đài, rồi đưa nó đi, rẽ vào lối hẹp đến cái cổng trống thì nói: - Đến nơi rồi, đến nhà con rồi. Me coi như bộ mày vui vẻ hớn hở lắm nhỉ. Thằng Sửu nao nao cả lòng. Ná buồn thực. Nó gượng nói: - Con chả biết mặt cha mẹ đẻ con thế nào cả. Ngọt ngào, bà Cả đáp: - Rồi con biết. Thôi. ta đi vào. Dứt lời, bà Cả lên tiếng gọi, thì trong nhà có tiếng thưa, Thàảng Sửu hỏi hộp, trống ngực nó thình thình. Nó ngắm cái nhà không đến nỗi tôi tàn. Tuy mái lợp tranh, nhưng cạnh sân gạch cũng có tường hoa, bể nước. Bỗng một. người đàn ông trạc bốn mươi tuổi, tươi tỉnh ở trong nhà ra, vừa đi vừa mặc cái áo dài. Thằng Sửu tròng trọe nhìn và chào. Bà cá Bách vui vẻ trổ vào nó, nói đùa: - Bác Sang có lẽ không biết thằng bé này là ai đấy nhỉ Thấy bác Sang ngơ ngác để mắt vào thằng Sửu, bà Cả CƯờI: - Dễ hai người gặp nhau ở đường, thì đánh nhau xong mới nhận nhau chắc. Thằng Sửu đấy mà. Bác Sang liếc trông qua thằng Sửu và nhìn chân phải của nó, rồi thân nhiên như không, đáp: - Vâng. Thăng Sửu chán ngán quá. Nó theo bác Sang và bà Cả vào trong nhà. Nó thấy mặt bác Sang mất hẳn những nét BƠ VƠ 491 vui về lúc ban đầu, nó đau đón lắm. Bởi vậy, nó không để ý vào câu chuyện nhỏ to của hai người nói với nhau ở gian bên kia, nó lơ đễnh nhìn ra ngoài sân, ngắm lũ gà con theo mẹ. Một lát, bà cả Bách đứng dậy, đến gần thăng Sửu, xoa đầu nó và đặn: - Thôi nhé, con ở nhà cho ngoan nhé. Rồi thấy nó tiu nghỉu, thì bà nhăn nhó, nói: - Khốn nạn, mười hai mười ba năm chứ có phải dăm ba tháng gì cho cam, đừng nhớ thầy me và các em nhé. Thằng Sửu rơm rớm nước mất. Nó chỉ thương nó, chứ không cảm gì về cái giả dối của bà cả Bách. Nó đứng rén sang một bên, chào bà Ca, rồi trông theo. Từ lúc bấy giờ. bác Sang mới hồi chuyện nó. Nó không thấy đậm đà một tí nào. Rồi bác Sang buên bã, thở dài, kể lễ: - Tao ở nhà có. mỗi một mình. Mẹ mày chết đã lâu. Em mày, tao cho trọ học ở trên huyện. Thằng Sửu giật mình. Nó chưa hiểu tiếng “mẹ” đây là ai. Mẹ nó là vợ bác Sang, hay người đẻ ra nó? Nó làm bộ buôn bã. Bác Sang lắc đầu, nói: - Mày về đây không có ích gì cho tao cả. Thăng Sửu đáp: - Thày cho con ởì xa lâu ngày, con chỉ mong về ở với thày. Bác Sang cười, dấm dẳn: 499 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP - Ở thế nào được! Đến ông bà ấy còn chẳng nuôi được mày nữa là tao. Thăng Sửu yên lặng nhìn bác Sang, có ý hỏi. Bác Sang nghĩ ngợi một lát, rồ1 cau mặt gọi: - Sửu, thế hôm qua ông bà ấy có bảo gì mày không? - Thưa thày không. Mãi tận ban nẫy, bà Cả mới bảo cho con biết. rằng bà ấy cho con về. Bác Sang bực mĩnh, nhại: - Về! Nhà mày đâu đây mà bảo là về! Thằng Sửu khó chịu quá. Nó không hiểu rồi đời nó xoay ra thế nào. Nó chỉ muốn nghe hết những điều bác Sang chưa cho nó biết, nên nố hỏi: - Thưa sao lại khâng phải nhà con đây? Rác Sang cười nhạt: - Tao nói cho mày biết thì tao cũng thương hại mày lắm. Thực ra, tao không phải người đẻ ra mày. Tao chỉ là người bắt được mày thôi. Thằng Sửu bãng choáng cả người. Bác Sang tiếp: - Nguyên ngày trước tao đẻ ba, bốn lần không nuói được, cho nên đến đốt cuối cùng, tao giận lắm, tao không chôn eái xác đứa nó lộn đi lộn lại mãi vào nhà tao. Tao đổ mực vào mặt nó để đánh dấu, rã! đem nó ra miếu Âm Hẳn ở cánh đồng đầu làng, khấn khứa thần linh, rồi tao đập cho nát ngực nó ra và vứt ở đấy. Lúc trỏ về, tao thấy có tiếng trẻ con khóc, tao bèn tìm được mày. Vì tao đề mãi BƠ VƠ 4958 mà không nuôi được, nên tao sợ thiên hạ chê cươi, tao mới đem mày về, định giấu không cho mọi người biết là tao mới bỏ đứa bé và nhận mày chính là đứa bé ấy. Nhưng rồi năm sau, nhờ trời tao đẻ được đứa con trai, tức là thằng bé tao cho trọ học ở trên huyện đó. Bởi vậy, mày ở nhà tao nữa là thừa. Va chăng, rồi làng nước, họ hàng, không ai bằng lòng cho tao nuôi nấng mày, tao mới phải đem bán mày đi. Thằng Sửu rùng cả mình, rưng rưng nước mắt, hỏi: - Thế cơn là can a12 Thầy cho con biết. Bác Sang vẫn lạnh lùng: - Nào tao biết được! Mày là con để hoang, nên làng nước mới khinh bỉ, mỉa mai tao, nói nhiều điều khó chịu đến tai tao, đến nỗi tao không thể để mày ở nhà được. Thằng Sửu chùi nước mất, nói: - Sao ban nãy thầy không bảo bà Cả đem con về nhà bà Ay? - Bà ấy không bằng lòng nuôi mày nữa, họ hàng bà ấy cũng kêu ca nhiều lắm. Nhưng mà được. Tao đã chót cứu sống mày, thì tao phải tìm cho mày một chỗ ở tử tế. Mày không thể ở làng này. Tao sẽ đem mày đi Hưng Yên, cho ông Lý Bá làm con nuôi, ông ấy cũng hiếm. Thằng Sửu lạnh run lên. Thì ra nó chót sống cho người ta khinh bỉ, hắt hủi, ghê tổm. Nếu vậy, nó không thể nhờ và được vào một người nào ở trên đời nữa. Nó phải tự kiếm kế để nuôi thân. Nhưng kế gì? Nó còn bé quá, dù có nghĩ ra kế, nó cũng không đủ sức làm. Ngay như cái cách sinh 494 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP nhai giản dị nhất là đi ở không công để kiếm đủ cơm nuôi miệng, chửa chắc nó đã chịu nổi việc. Nó yếu và không quen cất nhắc chân tay, thì ai dùng! Và người ta tìm những đứa có căn bản, chứ ai đại gì mà nuôi đứa bơ vd. Nhưng ở với bác Sang thì cố nhiên là nó không thể rồi, va đời nào bác chứa nó! Mà đến làm con nuôi ông Lý gì ở Hưng Yên, nó cũng chịu. Vì biết đâu, một ngày kia, khi ông ấy biết nó là đứa con đề hoang, thì nó lại phải trở lại nhà bác Sang, và chịu cả những nỗi nhục nhã như ngày hôm nay. Vậy đằng nào nó cũng phải lập thân. Nó thế này, thì nó phải lập thần sớm, nó không oán hờn số phận nữa. Vả oán hờn thế nào được. Nó là con người nào, mà người ấy bỏ nó ngay từ khi nó mới lọt lòng, thì nó mong gì sự tử tế của những người không rút ruột đẻ nó ra. Thằng Sửu ở nhà bác Sang đã hai hôm. Nó khó chịu nhất, là thỉnh thoảng cứ có người đến xem mặt nó. Nó cùng nhớ cảnh gia đình ông bà cả Bách. Buối tối, nó càng thấy buần. Bác Sang cả ngày chẳng nói với nó một điều. Nó làm gì bác cũng mặc. Hình như bác không muốn thừa hơi dạy bảo một đứa con người dưng vậy. Đương ở một chỗ cả ngày phải sợ hãi len lét, nó đến ở một chỗ người ta kệ thây nó, thằng Sửu thấy đau đốn gấp đôi. Nhiều lúc nó thèm roi vọt, mắng mô. Thường thường, nố ngồi ở đầu hè, ôn lại trong óc những buổi đi học, cùng anh em bạn nô đùa. Nghe tiếng thân cây tre cọ vào nhau kèn kẹt, nó buồn thảm buổn thê, buồn có thể phát khóc được. Cảnh nhà quê đã lặng lẽ, mà BƠ VƠ 495 cảnh lòng nó còn lặng lẽ bằng hai. Thăng Sửu khóc thầm, nó không thể sống được thế này mãi. Thôi, đành nó phải liều. Thà tự nó làm khổ nó, còn hơn đem thân cho người khác làm nhục. Tối hôm ấy, nó đi nằm sớm để nghĩ ngợi. Mỗi lúc nó lại thở dài. Bỗng bác Sang gọi nó dậy, và bảo: - Sửu. mai mày đi với tao sang Hưng Yên, tao đã nhắn với ông Lý, ông ấy bằng lòng rồi. Thằng Sửu ngỗi dậy, đáp: - Con xin thầy đừng cho con sang bên Ấy nữa, vì con nghĩ rằng con không đám làm phiền thầy. Bác Sang lác đầu: - Mày phải đi, mày không ở được nhà này. - Không, con không ở nhà này mà. Nhìn nó một cái, bác Sang hỏi: - Mày đi đâu? - Thầy cho con về Hà Nội. Bác Sang gắt: - Không được. Rồi ông Cả lại đưa mày về đây với tao thì cũng thế. Thàng Sửu quả quyết đáp: - Không. Con không ở với ông bà Cả nữa đâu. - Mày ở với al? - Con ở với a1 cũng được. Con không làm phiền đến thầy Một lát, bác Sang lãnh đạm, nói: 496 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP - Nhưng tao trót khai sinh cho mày là con tao, l3 ra mày làm bậy gì thì cứ tao người ta đổ vạ. Thằng Sửu lắc đầu: - Tên Sửu là ông cả Bách đặt cho con. Con có biết thầy đặt tên con là gì đâu! - Nhưng mày ở nhà a1 ngoài Hà Nội mới được chứ? - Con có nhiều người quen, miễn không phải là họ hàng hav bạn bè ông bà cả Bách là được. Con kiếm việc làm. Can chỉ xin thầy xuất vé xe lửa, cũng như thầy phí tấn đưa con sang Hưng Yên thôi mà. Con làm thế nào kiểm được đủ ăn thì thôi. Sau một lát đắn đo, bác Sang bằng lòng. Thằng Sửu hởi dạ. Nó thấy nhẹ nhàng trong mình một phút. Nó muốn thoát ly những sự hắt hồi, khinh bỉ, ghê tổm của người đời đối với nó, nên nó phải liều mà tính chuyện cất bước ra đi. Nhưng thực ra, rồi khi đến Hà Nội, nó chưa kiếm cách nào để nuôi miệng cả. . BƠ VƠ 49? IV Nghề kiêm ăn ©¿u lang thang đi hết phố nọ sang phố kia. Nó không dám vào nhà al cả. Nó qua trường học cũ, nghe văng vắng tiếng thầy giáo giảng bài và anh em cười trong lớp, nó quyến luyến, đứng thần người ra đến hàng giờ. Rồi thẻ dài, nó lại đi lang thang. Trời vừa nắng. vừa nóng. Cả một vùng xanh ngắt, không có tí gợn mây. Đã về chiều rồi, mà sức nồng nực còn như buổi quá trưa. Sửu mệt, lại thêm nhức đầu. Cái mũ trắng và cái Áo the, nó đã phải gán rể cho hàng cdm cả. Nó lo lắm. Tờ) nay, cũng đành như tối qua, nó phải nằm nhờ ở hè nhà hàng phế. Nhưng mai, nó ăn bằng gì? Cả cơ nghiệp nó chỉ còn có cái áo cánh với cái quần đâm những bụi với mồ hôi. Ái biết nó là đứa trẻ khốn nạn để mong người ta cứu vớt nó qua thì một, hai bữa? Nó càng lo. Song dù được một, hai bữa qua thì phỏng để làm gì? Để nó phải sống, phải sống để kiếm ăn mà kéo đài eái đời khốn nạn không biết đến bao giờ mới hết. Vậy thì một vài bữa có ích gì cho nó? Nó cần phải sống trọn đời nó kia mà! Rồi chân nó đưa nó đến chợ Hôm. Tự nhiên nó nghì 498 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP đến kế sinh nhai của những đứa trẻ bằng tuổi nó, hàng ngày nó được thấy. Chúng nó giữ xe hộ người ta. Chúng nó cắp rổ hộ người ta. Nghề ấy rất nhàn hạ và hợp với nó. Sáng sớm hồm sau, ánh mặt trời le lói chiếu vào mắt, Sửu, làm nó sực tính dậy. Nhanh nhẹn, ná ra máy nước rửa mặt và súc miệng, rồi vở vấn đứng trước cửa chợ để chờ làm đây tớ chốc lát cho công chúng. Nhưng khốn nạn thay, nó không nhanh chân cướp khách, nên những đứa khác đã tranh được cả mối lợi. Sau mấy lần hầu hụt, Sửu tỉnh ngộ, bèn đứng tận chỗ xa để đón người đến chợ. Song động chạy đến gần ai để xin việc, Sửu cũng bị xua tay. Người ta vẫy một thăng khác đã quen mặt. Sửu chán chường. Nó thấy một vài đứa nói bâng quởơ mấy câu xẻ xiên, khích bác. Nó tức quá. Nhưng làm gì cái vặt. Nó phải bỏ ngoài tai những cái nhỏ nhen để cố mà cạnh tranh lấy miêng ăn, vì trước khi có thể sống tĩnh thần, nó cần phải no bụng đã. Sau cùng, nó được một bà đưa rổ cho nó cắp hộ. Nó theo bà ta loanh quanh hết hàng nọ đến hàng kia hàng giờ, hai cánh tay nó sã xuống vì phải mang nặng quá. Rồi khi lên xe, bà ấy đặt vào tay nó hai xu. Sửu vui sướng, ngắm nghía mãi hai đồng xu qúy hóa. Đoạn bỏ vào túi, nó đi đến chỗ khi nẫy. Thình lình, một cái bạt tai rất mạnh làm nó choáng cả người. BƠ VƠ 499 - Oe con, muốn chuồn hắn? Định thần để nhìn, Sửu nhận thấy một người lớn hơn nó, mặt đen đủi, dữ tợn, hất hàm hỏi nó: - Anh định chuồn con phải không? Nó chẳng hiểu việc gì cả. Ngây thơ, nó nhìn thằng lớn để minh oan một cách sợ hãi. Thằng lớn phanh ngực áo tây vàng ra, tròn xoe mắt, rồi đội lại cái mũ lưỡi trai, lắng lăng vừa thọc tay vào túi áo Sửu vừa nói: - Mày vượt. quyền tao à? Mày vờ quên lệ ở đây à? Sửu ngơ ngác, hồi: - Tôi biết lệ gì? Thằng lớn vừa lấy được hai xu xong, có hai thằng trẻ khác chạy lại, giục: - Đánh thành tật đi! Không phải chỗ nó làm ăn ở đây. Thẳng lớn giở năm ngón tay, đậm dọa: - Từ nay đừng quên, hé! Mày hỏi tất cả những đứa này xem nó có dám liều như mày không? Lần này tao tha, lần sau không chia cho tao thì chớ chết, con nhé! Nói đoạn, nó quăng xuống đất một xu, rồi vênh váo thọc hai tay vào túi vừa huýt còi vừa ởi. Sửu cúi nhặt tiền. Mấy đứa trẻ mát ruột, nói với nhau: - Trêu vào tay Sáu Đen thì phải biết Sửu ức quá. Có lẽ cái nghề mới này nó không được tự do chắc? Vấn vd, nó đoán mãi không hiểu cái bạt tai khi nãy, thằng Sáu Đen muốn bảo gì nó. 500 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀ N TẬP Nó thấy người vào chợ mỗi lúc một đông như hiến nó những địp kiếm tiền rất dễ dàng, nhưng nghĩ đến Sáu Đen, Sửu lại chột dạ. Nó thèm thuồng quá. Nó len lét đứng ở gốc cây, mỗi chốc lại đưa mắt nhìn trộm Sáu Đen, đương tán ma tán mãnh với các chị hàng rau xinh xắn. Bỗng Sáu Đen ngửa haì ngón tay, vẫy nó và goi: - ÊI Nó lo mê người, ngớ ngẩn đến. Sáu Đen hất hàm, hói nó: - Mày ở đâu? Sửu xanh mắt, thực thà đáp: - Thưa ông, tôi chẳng ở đâu cả. - Mày đến đây tự bao giữ? - Thưa ông, từ sáng nay. Sáu Đen dọa: - Đồ ăn cắp! Muốn chết! Sửu run lên, Ấp úng: - Thưa không a. - Ừ, không! Liệu hồn! Đoạn, Sáu Đen nắm chặt cổ Sửu, quay Sửu mấy vòng, và hy mệt cái. Sửu yếu, ngã vỗ xuống đất. Sáu Đen đắc chí, cười khì khì, rồi lại vẫy bằng hai ngón tay: - Mày yếu lắm, đi mà về cái nhà bò. Sửu uất lên, song làm gì được! Nó đành nén bụng, không dám nói nửa lời. Sáu Đen vắt chéo chân, ti†a vào tường, hỏi: BƠ VƠ 501 - Tao đây, hiểu chưa, chúa chỗ này, hiểu chưa? Đấy, mày trông, những thằng oe kia phải nộp thuế cho tao, tao mới cho làm ăn yên ổn, rõ chưa? Sửu liếc nhìn Sáu Đen, đáp: - Vâng. - Mày cũng vậy. Chuồn thuế thì phải biết, hiểu chưa? Bấy giờ nó mới hiểu rằng Sáu Đen là trùm bọn trẻ con ở đây. Thế thì, nếu nó muốn kiếm ăn, nó không thể nào không thuần phục thằng trùm này được. Bỗng Sửu thấy mọi người chạy toán loạn, đuổi theo một đứa lớn hơn nó một tí. - Nó ăn cắp của tôi! Các ông các bà bắt nó cho tôi! Cảnh náo nhiệt làm cho Sứu đứng giương mắt nhìn. Nó thấy người ta đuổi kịp ngay đứa ăn cắp. Người ta đánh nó túi bụi, đến nỗi Sửu rùng cã mình. Lúc ấy, Sáu Đen chạy ngay đến chỗ đông, rồi một lát. hầm hầm trở lại, vừa đi vừa sừng sộ: - Phải, cứ mỗi chốc lại bắt lầm thế nhé! Rồi Sáu Đen giơ chân giơ tay, nói với mọi người đứng xem: - Cậy nhớn bắt nạt bé! Đồ mạt! Nó có ăn cắp bao giờ! Sửu tự thấy kiếm ăn ở một nơi rất nguy hiểm. Độ mười lầm phút, sau khi không còn ai bàn tán gì đến chuyện ăn cắp ấy nữa, thì một thằng bé con, vẻ mặt kín đáo, đến gần Sáu Đen, trông trước trông sau, rồi giúi vào tay Sáu Đen chiếc dây chuyền vàng róc. 509 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP Sửu sợ quá, không dám nhìn, nó vờ quay mặt đi, rồi lãng ra chỗ khác. Nhưng vừa được mấy bước thì thình lình nó bị một. bàn tay cứng như sắt bóp vào cổ nó, lắc mấy cái: - Liệu hồn, con nhé. Theo đây. Sửu quay đầu lại, thấy Sáu Đen. Nó không thể đoán được rằng rồi Sáu Đen sẽ làm tội làm tình nó. Nó muốn trốn quách đi, song chắc không thể được. Hai đứa bước thật mau, đến một ngõ hẻm, Sáu Đen vào nhà vừa thấp, vừa tốt. Sửu tưởng tượng như đến một nhà ngục để nó bị hành hình. Sáu Đen rót nước, uống, rồi địu dàng. hải: - Anh thấy mày biển lành, anh thương, hiểu chưa? Nhà mày ở đâu? Sửu sợ hãi, đáp: - Thưa ông... Sáu Đen lắc đầu: - Gợi bằng anh!' - Thưa anh, tôi không có nhà. Sáu Đen trợn mắt: - Không có nhà?.Mày cứ nói thực, không việc gì mà sợ. - Thưa anh, tối nói thực. - Thế hôm qua, hôm kia, mày ở đâu? - Hôm qua, suốt ngày tôi đi phố, đêm tôi ngủ ở hè nhà người ta. Sáu Đen nhìn tròng trọc vào mặt Sửu, hỗi: BƠ VƠ B03 - Thế hôm kia? - Hôm kia, tôi... Sửu nghẹn lời, cảm động. Tự nhiên nó kể thực cả cảnh ngộ nó. Sáu Đen gật gù, nói: - Tình cảnh mày đáng thương đấy. Mày có bằng lòng ở đây với tao không? Sửu ngây thơ, nhìn Sáu Đen. Sáu Đen lại nói: - Tao dạy mày nghề mà kiếm ăn. Nứa mừng nửa lo, Sửu ấp úng, không đáp. Sáu Đen nói: - Tao thấy mày nhanh nhẹn mà hiền lành, tao thương, có thế thôi. Nó hền đáp: - Vâng. Rồi quả nhiên Sửu được Sáu Đen cho ăn cơm, mà không bắt làm gì hết. Nó cũng cảm động. Sáng hôm sau, Sáu Đen tỉ tê, bảo Sửu: - Mày nhanh nhẹn, nhưng khí thật thà. Phải bỏ cái thật thà đi mới kiếm ăn đễ, mày ạ. Sửu vì đã quen, nên mỉm cười, đáp: - Vâng. - Ví dụ mày thấy ở ngoài đường có cái ví tiền người ta đánh rơi, thì mày làm thế nào? Sửu lúng túng, sau cứ thẳng thắn, đáp: - Đem đến nộp sở Cẩm thì phải hơn... 504 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP Sáu Đen thở dài, thương hại, nói: - Thế thì mày không thể học được nghề tao. Mày còn ngốc lắm. Bửu tranh nói: - Tôi đã nói hết câu đâu. Tôi bảo thì phai hơn kia mà. Nhưng mà mình phải lấy cái ví ấy. Sáu Đen gật đầu: - Phải, thế mới công bằng. Vì đứa đánh rơi ví. hẳn là đứa có nhiều tiền. Tiền của nó, mình được tiêu, nó không xót lắm, mà mình thì đỡ được mấy hôm vất vả. Sửu tiếp: - Và để cho nó chừa thói lơ đễnh. Nói đoạn, nó cười như nắc nẻ. Thế là Sửu được học nghề ăn cắp chợ. Sáu Đen truyền cho cách rút bút máy, cắt khuy áo và ruột tượng, là những bài họe vỏ lòng. Sáu Đen bất nó tập thật nhiều lần cho quen tay, rồi đến khi thấy nó ra chừng hơi đắc đạo, Sáu Đen mới sai nó đi thực hành môn học. Sáu Đen dặn: - Phải mạnh bạo, liều lĩnh mới được. Đừng sợ ai bắt mày. Đã có chúng tao đứng ngoài. Mày phải nhanh nhẹn đưa thứ lấy đượe cho thằng Bảo, hiểu chưa? Mấy hôm trời Sửu được no nê cơm nước, lại được Sáu Đen chiều chuộng, nên nó cũng quên nó là thằng ăn cấp đương tập sự. Nay nó phải đem sức học ra để kiếm ăn. nó mới sực thấy cái nghề này gần nhà pha quá. Tự nhiên, nó đâm sợ BƠ VƠ 505 hết cả mọi người mà nó gặp. Đứng ở phố, nó tưởng tượng như xung quanh nó, bao nhiêu cánh tay sắp về bắt nó, bao nhiêu con mắt dán vào sau gáy, sau lưng để đồ xét nó. Hình như al cũng ngờ vực nó. Hình như ai cũng biết nó là thằng ăn cấp. Nó xấn hổ, hối hận. Nhưng biết làm thế nào? Nó theo Sáu Đen ra đến chợ, đứng lảng vắng chỗ xa xa. Sáu Đen nói: - Có món nào dễ làm thì tao bảo chúng nó để phần mày nhé. Sửu sợ run cả người. Nó phân văn. Chắc nó chưa thể ăn cắp được. Nó chưa lành nghề, chắc rằng còn ngượng nghịu quá. Bằng Sáu Đen ra hiệu, đưa mắt vào một người học trò, tuổi bằng trạc Sửu, và ghé tai bảo: - Đấy! Thật ngon ở nhé. Nó ngập ngừng. Sáu Đen khuyến khích và giảng như mắt trông rất rõ: - Cái túi tiền nó để trong túi áo dài. Cái ví ấy nặng đấy. Nhìn cổ áo, bên không có ví thì cao, bên vạt con có túi đựng ví thì thấp. Rõ chưa? Đấy. Mà dễ quá. Áo nó hai khuy nách tuột sẵn ra rồi, chỉ còn một việc cồn con nữa là thành công thôi. ĐI, đi mau! Sáu Đen làm tới. Sửu bước liều chân đi. Nó thấy gáy như có cái gì buồn buồn. Nhưng nó không thể lui được. Sáu Đen vẫn trông theo nó. Người học trò nghênh ngang ở trước các cửa hàng, đán mũi vào kính để xem đề đạc bầy ở trong. Sửu đứng sát 506 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP gần, lắng lặng cởi được nốt mật chiếc khuy áo nữa. Cái vạt cả mỡ tòe ra. Sửu nhìn rõ cái túi ngoác miệng, trong đựng cái ví đen đen. Chỉ còn một việc rất nhẹ nhàng là rón hai ngón tay, rút khẽ cái ví lên là xong. Người học trò thì đương mê man nghếch nhìn mãi vào trong tủ. Sửu áp lại, nó liếc nhìn hai bên. Không có ai cả. Nó giơ tay. Bống nó run lên. Thần lương tâm như đứng nghiêm chỉnh trước mặt nó. Nó lại hạ tay xuống. Ná đưa mắt nhìn người học trò. Người ấy vừa bằng tuổi nó. Thế mà nó nở ăn cắp của người ta. Nhưng nó phải ăn cäp mới sống được. Nó cả quyết nhấc tay lên, đưa gần tà Áo. Bỗng né lại eo lại. Nó hối hận. Tự nhiên nó nghĩ đến người mất ví sẽ vì nó mà phải đòn, phải chửi. Nó không được thấy lúc người mất của khóc mếu, song một người bằng tuổi nó phải khổ vì nó, nó nở nào! Cái túi áo ngoác ra, và sự lơ đễnh của người học trồ như mời khan mời vã nó lấy đi. Song, cảm động quá, nó thở đài một tiếng thực to, rồi cắm cổ chạy đến Sáu Đen, Sáu Đen hầm hầm, hất hàm hỏi: - Đao? Sửu chớp mắt mấy cái, nhăn nhó, lắc đầu, nói: - Tỏi không nữ. Tức thì, Sáu Đen hầm hầm: - Được, về đây. Thực là cơm toil Nói đoạn, nó hăng hái về nhà. Sửu đi theo, lo lắm, biết rằng nó sẽ bị trừng phạt một cách rất nghiêm ngặt, mà nó BƠ VƠ 507 chỉ có tội là còn chút lương tâm. Quả nhiên, khi vừa tới nhà, Sáu Đen quay lại, tát ngay cho nó một cái, nó ngã khụy xuống đất, rồi chửi mãi. Đoạn, lên giọng chua chát, Sáu Đen mia, nói: - Hừ! Đói thì ăn cắp, oe gì là xấu hổ... Mày oắt con mà cũng xấu hổ. Muốn xấu hồ thì ông cho được xấu hổt Ở đời này, không có nghề gì đê mạt cả. Rồi ông cho mày mài cái lương tâm ra mà ăn. Nói đoạn, căng tay, gót chân, thụi đá vào ngực, vào mạng mỡ Sửu một cách tàn nhẫn, khiến Sứu tê người đi, tưởng chết. Rồi Sáu Đen bắt Sửu nhịn cơm và bảo: - Mày nhịn đến khi nào mày thấy sự đi ăn cắp là cần cho mày sống, ông mới cho mày ăn cái cdm ăn cắp. 508 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP VY Những dịp may Ấ9bịn cơm hai bữa, Sửu đói meo. Song nhất định nó theo tiếng gọi của lương tâm, không làm cái nghề của Sáu Đen mà nó cho là đê mạt. Nó xin Sáu Đen cho nó ra chợ đem rò thuê và giữ xe đạp, nhưng Sáu Đen lắc đầu, đáp: - Nghề ấy không đủ kiếm ăn. Nghề ấy chẳng qua là phụ. cho người ngoài tưởng mình là lương thiện, để đễ làm to mà thôi. Không ăn cắp. không thể sống được! Sứu thở dài. Nó càng thấy bộ mặt sắt đá của Sáu Đen, nó càng tổm. Có lẽ nó không thể ở đây cha Sáu Đen nuôi báo cô mãi, mà không đền được bằng một công việc gì. Chiều hôm đó, nhân Sáu Đen đi vắng, Sứu lên ra ngoài phố. Bụng nó đói quá, đến nỗi nó hoa cả mắt. Chân nó như không đủ sức đã vững cái thân đét như con cá mắm của nó. Qua các hàng cơm, nó thấy mấy anh phu xe ngồi ở ghế dài, tay cầm gọn hai chiếc đũa tre mảnh dẻ, xới bát cơm, thổi phù phù cho đố nóng, rêi và ba bốn lượt hết một góc, phùng mồm để nhai rất ngon lành. Sửu thèm rõ dãi. Nó càng thấy côn cào cä ruột. Thọc hai tay vào túi, Sửu nhìn môm mấy anh phu xe mà thèm quá. Song đứng ngắm lâu hơn nữa, nó cũng chẳng được đỡ đói nào, nó lại lang thang BƠ VƠ 509 đi. Sửu đi, chẳng có mục đích nào cả. Bỗng những tiếng kèn não nùng ở đằng xa đưa lại. Một đám ma đương thong thả tiến về phía nghĩa trang. Sửu đứng dừng lại. Nó cần xem đám ma cho quên đói. Giọng kèn như khóc như than, gieo vào lòng nó những nỗi thảm đạm. Sửu chờ và nghĩ rằng xem đám ma, có lẽ nó có lợi, nó bèn đi ngược trở lại. Mấy ngọn cờ xanh đỏ từ từ ủ rủ tiến đến. Trống cà rùng nhịp nhàng làm cho nó hăm hở, phấn khởi cả lòng. Vài chiếc kiệu sơn son thếp vàng, rồi đến linh xa, khói hương nghi ngút, khiến cho Sửu vụt nghĩ ra một ý rất hay. Nó phải nhân dịp người ta đau thương để gợi tấm lòng từ thiện. Rồi linh cữu qua trước mặt nó. Mấy ngọn nến, như cảm tiếng bát âm đi bài lâm khốc và tiếng khóc than kêu gào của tang gia, mà röỏ những giọt lệ âm thầm. Những người đi theo cữu, ai nấy có vẻ ủ đột. Nó cố nhận mặt vài người để đến gần, xin đồng trình bố thí. Thì một ông bệ vệ, nghiêm trang làm cho nó hy vọng. Sửu theo người mà nó cho là phúc hậu nhất đám ây. Ngập ngừng mãi, nó mới đám đánh bạo ngửa tay xìn: - Con lạy õng. ông thí bỏ cho con đồng cơm bát cháo. Tức thì, ông phúc hậu quắc mất nhìn nó, và nó bị ngay người ta lôi cổ ra: - Đây không phải chỗ mày kiếm ăn, đừng vở vịt rồi ăn Ăn cắp! Nào nó có phải ăn cắp! Chính nó đương bị cái nạn thực thà đây. Nó thấy ông phúc hậu nhìn theo nó, rêi t1 tai người bên cạnh. Người này khúm núm, đáp: 510 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP - Đạ. Rồi người ấy cũng trông nó bằng đôi mắt khinh bị, nghi ngờ, và nói với một người khác: - Cụ lớn bảo đuổi nó đi ra xa. Sứu sợ quá, nó phải lánh đi trước. Thì ra chỗ này. tuy người ta đau thương nhưng không đau thương kẻ sống phải khốn cùng. Sửu lại len lén đến gần chỗ các bà. Ö đây, người ta nói chuyện nghe vui tai hơn. Nhân nó để ý đến những câu vấn đáp. Một bà phương phi nói: - Cuộc chợ phiên vừa rồi, tôi tốn đến hơn chục bạc. Bà đi cạnh chép miệng, nói: - Việc nghĩa nên làm, bà tiếc làm gì! Một bà nữa nói: Thì tôi quen đi cầu phúc ở các đền các phú. Những cuộc vui ở Hà Nội, tôi chưa được đự một lần nào. Sửu mừng thầm được chỏ nó giãi bày cảnh khổ. Nó ngắm những nét mặt hiền từ của các bà mà thêm kính phục. Nó chìa tay, nói một giọng ngây thơ: - Lạy các bà, hai bữa nay con chưa được ăn, xin các bà làm phúc. Đồng thời cả hai bà cùng nhìn nó, và lại cùng trông đi, rồi nói chuyện: - Những cuộc làm phúc bây giờ người ta đã tổ chức rất khéo, tuy mất tiền, song mình được rất nhiều cái vu vẻ lạ tàng. Sưu lại xin: BƠ VƠ ñ11 - Con lạy các bà làm phúc. Một bà cau mặt. quát: - Gớm! Cút! Vừa bị hất hủi xong, Sửu liền bị người ta đuôi và dọa: - Văn thằng ấy. Liệu hền! Sơ xám xanh mặt, Sửu vội tuôn qua mọi người, chạy mất. Nó hết cả hy vọng. Nó hiểu rằng nếu người ta cho nó một trình, thì người ta chỉ mất tiền toi, chứ không được lợi gì ca. Lúc bấy giả, mặt trồi tà đỏ ửng đã nhuộm hồng cả phía tây. Trạn gió nhẹ như cố lay các lÁ cây cho khói ủ rũ hắn. Cả một cánh đỏng rộng, cỏ vàng, chân ra xám, phơi rõ vẻ khô khan. Bưu phở, Sửu cúi đầu đi lên trước linh cữu, rồi trèo lên đống đá để nhìn. Bỗng nó thấy ở mặt áo quan, có một bát cdm với một qua trứng luộc. Nó mừng thầm. Từ thuở bé, nó chưa hề đưa đám ma ai bao giữ, nhưng nó chắc rằng cơm và trứng đây là của người chết, thi người ta không lấy về nữa. Nó sẽ xin người chết để được đỡ đói lòng vậy. Nó quả quyết theo đồi cho đến huyệt. Rồi người đưa đám lác đác thưa dần. Họ băm nhau đứng lại và thuê xe đi về lếi phố. Sưu lại nhìn mấy ông bà từ thiện khi năy, rồi nó thở dài, Đám ma đến gân cổng nghĩa địa, thì tiếng khóc lại rổi lên như r1. Tự nhiên Sửu dào đạt cá lòng, Nó cảm động thật. Nó cảm động vì nó chưa được khóc một người nào thân thích của nó. Nó cảm động vì nó thấy người ta rất tử 512 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀ N TẬP tế với người chết rồi, chứ không hề thương những ngươi sắp chết như nó chẳng hạn. Bất giác, nó cũng rơm rôm nước mắt. Chẳng ai thương nó, thì nó thương nó vậy. Người ta đặt linh cữu xuống đất. rồi luồn dây chão đề khênh quan tài. Sửu ngắm kỹ qua trứng trắng nuột và bát cơm đầy tú hụ trắng như bòng. Nó mừng khấp khởi. Nó mong người ta chôn cho mau chóng rỏi về, một mình nó ở lại, khấn khứa, tạ tội với người chết, rồi lấy thức ăn để qua bữa chiều nay. Nó cho rằng ăn tranh của người chết không độc ác bằng ăn cướp của người sống. Người ta khênh quan tài từ từ đến miệng huyệt. Thấy bát cơm quả trứng chực lăn nghiêng, một người đở lấy và bưng ở tay. Hạ huyệt. Không cảnh nào làm cho Sửu động lòng bằng cảnh này. Những người mũ mấn áo xô tả tơi lăn lộn tru tréo, rồi theo nhau nhấy cả xuống hố, ôm lấy quan tài mà nằm, nói chăng rà hơi. Sửu thở đài. Bỗng nó quên mất cả đói. Rồi vài người đứng trên co hết sức những người ở dưới huyệt. lên. Buổi chiều tà, ánh sáng nhạt, như làm tăng về âm đạm. Sửu trông những người ngoi ngóp ở dưới hố lên. mà nó rợn cả tóc gáy. Nó tưởng chừng như lũ ma qúy hiện hình, chập chờn trong tấm áo, chiếc mũ xô lờ mờ. Nó kháng dám nhìn lâu nữa. Thỉnh thoảng, nó đưa mắt đến người bưng bát cơm và quả trứng, đứng gần nó. Rãi một thép mai hất. một tảng đất xuống. Sửu mừng thâm. Trong ngót nửa giờ nữa, nó sẽ được no. Nó sẽ về nhà BƠ VƠ 513 Sáu Đen, lắng lặng lấy bộ điệu nhanh nhấn, vui tươi mà qua mặt ông chúa. Như vậy, nó cho Sâu Đen một bài học xa xôi, rằng không phải ai cũng cần ăn cắp mới có thể sinh nhai được, Sửu như mở cở trong bụng. Nó tự thấy kiêu căng lạ thường. Nhưng bỗng nó rủn người như nghe tiếng sét đánh ngang tai: bát cơm và quả trứng, người ta vứt theo nhau xuống huyệt. Trong khoảnh khắc, cái hi vọng nó bị vùi xuống đất đen. Sửu bủn rủn cá chân tay, tưởng chừng như không đứng vững được nữa. Tự nhiên, nó rưng rưng nước mắt, nó khóc. Nó ôm đầu chạy một mạch thật xa, rồi ngồi lả bên cạnh một cái mả xây, nó thần thức. Thật là tuyệt vọng. Một ngày rưỡi rồi, Sửu chẳng được một hột cơm. Không biết nó tội tình gì mà trời đã nở đầy đọa nó một cách ác nghiệt quá lắm thế. Nếu vậy, có lẽ nó không thể giữ vững được mãi tấm lòng thật thà, nó phải chịu cho Sáu Đen bắt nó làm những điều trái lương tâm nó. Sửu nghĩ ngợi lan man, bất giác ngủ lúc nào không biết. Nhưng giấc ngủ ấy cũng chẳng từ thiện chút nào, vì giá nó ngủ lâu mà say, thì lúc đậy, nó được thấy hơi đầy ở trong dạ. Khốn nỗi vừa chập tối, nó cựa mình, sực tỉnh dậy, mở mắt ra, Sửu nhớ là nằm ở trong nghĩa địa, nó sợ rùng cá mình. Những con đom đóm lập lòe bay giỡn trong khoảng tối đen làm cho Sửu nghĩ đến những người chết hiện ra để bất nó. Không còn hỗn vía nào, nó vội đứng phất dậy, rảo cắng chạy ra phía cổng. Nhưng mắt nó hoa 514 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP lên. Chân nó yếu quá rồi. Bui cây là lù bên đường, tiếng nghiến răng của bụi tre làm cho nó hết hồn. Song nó vẫn phải liểu đi, Phía Hà Nội. một vừng ánh sáng rực đến tận khoảng trời cao, như vẽ rõ hắn vẻ giầu sang, sung sướng. Sửu cắm cổ đi. Nó đắn đo, buồn bực, vì nó phải đến nhà Sáu Đen để ngủ đêm nay cho yên vậy. Đấn nơi, Sửu bến lẽn. Sáu Đen vấn sắt đá, mỉa nó: - Mày gan hơn tao. Hay mày đã xin đâu được bữa chiều nay? Nếu có thể thế được mãi, thì tao cũng mừng cho. Sứu sợ hãi, đáp: - Không, tôi đứng chơi ở đầu phố. - Mày có đói không? Đã cần ăn cơm của tao chưa? Sửu mỉm cười, không đáp, đem chiếc chiếu ra hè nằm cho mát. Đêm hồm ấy, Sửu cồn cào, không sao ngủ được. Nó lắng tai nghe kỹ xem mọi người ngủ yên, để nó liều, thử một lần cuối cùng. Nhưng trời nực, nên người ta khó ngủ. Sáu Đen hết nghêu ngao câu sa mạc, lạ) đến bài cai lương, mà những thằng bé con, đồ đệ Sáu Đan, thì còn rúc rích đùa nhau mãi. Sửu thật không thể nào nằm nhắm mắt. yên được. Nó thấy mình nó nặng quá rồi. Nó cựa bên nào cũng khó chịu. Các đầu xương ê ẩm, mỏi rời. Muốn nằm yên một lát để thìu thu đi, nhưng không sao nó quên được việc đói. Mười ba tuổi đầu, sức vóc đã ra gì, mà nó phải nhịn eđm luôn ba bữa. Sửu trừng trừng mở mất ráo hoảnh. Mấy ngôi sao BƠ VƠ 815 trên trời lấp lánh, làm cho nó nhớ lại cảnh nghĩa địa lúc chập tối. Nghĩ tới đó, nó lại tiếc bát cdm với quả trứng nõn nà. Người ta chôn xuống đất. Người ta vô tình mà xử ác với nó. Độ đến nửa đêm. cả nhà yên lặng. Sửu lắng tai nghe, thấy ai nấy ngáy đều. Nó không nằm dai nữa. Cơ hội tốt đã đến. Nó bèn khe khẽ ngồi dậy, rồi sở soạng, lần vào trong bếp. Nó thuộc chỗ để nổi cơm mọi khì. Nó ngồi xuống, đưa tay gión từng ngón để dò lối đi. Rồi nó thấy cái nổi. Mừng quá, nó phấn khởi cả lòng. Nó mở vung ra, thọc tay vào xem, thì may thay, vài cục cdrn vẫn còn đẻo, làm cho nó chẳng đắn đo gì nữa, Sửu liển gión cơm bỏ vào mềm. nhai lấy nhai để. Nó thấy cơm vừa ngọt vừa thơm. Nhưng bỗng có ánh đèn chiếu vào bếp. Hết hồn, Sửu nuốt vội nuốt vàng và đứng phắt dậy, thì vừa lúc nó thấy Sáu Đen hầm hầm đứng sừng sững trước mặt, nó đã bị một. cái bại vào gáy rất mạnh: - Này ăn này. Sửu choáng cä người, ngã giúi giụi. Sáu Đen theo nó, giơ thẳng say, tát hết sức mấy cái. Sửu đổ đồng quang mắt, nằm roài ra đất. Mũi nó, máu chảy ra ròng ròng. Sáu Đen hỏi: - Mày bảo không nổ ăn cấp, thế bây giờ mày làm gì đây? Sửu lạy van, khóc lóc. Sáu Đen nói: 516 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP - Tao đánh cho kỳ nôn trả cơm tao mới thỏi Cho mày ăn, cũng bằng thừa. Sửu vái lấy vái để: - Tôi lạy anh! Tôi lạy anh! Tôi chừa rồi! Sáu Đen vừa giơ tay vừa quát: - Mày chừa gì? . Ối tôi lạy anh, tôi xìn đi ăn cắp! Tiếng kêu đau đớn làm cho Sáu Đen ngừng tay: - Có thật không? Sửu vội thưa: - Thật ạ. - Thế thì cho mày ngồi đậy. Sửu khóc sướt mướt, cố ngồi. Sáu Đen lên giọng lịch duyệt, mắng: - À, bây giờ mày mới lạy tao đi ăn cắp! Mày không cho ăn cắp là nhục nữa, phái không? Mày chịu rẩi à? Dứt lời, Sáu Đen đá Sửu một cái vào mạng mỡ. Sửu ức lên, không thở được, gò lưng, lại nói: - Tôi lạy anh, tôi đau quá, tôi xin đi ăn cắp. - Phải, mày ngn lắm, mày tưởng mày khôn hơn tao. Mày cao thượng được nữa không? Mày ăn cắp của tao, tức là ăn cắp của thằng ăn cắp mà không biết. Đấy, tao cho phép ăn đi. Mai, không đi ăn cắp, thì ông bảo. Sửu gạt nước mắt, không đám ăn. Sáu Đen quát: - Ăn đi! Cho ăn thì không ăn. Không cho ăn thì ăn cắp. Đề khốn nạn. BƠ VƠ 517 Sửu sợ quá, bốc cơm bỏ vào mồm. Tuy đau đớn nhưng được no, nó phải cố ăn. Trong khi ấy, Sáu Đen nhìn nó, và địu lời, vênh váo giảng: - Mày thực hết sức ngu. An cắp là một nghề kiếm ăn, cũng như trăm nghìn nghề khác, có gì là xấu. Mình đói thì phải đi ăn cấp, lẽ đó rất phải. Trừ phi mình thừa tiêu mà đi ăn cắp thì mới đáng nhục. Vả ở đời này, thiếu gì thằng phong lưu giầu có, mà cứ đi ăn cắp. Mày thử nghĩ mà xem. Ở đời, chỉ những thằng ngu dại như mày mới cho ăn cắp là đê mạt mà thôi, chứ mày có biết đâu còn bao nhiêu đứa mong ăn cắp được mà không nổi đấy, con ạ. 518 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP VI Súu Đen tiên tr &¿u phải đi ăn cắp thật. Lẫn đầu, nó cắt ruột tượng của một bà nhà quê. rút được hơn bến đồng bạc. Xong, nó cắm cổ chạy, không dám nhìn lại người mất của. Nó thương bà và tự thấy khốn nạn hơn cả lúc đói. Đến khi nghe tiếng bà ta tru lăn tréo lộn ở giữa chợ, kêu gào, nó càng cam động. Cả chợ huyền náo, người chạy đi chạy lại, ai nấy muốn tóm bắt được những thằng kẻ cắp quen mặt mọi khi để trừng trị. Nó phải quay đi, không dám nhìn. Sáu Đen mỉm cười, bảo nó: - Đó, mày nên trông, nên nghe cho quen mắt, quen tai đi. Trước tao cũng như mày. Nhưng nay thấy cảnh trước mặt họ ngu ngốc thế kia thì mình mừng thầm rằng nghề mình eòn có cơ sống lâu được. Sửu cũng mim cười, nhưng kỳ thực trong bụng nó muốn khóc. Thấy mọi người tận tâm tìm kiếm đứa thủ phạm, và người bị nạn mếu máo kể lề lịch sử cái món tiền mồ hôi nước mát, Sửu chỉ muốn chạy phăng ra thú tội ngay cho hợp le công bình. BƠ VƠ B19 Sáu Đen gật gù, rồi nói nhạo: - Một lũ mắt thịt thế kia, bao giờ tìm kiếm được cái gì, thà cứ im cả đi lại đỡ buồn cười. Sửu ngớ ngần, nói: - Phải, và đỡ mất công toi nữa. Sáu Đen láu lĩnh nhìn Sứu, đáp giọng nửa quả quyết, nửa mỉa mai: - Nhưng rồi sao họ cũng truy ra thằng ăn cắp. Sửu nhìn Sáu Đen, có ý sợ hãi. Sáu Đen thân nhiên, nói tiếp: - Song mày đừng ngại. Người ta truy ra thằng ăn cắp, nghĩa là mày vấn không việc gì. Sửu ngạc nhiên, hỏi: - Thế thì ai bị bắt? - bại một thằng oắt con nào đi ăn mày vô phúc lắng váng đến chỗ này, hoặc những thằng đói khát nào cướp giật củ khoai lang chẳng hạn. Sửu rùng mình, thở dài. Nó không ngờ sự thực lại có thể như thế được. Sáu Đen lại nói: - Nghĩa là tao muốn bảo cho mày biết rằng mày đi với tao là mày có phúc đây. Chỉ những đứa nào không ăn cánh với tao, mới bị bắt mà thôi. Chợ Hôm là đất của tao, thằng nào ở ngoài lọt vào thì cho chết, đáng kiếp. Sửu há mồm ra để nghe. Tuy mừng rằng nó tránh được ra ngoài vòng pháp luật để yên trí làm ăn, nhưng nó 520 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬ P nghĩ thương hại cho đứa nào phải tù phải tội thay nó. Sáu Đen thấy mật nó rầu rầu, bèn an ủi: - Mày nghĩ cái gì? Mày không phải lấy làm lạ. Nếu không có những thằng ăn cắp lớn thì làm sao có thằng An cắp vặt. Mà những thằng ăn cắp lớn, lại không bị gọi là kẻ cắp. Sửu không ngờ ở đời có những điều thực bất công như thế. Nó không muốn nghe Sáu Đen nói nhiều nữa. Nó vờ kêu nhức đầu, và xin đi về trước. Đến nhà, Sửu nằm ẹp trên chõng, vất tay lên trán. nghĩ ngợi mãi. Lúc nào trong óc nó cũng hiện lên cái hình ảnh người đàn bà nhà quê thực thà bị ăn cắp ban nãy. Nó nhớ đến những đòng nước mắt, những tiếng kêu gào thảm thiết của bà ấy, mà nó đau lòng. Nó stƒe tưởng tượng đến một đứa bé đói khát bỗng tự nhiên bị người ta xích tay và lôi cổ đi vào ngồi tù thay cho nó. Nó rdm rớm nước mắt. Rồi bữa cơm chiều hôm ấy, nó cáo ốm không ăn. Không ăn, nhưng sáng hôm sau Sáu Đen vẫn gọi Sửu dậy đi làm. Đi làm cái việc mà nó gớm, cải việc vô nhân đạo và gieo vạ cho người lương thiện khác. Song lần này nó đã hơi quen với tiếng gào khóc của người mất của, nó không thấy lương tâm cắn rứt lâu bằng lần trước, nên bữa cơm chiều nó cũng än được như thường. Lần thứ ba, thứ tư, mỗi khi lấy được vật gì, Sửu không nhìn theo người mất cắp nữa. Nó để ngoài tai những sự đau đớn của người ta, và chỉ hổi hộp khi còn phải trông BƠ VƠ 521 thấy mọi người lục tục chạy đi tìm thằng ăn cấp. Nó hổi hộp đến khi được biết có đứa bị bắt thay cho nó rồi, thì nó lại yên tâm như thường, Dân dân, Sửu để bụng nghĩ về nghề ăn cắp. Nó muốn nhanh và khéo hơn. Rồi một vài khi, những bận khố khăn mà nó làm ăn được trôi chảy, thì nó thấy khoái trí, sung sướng và kiêu hãnh lắm. Rồi sau nó khâng ăn cắp vì cần dùng nữa. Thấy những người nghênh ngang khoe khoang tiển của một cách chướng mắt. nó ăn cắp cho bõ ghét, Thấy bạn kể lại rằng đã phải dùng những mưu mẹo tỉnh khôn mới có thể lấy nổi được cái ví tiền để ở túi sau quần của một công tử, nó cũng vì ghen tài mà móc cho ra cái ví tiền bằng bạc ở trong túi có gài ghim băng của một tiểu thư. Lại muốn đùa bỡn với bạn đồng nghiệp, nó lập kế lấy hẳn cái áo đi mưa của ông đội xếp có tiếng ác và bắt cắp giỏi. Và muốn giải buồn, nó với bạn nó thi nhau tháo dây chuyển ở cổ một cô, rồi lại đeo vào trả hắn hoi, mà cô ấy không biết. Bởi vậy, chiều nào bọn nó cũng có cuộc tụ họp ở nhà Sáu Đen. Đó là những buổi tu nghiệp rất bổ ích. Đứa nào có ý gì hay, có khỏe gì lạ, thì đem ra bàn và dạy nhau, để sáng hôm sau ra chợ thực hành. Sửu rất vui về về cái đời hoạt động của nó. Hôm nào trỏ trời, bất đắc đi phải nằm nhà, thì nó buồn tẻ lạ thường như một ngày trống trải, không đầy đủ. Trông thấy những đứa khác bằng tuổi nó cắp sách đi học, hoặc đi làm đây tớ, nó vừa thương hại, vừa khinh bỉ. Những đứa ấy sống một cách tầm thường theo khuôn mẫu 522 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP định sẵn của số phận. Chỉ những hạng như nó mới gọi là đáng sống, lúc nào cũng hoạt động vui vẻ mà phấn đấu với đời. Nhiều lúc nó tự hào, dám hì vọng một ngày kia, sẽ dùng những thủ đoạn phi thường để làm cho không ai có thể thích nó được, mà có lẽ lại ước mong như nó. Nó lại không oán hờn gì hết. Cả ông bà cả Bách, bác Sang, cha và mẹ đẻ ra nó. Nó cho đều là những người ân nhân cả. Nếu không được những người ấy ruỗng bỏ bạc đãi nó, nếu không được bơ vơ, thì bao giở nó được khôn ngoan như bây gið. Sứu phục và mến Sáu Đen lắm. Nó thân như anh em ruột, trọng như thầy học. Bởi vậy, Sáu Đen cũng yêu nó, thường nói với nó: - Mày rồi ngày sau hơn tao nhiều. Sửu sung sướng, càng gắng sức cho lành nghề hơn. Một hôm, ngồi uống rượu với Sáu Đen, Sửu nói: - Anh có thấy chỗ kiếm ăn của nhà mình hẹp hồi không? Tôi không hiểu sao anh không có chí bay nhẩy. Sáu Đen cười, đáp: - Mày có chí to, nhưng thế là rễ đại. Người ta làm ăn chỗ nào, vào mặt nào đã quen, thì không nên đối nữa. Đổi mặt làm ăn, đã không lợi, thì lại hại cho nghề và cho mình. Tao cũng đã nghĩ như mày, nhưng rêi thôi, tội gì... Sửu rót rượu thêm, nói: - Anh nói thế, tôi không phục tí nào, Anh chỉ là một BƠ VƠ B23 thằng ăn cắp để kiếm ăn đủ sống, không phải thằng ăn cắp để làm đẹp đế đời mình. Sáu Đen nhạo: - Mày say rượu rồi, đã đâm nói càn. Sửu cáu lắm, trợn mắt, nói: - Tôi nghiệm ở đời phải liều mới có thể phất to được. - Phải, nhưng nếu không phất? - Nếu không phất thì thôi. có làm cái gì đời ghê tởm của mình! Sáu Đen cảm động, lắc đầu, nhìn Sửu một cách thương hại, nói: - Số mình là số ăn mày, ăn xin. Ông ấy chỉ cho ăn có ngần ấy, nếu mình ăn dè thì có thể được suốt đời, bằng mình tham thì chóng hết, hoặc nuốt không trôi thì hóc. Tao xem mày không có cơ bền lâu được như tao đâu, eứ ngang tàng lắm, tao cho phải bắt sớm. Sửu cười nhạt: - Được, để tôi xem đoán đúng hay sai, anh bảo độ bao giò thì tôi phải bắt? Sáu Đen nhìn tròng trọc vào Sửu, như muốn trông thấy tận gan, tận ruột Sửu, rồi nói: - Ngộ mày ở tù ra thì mày có đến đây làm với tao nữa không? Sửu vội nói: - Có chứ! Anh em bao giờ bỏ nhau. Dễ thường ở tù thì khôn người ra đấy, anh nhĩ? 524 NGUYỄN CÔNG HOAN TOÀN TẬP - Cái đó đã hắn, vì bao nhiêu những cảnh khổ cực đều là những ông thầy dạy khôn người ta cả. Sửu ngước mắt nhìn lên, thở dài. Sáu Đen tủm tim, nói: - Tao xem chúng mày cao hứng sự ngồi tù lắm. Thứ mày thì người ta cho lên nhà trừng giới ở Tri Cụ. Mày hay bắng nhắng, không khéo độ ba hôm nữa là cùng. Lời Sáu Đen rất công hiệu. Qua nhiên ba hôm sau, Sửu đương vơ vấn đứng chơi ở trước cửa nhà, thì bất thình lình, bốn người ập vào bắt và giải đi. Nhưng trước khi lìa nhà Sáu Đen, nó còn cố đụng cánh cửa bên trái để làm hiệu cho các bạn thấy khác dấu mà đừng về. Nó kinh ngạc, không ngờ lời Sáu Đen lạ! nghiệm được như câu sấm. BƠ VƠ 525 vn Thím Tài Hing LUẾG là người Việt Nam, nhưng làm dâu nước Trung Hoa. Cũng như trăm nghìn bạn đồng chí, thím lấy chồng một cách giản đị thôi. Người ta không biết, và cũng không tò mò muốn biết cối rễ thím, nhưng người ta phỏng theo lý lịch của thím Chấn, thím Loòng Pảo mà đoán rằng thím Hing này cũng đại khái như những thím kia. Năm nay thím ngót bốn mươi, nhưng phấn sáp và quần áo đã giảm bát cho thím mười năm gìà. Bởi vậy. thím vẫn giữ chắc chấn tấm ái tình của đức lang quân kém tuổi. Thím không cần lấy chồng người Nam nữa, bởi vì hơn mười năm đầu gối tay ấp với chú Hing, thím đã có thể giấu giếm, nay một ít, mai một ít, làm được chiếc nhà gạch trong quê cho cha mẹ ở. Lấy chồng người Nam, thím biết, rồi phải nuôi người ta, vì đem cái thân đàn bà trên lưng có hàng đống tuổi đi hỏi chng, thì quyết hẳn phải lụy xuống, mà cái hạng đàn ông đến thời kỳ ấy mới tìm đến thím, tất nhiên họ không lấy thím làm vợ, mà chỉ lấy thím làm cái 526 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP mỏ để đào thôi, Vả duyên Hoa- Việt từ trước đến nay vẫn một niềm đằm thám, thì dại gì thím ước vọng những cái bão huyền. Chú Hing rất yêu vợ, không bao giờ chú có tư tưởng một ngày kia lại quay đầu về làm rể nước, hoặc vì chú thấy người đàn bà Việt Nam có rất nhiều đức tính, nhất là đức tính thực thà. Và đàn bà Việt Nam không có nhiều cái rắc rời như đàn bà nước chú. Học chịu khó, biết hà tiện và không hay bắt nạt chồng. Ở Hải Phòng đã lâu năm, mà chú không hề thấy vợ đua chị đua em, đòi sắm thức nọ, mua thức kia bao giờ. Những phấn, những sáp, những quần áo tân thời mà hiện nay thím dùng là do chú ép lắm, thím mới bất đắc dĩ mà trang điểm, chứ thực thím vẫn nguây nguẩấy nói: - Tốt đanh hơn lành áo, mình a. Chú cảm về câu phương ngôn ấy bao nhiêu, chú lại phục và yêu vợ bấy nhiêu. Chú so sánh vợ chú với vợ các bạn, thấy họ chỉ ăn tiêu phá hại, lập những cuộc tình ái vụng trộm, mà chú tự cho chú rất dây phúc. Bởi vậy, đã ba bến năm nay, cứ cuối tháng, chú đưa cả số tiền cho vợ giữ mà không hề bắt tính toán rành mạch các món chi tiêu. Kịp đến ngày năm ngoái, gặp năm kinh tế khủng hoang, chú bị ông chủ thải về, thì chú càng phục vợ về sự thủ tiết. Buổi chiều hôm chú mất việc, thím khóc lóc, nhịn cơm Tôi tìm những tiếng khách nói rất đúng mẹo mà “tiu” ông chủ là đồ ba que và giảng cho chú biết là chú đã bị một. cải nạn vợ đẹp. Chú Hing hỏi: BƠ VƠ 527 - Sao? Mình nói rõ cho tôi nghe. Thím vắt nước mũi, quệt khăn qua mắt, rễi nói: - Hôm nọ, thằng cha ấy thấy tôi đi đôi với mình ở phố, nó đem lòng yeu dấu. Hôm kia nó đến tận đây gạ gẫm tôi. bị tôi cự tuyệt, mắng cho một trận, nên nó thù mình. Chú Hing thừ người, rưng rưng nước mắt, thở dài, nắm chặt lấy tay vợ, rồi lắc đầu: - Minh làm tôi nghẹn ngào! Thím Hing sung sướng, lườm yêu chồng. Chú Hìng mỉm cười, vuốt ve vợ, hỏi: - Từ nay lấy gì mà ăn? Thím Hìng kiêu căng, đáp: - Cần gì! Người ta không cho mình làm công thì mình làm ông chủ. Mình làm cho mình chẳng hơn phải đi lụy người ta. - Làm gì? Mình hảo làm gì? - Mình có vốn, sợ gì chết đói! Rồi nghĩ ngợi một lát, thím hỏi: - Nhưng mình xưa nay quen lối công tứ, biết rằng mình có chịu nổi nỗi khó nhọc không? Chú Hing gật lấy gật để: - Chịu được chứ! Chịu được chứ! - Có khó nhọc thì ăn mới ngon chứ. Thế là hai vợ chồng Hìng bàn nhau việc buôn thuốc phiện lậu. 528 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẠP Nguyên thím Hing quen thân với một người đàn bà có ty bán thuốc phiện. Một đôi khi chuyện trò thân thiết, nên bà ta nói cách thức buôn. Đã một lần, thím Hing bỏ tiền ra chung vốn, và được trông thấy lãi rất nhiều. Vì vậy, thím quyết phen này sinh nhai bằng nghề buôn dễ dàng ấy. Nhặt nhạnh nợ nần được vài tráắm, chú Hing mới đi thử một chuyến mạn Lao Kay và được trôi chảy. Nhưng đến khi ăn tiêu gần hết thì chú bảo thím rằng: - Từ nay mình đi có le hơn, mình là người Việt Nam, không cần xin giấy thông hành. Vả, đàn bà không hay bị ngờ đâu. Quả nhiên, lần thứ hai và thứ ba, thím Hiíng được trót lọt. Song thím bàn với chồng: - Bọn nhà đoan ở Yên Bái tỉnh ranh lắm. Ta không thể giấu được mãi đâu. Hễ họ thấy mình ởi lại luôn luồn và quen mặt, ắt họ sinh nghị, và việc ta sẽ hị bại lộ. Nghề buôn thuốc phiện lậu như đánh bạc, hễ được mà ăn non đi thì mới chắc dạ, nếu eứ tham, sao cũng có ngày đồng xu nhỏ chẳng còn. Chồng thấy vợ tỉnh khôn và ra dáng thông thạo, biết lo xa, thì tỉnh ngộ, đáp: - Phải đấy, ta hãy nên nghỉ một ít lâu, mà lần sau có đi, ta nên kiếm đường khác và dùng cách khác. Thím Hing lắc đầu: - Không có cách nào là bọn nhà Đoan không biết. Minh mới nghĩ được cách gì, là họ đã nghĩ được ngay cách ấy tồi. BƠ VƠ 529 Xưa nay, ta được nghe những cách buôn thuốc phiện lậu rất thần tình, ta định dùng thì cách ấy đã bị bại lộ lâu rồi. Chú Hing lấy làm phải, gật đầu: - Bởi vì bại lộ nên cách ấy mới đến tai ta. Rồi nghĩ ngợi một lát, chú nói: - Bây giờ có cách này, vất vã một tý. - Cách gì? - Minh đừng lên xe lửa ngay từ tính Lao Kay. Mình đi xuống dưới vài ga, rồi đến gần ga Yên Bái, mình lại xuống. Nghĩa là nên tránh những nơi người ta khám kỹ. Thím Hing lắc đầu: - Nào người ta có chỉ khám ở trên xe lửa mà thôi đâu. Ngày nào khóng có người đi tuần khắp các ngả. Thấy tới là đàn bà, lại đi một mình, mà hành lý cẳng kểnh, khỏi sao họ không nghi được. - Nhưng đi lấn vào rừng Ấy. Thím Hing nghỉ ngợi, rồi nói: - Buân thuốc phiện lậu chỉ nên cầu ở sự may. chứ tính nước khôn ngoan, không thể được. Nhưng mình cũng nên thử, chẳng kế nọ thì kế kia vậy. Chú Hing thấy vợ quả quyết. rất cảm động. bèn an ủi: - Tôi làm cho mình nhọc nhằn. Mình không được an nhàn, tôi rất buồn. Thím Hing âu yếm nhìn chồng. Bỗng trông vào gương, thím thấy thím gây và đen đi. Thím đâm Ìo. 530 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP Ít lâu nay, thím biếng phấn sáp. Bộ cánh tân thời, thím gập cất hòm, vì phải lo toan nhiều việc sinh nha] quá. Chiều hôm ấy, thím bèn chải chuốt, làm lại cái mặt. cho chồng yêu, và từ đó, thím không quên rằng thím vẫn phải là cái hoa cho chồng ngắm nữa. Nhưng chẳng bao lâu, đôi vợ chồng ấy phải tạm ly biệt nhau. Thín Hing lên Lao Kay, định phen này kiếm một chuyến cuối cùng thì đối nghề khác cho đỡ nguy hiểm. Lần này thì thật vất vá. Thím Hing đã phải chui rúe, trốn tránh vào rừng rậm, đi mỏi rời chân, xách rã cánh tay để lánh xa con mắt nhà chức trách. Nhưng càng nhọc nhằn bao nhiêu, thím càng vui sướng bấy nhiêu. Thím tự cho mình là đầm đang, là bạo dạn. Trong rừng xanh, núi xám, thiếu gì thú dữ, rắn độc, thiếu gì quân gian, phi lần lút, tìm kiếm đó đây để giết người cướp e1a. Thế mà thím về được Hải Phòng bình yên như thường. Thôi thì tha hề chú Hing chiểu chuộng, yêu quý. Lại được thấy vợ mạnh khỏe đem của về, chú sung sướng, “tiư” mãi số phận. Thím Hing giấu sự mệt nhọc. vẫn vui tươi cho chẳng đỡ á1 ngại về mình. Thím bảo: - Lối này còn có thể đi được vài lượt nữa. Rồi thím tả sự ghê sợ trong những đêm mù mịt không trăng. Thím phải ngủ gục ở đưới gòc cây mà chở sáng, Thím kể nỗi kinh khủng khi nghe tiếng sột soạt trong bụi BỞ VƠ 5A1 rậm ở mỗi quãng rừng dữ có tiếng; thím trợn mắt nói: - Ấy thế là tôi cứ liều mạng đấy. Những câu chuyện mà tôi nghe thấy người Mán đi kiếm củi họ kể cho tôi, mới ghê làm sao: - Thế nào? - Cái người Mán tôi thuê xách hộ va ly một quãng nói ở gần rừng Voi Phục vẫn có một bọn cướp đường. Chúng nó vớ được al, thì bác lột cho kỳ hết. Thím Hing nói đoạn. rùng cả mình. Chú Hing cũng rùng mình theo, ngậm ngùi, ngô nghê nói: - Tôi thương mình lắm! - Nhưng nghề làm ăn phải thế, biết tính sao? Tôi mà bị chúng nó bắt cóc, thì thật mình hết nước mắt. Bỗng hai dòng lệ long lanh tong tong chây xuống má chú Hìng. Thấy chồng thịịc bụng thương mình, thím Hing sung sướng. Hôm sau, thím bảo chú để thím về quê có việc, rồi thăng đương lên Lao Ray một chuyến nữa. Chú Hing can mãi, nói: - Mình đừng đi Lao Kay vội, hãy nghỉ cho lại người đã. Song thím khăng khăng nhất định đi. Thím về thăm mẹ và tậu hai mẫu ruộng. Ở nhà vài hôm, thím lại đi, nhưng định đi mang thuốc về thì bán ngay ở Hà Nội, rồi được bao nhiêu tiền, thím lấy cả, đem về tậu thêm ít ruộng nữa, và nói đối chồng rằng 539 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP đã bị bắt và quảng va li lại, cốt tháo lấy thân. Thím cần lấy câng bằng một chuyến hàng cho bố những lúc ngày đêm trống ngực. Sau khi đã giạm bán cho một vài nhà và hẹn ngày có thuốc, thím Hing bền ngược lên Lao Kay. Rồi cũng như lần trước, thím lại dùng lãi cũ, lần lút vào những nơi vắng vẻ. Rồi một buổi chiều... Buổi chiều ấy, trời thì nóng, đường thì gồ ghề khó đì, thím Hing mỏi chân, đặt va li xuống, và ngồi nghỉ trên một hòn đá nhắn. Vơ vần, thím hồi tưởng đến cuộc đời thím từ tấm bé, lúc sung sướng, lúc long đong, thím nhìn hai bàn chân đỏ lên và đau mà thở dài. Song thím mừng thầm, còn một quãng đường nữa, thím sẽ tới một làng, thím có thể vào nghỉ trọ nhà người mà thím gặp lần trước. Thím mở va lì lấy chiếc bánh tây ăn cho đỡ lòng. Nhưng, than ôi, số phận! Khi ăn xong, thím Híng vừa toan bước chân đi, thì thình lình có người chạy đến ôm chặt lấy, rồi một người nữa nhét giê vào mồm, trói chặt chân tay... Đoạn, hai người khânh thím đi, Thím cựa cạy, vùng vằng, nhưng sức đàn bà, chịu sao nổi. BƠ VƠ 533 văn Món túi bò LUẾ Hing bị nhốt vào trong một căn buồng hẹp, cửa đóng kín mít. Tuy không thể cử động được, song quay đầu lại nhìn hai bên, thím thấy thím năm trên giường, mà cä trong buông, chỉ eó một cái giường này mà thôi. Thím đoán biết cả cách hành động của bọn cướp. Thím tiếc của, thím tủi thân. Song, biết làm thế nào? Thím đã lọt vào tay bọn cường đạo, dễ mà lọt ra được hay sao? Thím cố oằn oài, để mong thừng trói tình cờ tuột mối. Nhưng càng cựa cạy bao nhiêu, thím càng bị đây sát vào da thịt làm đau rát, không chịu được. Có lẽ thím đành đem thân để bọn cướp làm nhục nhã chăng? Thím cầu Trời khấn Phật cho chúng chỉ lấy của rồi tha người thim ra, cho thím lại được trong trẻo mà về ở với chồng. Bỗng ö nhà ngoài, có tiếng người xôn xao. Lắng tai nghe, thím biết vằng bọn cướp sắp uống rượu, để mừng buổi làm ăn may mắn. Nghe và nhận từng giọng nói, thím có thể phân biệt được những tiếng gọn ghẽ, vui vẻ hớn hở là của thằng tướng, còn những tiếng lè nhè, những tiếng khê nặc, những tiếng láu táu, là của bọn quân. Thằng tướng hỏi: 534 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP - Nào anh em' Cơm rượu đã xong, ta cùng nhau đánh chén để mừng tối hôm nay được món tái bò mà bấy lâu tôi khao khát. Thím Hing không hiểu món tái bò nghĩa là gì, thì tiếng cười ở ngoài rầm rộ nối lên, và tiếng nói ô ạt. - Rồi anh cho eä bọn anh em cùng hướng chứ? Lại một nhịp cười tan, vui về như pháo ngày Tết. Thím Hing lo, trống ngực thình thình. Thằng tướng hỏi: - Thằng nào nhiều công nhất? - TU - Tôi! - Tôi! Họ thi nhau đáp và tranh nhau nhận công. Một lúc, thằng tướng nói: - Được, rồi đâu sẽ có đó. Thím Hing chỉ mong cho chúng nó cãi nhau, rồi giết nhau, để thím nhân dịp mà thoát thân. Nhưng sự mong môi rất. hão huyển. Chúng như có ý phục và sợ thằng tướng lắm. - Thôi, ta hãy biết đánh chén cho say. Mấy lúc trời cho chúng ta được mán vừa của vừa người. Ta phải vui mừng mới được. - Nào, anh em cất chén chúc đám cưới của anh Chúa Cụt đi thôi. Dứt lời, bọn họ cầm đũa, ăn uống và nói đùa nhau, CƯỜI vang. BƠ VƠ 535 Thím Hing nhớ kỹ tên Chúa Cụt. Biết được tên chủ đảng cướp và sào huyệt của họ, thím mới có thể liệu báo các nhà chức trách để lừa bắt bọn bất nhân sau này, - Tôi mừng anh chị chén này nhé! - Đầy vào. Thím Hing vừa rùng mình, vừa ghê tởớm. Thím rưng rưng muốn khóc, nhưng vì quá sợ mà nước mắt không ra được. Nghĩ đến những tiếng đám cưới, tiếng anh chị, thím Hing bỗng thương chồng, người chồng vừa biển lành. vừa thực thà, vừa yêu vợ. Hẳn là chú không ngờ đầu hiện vợ đương bị tai nạn, sắp phải đem thân làm mỗi cho một lũ khốn nạn. Mà rồi khi biết nông nỗi này, chú sẽ bị đau khổ ngần nào. Một lát, muốn chừng ngà ngà say, Chúa Cụt nói: - Trong anh em ta, tôi khen nhất anh Năm. Anh là người can đảm ít Ai sánh kịp. Người khác ngắt lời: - Tôi đây đã can án tám lần, mà trong tÁm lần thì ba lần vượt ngục. Thế là tôi hèn nhát hay sao. - Khâng, anh Năm hön bọn ta nhiều. Anh chưa hề can án lần nào. Thế mới giỏi. Ăn cướp mà không bị ngôi tù mới tài, chứ mỗi bận làm ăn, lại phiền nhà pha nuôi báo cô hàng vài năm, thì xoàng quá. - Tôi chưa bị lần nào — chắc là lời anh Năm - là đo tôi liều. Đối với tôi. mật là sống tà† do, hai là chết. chứ nếu chịu ngồi tù thì các anh xem, mình mày và đầu mặt tôi 536 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬ P làm gì được từng này chiếc mề đay. Nói đoạn, cả bọn cười rầm, rồi anh nào anh nấy khoe những vết thương can đảm. Chúa Cụt nói: - Nếu vết sẹo mà các anh cho là mề đay, thì có lẽ tôi là người tôi nhất, vì tôi chưa được một thương tích nào. - Ảnh nghĩ thế không đúng. Trong anh em ta, chỉ anh là sướng hơn cả. Nếu tôi như Anh. có lẽ tôi phải bỏ xác mấy lần rồi, còn nói chi đến việc bị thương nữa. Anh được đời chiều chuộng ngay từ thuở lọt lòng. Không trách anh lấy tên là Chúa, thật đúng. - Ô! Danh giá gì cái tên người đời đùa cho tôi. Ỏ trong Hỏa Lồ ngày trước, anh em thấy tôi chịu ăn, chịu ngủ và hay khóc, nên chế tôi là Chúa đấy chứ. - Thế tại sao lại là Chúa Cụt? - Tôi bé nhất bọn giam hồi ấy, ngây thở như đứa trẻ lên ba... - Năm bị bắt lần đầu, anh bao nhiêu tuổi? - Mười ba. Mà nghĩ lại cái có phải bắt và phải tù, đến bây giở tôi còn tức. Thực là vô lý quá. Tôi bị khép án cướp giật, mà việc ấy tôi không làm. - Thì cũng không oan. Ảnh có thực lương thiện đâu. Những tiếng cười đắc chí nổi lên. - Mình vẫn biết là không oan, nhưng những lần ăn cắp hắn hoi thì lại không việc gì mới tức chứ. BƠ VƠ 537 - Thế tự nhiên anh phải bắt à? - Phải. Nhưng sau tôi đoán rằng có lẽ thầy học tôi đi báo nên tôi bị bắt, để phải trải nhiều nỗi khổ nhục, cho tôi bớt viền vông. - Thế thì sự từng trải ấy đã dạy anh nhiều điều hay. - Cố nhiên. Từ đó, tôi rất sợ nhà Hóa Lò. Tôi hết. sức tránh xa nó. Nhiều đứa cứ xui tôi nên luôn luôn vào đó mà làm con nuôi, được ăn mà không phải khó nhọc, nhưng tôi chẳng ước ao thế, vì mình có lười đến như họ đâu. - Phải, nên kiếm một nghề để nuôi thân, chứ ai lại ăn bám như thế, không coi được. Họ lại cười như nắc nẻ. Rồi một người nói: - Tôi chưa được vào Hỏa Lò. Tôi chỉ phải ở đề lao các tỉnh nhỏ. Buần lắm. Chúa Cht nói: - Ổ Hà Nội, cái gì chẳng hơn mọi nơi. Trong Hỏa Lò, mình gặp nhiều anh em nên cũng thấy thú, như ở nhà. Nhất là tôi không có gia đình, nên thấy ở đấy thích lắm vì anh em có tình thân mật. - Phải, người ta bán anh em xa mua láng giềng gần. Mà chẳng có anh em, thì bạn bè cũng có thể coi như anh em ruột thịt. - Tôi sở đi được như ngày nay, là do tôi xuất thân ở Hỏa Là. Chúa Cụt nói, đoạn cười khanh khách, rồi tiếp: 538 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP Trước kia. mình tưởng suốt đời chỉ là thằng ăn cấp nhãi nhép, chứ dám đâu làm to như ngày nay. Tôi tiếc vì ít chữ, vì tôi khöng được họe, chứ nếu... - Học chữ làm gì? - Nếu chữ nghĩa mình kha khá một chút, thì mình làm ăn dung dị hơn. Thành ra thế này, mình chỉ lấy sự thực để làm việc, cho nên một vài khi, tôi thấy không đủ sức mạnh. - Chà! Anh nói ra giọng say rượu rồi. Có học đi làm ông nọ ông kia mà kiếm ăn, chứ tội gì làm nghề mạt, vừa vất và vừa nguy hiểm. - Thì ý tôi nói thế đây, ở đời cứ gì bọn ta mới là ăn cướp. Chúa Cụt đắc chí cười ha hả, rồi hò rót thêm rượu. Thím Hìing nghe rât chán tai. Thím không rõ vào khoảng mấy giờ. Thím chỉ nhận thấy trăng đã mọc. Ánh sáng đã lọt qua khe liếp, dần dẫn đặt vào mặt thím. Thỉnh thoảng thím mệt, thím cưa cậy. BƠ VƠ 539 Ibh‹ Một vỏi tin tức ng hôm sau. một tên tướng cướp đưa thím Hìng ra khỏi cánh rừng rậm. Gần đến đường quang, tên cướp nói: - Rồi nhà chị đi một mình. cứ theo lếi này, quặt sang tay phải thì tới đường Nhà nước. Nhà chị phải biết. rằng chúng tôi ăn ở có thủy chung. Nếu nhà chị vào tay bọn khác, thì nhà chị không bao giữ được về chỗ quê cha đất tổ nữa. Đành là nhà chị phải đem xương thịt làm môi cho thú dữ ở rừng này. Chúng tôi tha và cho tiền tầu chị về, một là để tỏ rằng chúng tôi nhân từ, hai là để cho chị biết chúng tôi, vì chúng tôi không sợ gì cả. Thím Hing không nói không rằng, một mạch đi rất mau. Hai bàn chân rát như bị bỏng. Tên cướp lại tiếp: - Thật đấy, nếu chúng tôi sợ tù tội, chúng tôi đã chẳng dám tha chị ra. Chúng tôi đoán thừa rằng chỉ nội nhật ngày mail, chị đi báo quan, mà từ chiều trở đi, người ta sẽ lùng bất chúng tôi... Thôi, chào nhà chị nhé. Từ sau, nhà chị chớ dại đột mà qua cánh rừng này nữa nhé! Thím Hing cun cút cắm đầu đi, trống ngực thình thình, không dám quay đầu lại... 540 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP Đi được vài trăm thước, thím Hìng mới yên lòng. Thím quay trở lại không thấy kẻ thù đâu nữa, mới dám ngồi nghỉ ở gốc cây. Thím nghĩ ngợi hồi lâu, rồi lây vạt áo lau uất. Thím đã được tên cướp mách cho tên ông quan, nếu ông quan này quả là người quen, thì thím quyết nhờ ông ra tay triệt bọn bất nhân, cho người khác khỏi phải vạ như thím. Nhớ lại cái nhục nhã đêm hôm trước, thím rất căm hờn. Thím thương chồng, giận thân và tủi phận. Một lúc lâu, thín Hing đứng dậy, đi một mạch nữa thì tới ga. May lúc ấy xe lửa chưa tới, thím bèn lấy vé xuống ga tỉnh. Đến nơi, thím vào nghỉ ở hàng cơm, trước dinh quan Bố, và hỏi người chủ nhà: - Bà làm ơn cho tôi biết quan Bố ngài tên là gì? - Bà muốn vào hầu ngài à? Ngài tên là ...Đ.V.T. Thím Hìng mừng rõ, hôi: - Năm nay ngài trạc bao nhiêu tuổi? - Tôi không biết, vì tôi có rõ mặt ngài đâu. Thỉnh thoảng ngài ra phố, thì ngài ngồi trong ô tô.hòm, chạy vun vút. Tôi chỉ thoáng thấy ngài beo béo và không để râu. Thím Hing cau mặt nghĩ ngợi một lát, rồi lại hỏi: - Ngài có đông con châu không?” - Không rõ, nhưng tôi nghe nói cậu ca học ở bên Tây, đâu sắp về. Thím Hìng cố nén sự động tâm: - Bây giờ hắn ngài có nhà đấy nhỉ? BƠ VƠ 541 - Không, ngài làm việc trong tòa án, đến gần mười hai g1ờ mới về. - Tôi cứ ngồi chờ đây, thì chắc gặp ngài. - Không, ngài hay đi lối cổng sau, đường gần hơn. Được biết ngần ấy điều, thím Hing hớn hố, nhìn lên chiếc đồng hồ quả lắc treo trên tưỡng, rồi trả tiền nước và đứng dậy. Thím quành hai phố, hỏi thăm đến cổng hậu dinh quan Bố, thì chờ ở đó. Thím qua lại, đưa mắt nhìn trong hai cánh cửa mở toang, thỉnh thoảng thấy người nhà chay tấp nập và chốc chốc có những giọng the thé quát mắng. Chắc đó là vợ ông Bố. Thím thở dài, thờ thẫn và tò mò, thím dừng lại thử cố chờ để xem mặt quan bà. Nhưng thím chỉ được nghe những giọng đài các mà thôi: - Mặc kệ mày! Tao chị cho mày hào rườỡi thôi, mày đem ra quăng vào mặt nó và bảo nó rằng trong này mua, phải tính giá nội. Tự nhiên thím Hing thấy khinh bỉ và tức bực. Bỗng một người ra dáng vội vã, đi từ trong sân ra. Thím Hing gọi lại, hỏi: - Này anh, tôi nhờ việc này. Người kia cau mặt, gắt: - Không nhờ gì cả. Đang bực cả mình đây. Nói đoạn, người ấy cắm cổ đi. Thím Hing nhìn theo, thím hiểu cả cách mua bán của nhà quan, nên thím không tiện làm cho người ta vừa phải mắng, lại khó chịu thêm về thím. 542 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP Một lát, người ấy về, thím đứng đón ở cổng, nói: - Anh bếp, làm đn cho tôi hỏi một tí việc. Tên người nhà bĩu môi bïu mỏ, giơ tay nói: - Bà tính thế có bực mình không? Muốn ăn thứ ngon, lại không chịu mất tiền, thành thử tôi phải bù mất ba xu. Áy thế lại còn ngờ tôi ăn bớt. đấy. Thím Hing gật gù lấy lòng, nói: - Bà lớn nghiệt lắm nhỉ! Anh bếp trợn mắt, thì thào: - Còn phải nói! Bà lớn mà như trẻ con thôi, hết năm nay, tôi cũng lậy cả nón. - Quan lớn bao giờ về, anh? Tên người nhà nghiêm nghị quay lại. hỗi: - Bà hỏi có việc gì? Bà ở đâu? - Tỏi muốn hầu chuyện quan lớn một lát. Tên người nhà nhìn thím Hing từ đầu đến chân, lại hỏi: - Bà hầu chuyện việc công hay việc tư? - Việc tư. Đổi ra nét mặt dịu đàng. tên người nhà lễ phép, đáp: - Thưa bà, thế thì mời bà vào, có bà lớn eon ö nhà. Thím Hìng cười, nói: - Tôi chưa biết mặt bà lớn. Tôi phải chờ quan lón về. - Bà ỏ đâu à? - Tôi ở Hải Phòng. BƠ VƠ 548 - Để tôi vào bẩm với bà lớn. Mời bà cứ vào, bà lớn tôi rất để đã. - Không, tôi eÂn gặp quan lớn kia. Tên người nhà ngần ngừ một lát, rồi nói: - Thế thì không may cho bà. Quan lón tôi tan hầu ở tàa ra, thì lại đằng quan Phán Vĩnh ăn cơm, rồi đi thẳng Hà Nội, ngày kia mới về sớm. Thím Hing thất vọng, hỏi: - Hiện bây giờ, chắc ngài còn ở trong tòa. Tên ngưòi nhà lắc đầu: - Bây giờ thì quan tôi đến nhà quan Phán rồi. - Nhà quan Phán ở đâu? - Bà lại đằng ấy không tiện, vì hôm nay đông quan khách. Mời bà cứ vào trong nhà cũng được. Thím Hing ngần ngừ, rồi vấn vơ, nói: - Tôi cảm ơn anh, tôi có nhà quen ở ngoài phố, tôi chờ quan lớn về, rồi vào hầu cũng được. Tên người nhà chào thím Hìng, vừa đi vài bước, đã bị gọi giật lạt: - Này anh bếp, anh nói thực nhé, bà lớn ác nghiệt lắm à? Tên bếp nhìn thím Hing như có ý nghỉ ngờ điều chị, rồi đáp: - Thưa, không ạ. Thím Hìng cười, nói: - Anh đừng sợ tôi, tôi không quen bà Bố đâu. À, cậu cả 544 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬ P đi Tây học, tháng nào thì về nhỉ? Tên bếp càng ngạc nhiên, đáp: - Cậu con mới đỗ, đã xuống tầu được hơn tuần lễ. Thím Hing mừng rỡ, nhưng cau mặt, vờ hồi: - Bà lớn có yêu cậu cả không? Tên bếp cười: - Bấm, bà lớn con chiều cậu con lắm. Chẳng thế, cậu con xin gì, bà con cũng giấu quan con mà chao. - Anh có biết mặt cậu cã không? - Cá. - Cậu cả giống quan lớn hay bà lớn? - Giống bà lớn như lột. Thín Hing biến sắc mặt, ngạc nhiên tự thốt lên hai tiếng: “Quái nhỉ”. Rồi thím thở đài rất mạnh, bằng khuâng như người lạc đường. Thím toan hỏi vài câu nữa, song anh bếp đã chạy vào lúc nào mất rồi. Thím Hing bối rối, thân thờ. Quả là thím bị loạn trí. Thím bước chân đi mà không định trước đi đâu. Loanh quanh được vài phố, thím Hing bỗng thấy một hiệu sách, thím xực nghĩ ra, mới vào mua giấy, và ngồi một chỗ riêng ở đó để viết một bức thư gửi cho ông Bố Ð.V.T Thưa quan lớn, Tên tôi là Trần Thị Hương, mà hai mươi năm về trước, người ta vẫn gọi là Hương Con. BƠ VƠ 545 Hẳn quan lớn nhớ ra tôi rồi. Thế thì bây giờ, tôi xin nhờ quan lớn nghĩ đến tình xưa nghĩa cũ mà tất lực xét cho tôi một việc: Nguyên từ ngày mẹ tôi chết, nhà cửa tôi sa sút, tôi mới phải lấy một người Khách tên là Sường Hing, làm tài công ở Hai Phòng. Ngót mười năm nay, tôi an phận với chồng tôi, nhựng chẳng may mới đây, chẳng tôi mất việc làm, nên tôi phải nay đây mai đó, buôn bán ngược xuôi để kiếm ăn. Ngày hôm kia khi qua quãng rừng Voi Phục, tôi bị một bọn cướp đổ ra bắt trói. Chúng lấy hết hàng hóa, và giữ tôi lại một đêm, làm tôi đê nhục, đến sáng hôm nay mới thả cho về, mà trước khi cho tôi được tự do, chúng còn dám ngạo mạn mà thách cả tôi đi trình báo quan lớn. May cho tôi được gặp quan lớn eal trì ở hạt này, vậy tôi nhờ tay quan lớn tróc nã và trị bọn chúng nó. Chúng nó lần lút ở cánh rừng Voi Phục cả thẩy sáu đứa. Thằng đầu đẳng tên là Chúa Cụt. Nếu quan lớn có cần đến tôi, tôi xìn thân hành đi hướng dân. Xin quan lớn hết lòng cho tôi việc này, và xin quan lớn tha lỗi cho tôi dám viết giấy này đến quan lớn. Tôi đã chờ để được hầu quan lớn, song tôi hỏi thăm, thấy nói quan lớn đi dự tiệc và xuôi ngay Hà Nội. Vì vậy không thể chờ lâu, tôi đánh bạo viết thư này, tuy nó không phải là đơn, song tôi biết rằng quan lớn bao giờ cũng nhân từ, quảng đại, và sẵn lòng tha thứ cho tôi. Sau hết, tôi xin chúc quan lớn thăng quan tiến chúc, 546 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP bà lủn mạnh giỏi, tà nung cậu ca dịu học thành tài. Tôi, mang cho cộu gì đó củng trong gương cụu cá, học hành cham chỉ, Nav hính thư TRẤN THỊ HƯƠNG tức HƯƠNG CON Viết xong. thím Hing đọc đi đọc lại nhiều lần. rồi ngồi thừ ngươi, có về ảm thầm giận dữ. Thím mua phong bì tem, đề cho ông Ð.V.T. và bỏ thư vào trong, dân lại. Thím hỏi tham đường ra nhà Bưu điện. đứng trước thùng thư, đắn đo một lát. rồi tặc lưỡi, thím lầm bẩm: - Nếu thư này không cỏ kết qua, thì con người ấy thật là bạc. Đoạn. thím lách chiếc phong bì vào miệng thùng thư, bỏ rơi tọt vào trong, rồi hồn hở thuê xe ra ga, đợi chuyến xuở: về Hà Nội. BƠ VƠ 547 x Trong phòng dự thấm nie. xe nhà sơn quang dầu đỗ ở thểm tỏa Án, ông Bố Ð.V.T thong thả bước xuống đất, theo dọc hiên nhà, đi thẳng tới phòng dự thẩm là nơi ông làm việc. Theo lệ thường, đến giờ ấy, người thư ký riêng của ông đã đợi sẵn. Ông cởi cái áo sa, vắt lên mắc, rồi ngồi vào bàn, hỏi: - Thế nào, có gì không? Câu ấy xưa nay ông vẫn dùng quen để hỏi xem các báo mới nhận được, mà người thư ký phải đọc xem có đăng gì dính dáng đến công việc trong tòa án hay không. Người thư ký như cái máy, đáp: - Bẩm không. Đoạn. người ấy lấy kéo cắt mép ba lá thư và để trên bàn, trước mặt ông. Ông Bố nhìn qua nét chữ ở các phong bì để xem cái nào nên đọc trước, thì ông mở ngay thư của con ông ở bên Pháp gửi về. Ông đưa mắt qua loa mấy dòng đầu, rồi nói một mình: - Người đã đi gần đến nhà rồi thư mới tới. Đây là cậu bỏ vào thùng Bưu điện trước khi xuống tâu. 548 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP Người thư ký đáp: - Dạ. Chắc trong thư không có việc gì quan hệ, ông Bố đọc xong, rồi đưa người thư ký: Bỏ vào cặp, chốc nữa trình bà lớn. Đoạn, ông mở đến bức thư của bạn ông ở Hà Nội. Vừa xem, ông vừa cười, vừa nói: - Chó chết. Như thế mà không mua, có phải thiệt không. Rồi ông nhìn người thư ký. Người này tuy không hiểu, nhưng cũng tủm tỉm, đáp: - Dạ. - Thế là mất không ngót trăm hai bạc đấy nhỉ? - Dạ. - Xé đi. Ông đưa tờ giấy đã vò nát cho người thư ký và cầm bức thư thứ ba. Nhìn chữ đề bì, ông chán nản, vì biết rằng thư này là của mật người lạ. Chắc là một tên dân nào muốn khiếu nại điều chi, làm ông phải bận bịu thêm công việc. Ông khó chịu. Song, ông cũng phải đọc. Bỗng ông biến sắc mặt, liếc mất đưa lên nhìn người thư ký, và bảo: - Hãy cho ra. Người thư ký chỉ chực đó để sẵn sàng đáp bằng những tiếng dạ, mỗi khi thấy ông đọc thư và chêm vào những câu không tài nào hiểu được. Lần này thì ông không nói gì cả. Hai nét răn trên trần ông nếi rõ lên; rồi gập thư bỏ vào túi. ông vắt chân chữ ngũ, ngồi thừ người, một tay chống vào BƠ VƠ 549 cằm, một tay gõ cả năm đầu ngón vào thành bàn để đánh nhịp. Đó là một thói quen, khi ông có điều gì phải nghĩ ngợi quá mà đâm lo. Nhưng hai mắt ông vẫn lóng lánh. Một lát, độ năm phút, bai nét răn trên trán mờ dần, ông bắt đầu rung đùi, và há méo mềm để gãi chỗ cằm sáng nay chưa cạo kỹ. Lúc ấy là sự lo âu gần tiêu tần hết. Bỗng chiếc ghế gỗ lùi giật lại sau, rít mạnh bốn chân xuống gạch, nghe giật mình, ông Bố đứng phắt dậy, ra mở toang hai cánh cửa chớp, rồi lại ngồi trên ghế. Ông móc túi, lấy tờ giấy ban nãy để đọc lại, và trong khi ấy, tay ông tấn mẩn nâng gáy khăn dần dân lân gần đến đỉnh đâu, rồi cứ để nguyên thế, mỗi khi nghĩ xong việc gì, ông thường thấy đau nhoi nhói ở thái dương. Đoạn, ông gọi: - Sinh! Người thư ký vội vã chạy vào. Ông hỏi: - Hôm kia, ở nhà có khách nào đến không? Sinh ngơ ngác nghĩ, ông Bố nói: - Người đàn bà lạ ở Hải Phòng? - Bấm không. Ông Bố trầm ngâm và hất hàm: - Ra hỏi thằng xe. - Bấm, anh ấy về rồi. - Được, không hề gì. Rồi ông nói một mình: - Bọn chúng nó hoành hành dữ quá. Mà không biết lúc 550 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP mình bắt được, mình có ăn thua gì không, hay lại công toi! Người thư ký đáp: - Dạ. - Sinh! Biên vào số tay cho tôi: Khoản thứ hai, - Chúa Cụt, rừng Vai Phục, nghe chưa. Rồi ông Bố lại lầm bẩm: - Làm việc mà không a1 biết, hoặc mà người ta không nhớ cho, thì làm làm gì. Nói xong, xé nhỏ bức thư, vứt vào sọt giấy, vui về xoa hai bàn tay, rỗi mở tập hồ sơ để trên bàn, vừa ngáp vừa xem lại bản khẩu cung lấy dở từ hôm trước. Bỗng có tiếng gõ cửa, ông Chánh án vào. Hai ông quan lớn bắt tay nhau, ông Án nói: - Tôi thấy bên tòa nói chuyện chiều hôm qua đâu Cụ sắp phái Quan lớn đi bắt bọn cướp trong Voi Phục, Quan lớn đã biết tin ấy chưa? Ông Bố sứng sốt, ngạc nhiên đáp: - Chưa. - Vì có một bức thư của con mụ Khách bị hiếp người lấy của đưa đến tòa, nên Cụ bảo nhất. định trừ tiệt quân glan Ấy. Ông Bố nhăn mặt, vuốt cả ngực lẫn bụng: - Tôi độ này thấy trong mình yếu lắm thì tuân thế nào được lệnh ngài. Có lẽ tôi phải xin phép đi Hà Nội, nhờ đốc tờ xem bệnh gì mà kém ăn kém ngủ quá. BƠ VƠ 551 - Nhưng Cụ đã bảo, ta khó lòng cưỡng lời. Bọn cướp này bạo ngược, nếu không trừ ngay thì chúng còn ngày nào, tai hại cho dân ngày ấy. Tôi tưởng phi Quan lón, không ai bắt nổi. Ông Bố cười lại: - Quan lớn dạy lẫn! Chắc Cụ cho tôi công việc nhàn hạ lắm nên phải đi, chứ Quan lớn tính, tôi có lúc nào rỗi đâu. Trên bàn, lúc nào giấy má cũng ùn lên, làm không xuết! - Quan lớn không nên từ chối, để Cụ không bằng lòng. Cụ đã phó thác cho công việc nặng nề, khó khăn, ắt là Cụ đã suy xét, biết tài bắt cướp của Quan lớn. - Đành vậy, nhưng tôi muốn nghỉ ít lâu...Thôi, để nhường Quan lớn việc này nhé. - Nhưng Quan lớn giúp tôi một kế nhé... Ông Bố cười: - Khó gì mà phải mưu với kế. Nếu muốn bắt bọn cướp ấy. chỉ bằng ta cứ thả mỹ nhân ra. Ở đời, việc gì mỹ nhân không làm nổi. Ông Chánh án rất phục, vỗ đùi khen: - Ừ nhỉ, đó là một cách rất thường dùng mà bao giờ cũng có kết quả, vậy mà lần này tôi không nghĩ ra. Và bọn cướp chi lấy của hiếp người, chì bằng ta cũng thả người thả của cho chúng nó vào cạm. - Phải, mà mình cũng chẳng cần bước chân tới sào huyệt chúng. Ta phái đứa đi thám thính, biết bọn chúng 552 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP nó ngần ấy người và khí giới những gì, thế là cứ thả đàn bà và giữ chặt chúng nó vào một nơi; khi ấy ta vào bắt, quyết là không khó nữa. - Vâng, nhưng nếu dễ thì mấy lần trước chúng nó cũng chẳng thoát. Thấy chúng nó sống dai được đến ngày nay, trốn tránh được bao nhiêu lần bắt bó, thì mình cũng nên cần thận lắm mới được. Ông Bố lắc đầu: - Mình nên lấy sự can đảm làm đầu. Mình đừng sợ nó. Bao giờ gian cũng phải sợ ngay. Lúc nào mình cũng phải in sâu vào óc rằng mình thay mặt pháp luật, đi làm ích cho người lương thiện, và mắt lưới pháp luật rất nhỏ, kế gian phi không chuI lọt ra ngoài được. Ông Chánh ân cười, nói đùa: - Vâng, quả thế. đến ngay người lương thiện mắc phải lưới pháp luật cũng khó lòng ra được luống chị kẻ gian! Hai ông quan đắc chí, cười ha hả. Rãi tự nhiên, ông Chánh sực nghĩ ra một điều, hỏi: - Ä, Quan lớn có quen con mẹ Khách ấy không? Ông Bố ngạc nhiên, hỏi: - Con mẹ nào? - Con mẹ bị mất cướp, nó làm giấy trình Cụ ấy. - Không. - Quái, ở bên tòa họ nói rằng trong đơn nói có quen biết Quan lớn, và xin Cụ cho Quan lớn đi truy nã bọn gian. BƠ VƠ B53 Ông Bố cúi mặt, hai tay gãi trán để che mắt một lát, đáp: - Cải lối ấy, dân họ hay làm lắm. Chúng nó tưởng quen ông quan ấy, ông quan nọ, thì là người có thế lực, quan trên sẽ nể và tất lực cho. Chứ có biết đâu rằng... - Phải, mình tất lực là vì mình làm việc cho mình, chứ ai làm đầy tớ chúng ná. Bỗng tên loong toong vào đưa cho ông Bố bức thư. Ông Bố xem xong, mỉm cười, nhìn ông Chánh án, nói: - Cụ gọi tôi về việc ấy, tôi phải vào hầu để Cụ đặn dò. - Nhưng Quan lớn cố từ chối nhé. - Tôi xin hết sức từ chối để dành việc cho Quan lớn. Nói đoạn, ông Bố nhanh nhẩu vớ cái áo sa, vừa đi vừa gài khuy. Ông Chánh án nhìn theo, chan chứa hy vọng. Độ một giờ sau, ông Bế về, vào buồng giấy ông Chánh án, lắc đầu, buồn bã nói: - Nhất định Cụ không nghe cho tôi ở nhà. Tôi nói mấy hôm nay tôi sốt, mà Cụ cũng mặc kệ. Cụ cho tôi một hộp thuốc hổ, bắt tôi tiêm ngay, rồi chóng mà đi. Cụ bảo việc bốn phận, phải lấy lương tâm mà làm, không được viện có gì mà từ chối. - Quan lớn không đã động gì đến tôi? - Có, nhưng cụ bảo Quan lớn nhiều việc quá rồi, không muốn bắt Quan lớn phải bận rộn thêm nữa. 554 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP Nói đoạn, ông Bế sang phòng dự thẩm cho người thư ký về trước và đặn: - Nếu ở nhà có người đàn bà nào lạ mặt thì phải đến bầm vái ta ngay. Rồi ông đóng cửa buồng giấy, cởi áo, nhấc khăn ra, rồi khoanh hai tay trước ngực, yên lặng như bức tượng. BƠ VƠ 555 xí Dự thẩm ong phòng án, ông Bố nghiêm trang ngồi làm việc. Người thư ký riêng sắp sẵn giấy bút để biên khẩu cung tên Chúa Cụt, đã bị sa vào lưới phấp luật. Vụ bắt bớ quan trọng này làm sôi nổi cả dư luận. Các báo đăng tin ấy, không tờ nào không in ra hàng cột, kể những tội Ác của tên đại bợm, và khen tài ông Bế chánh Đ.V.T. Của phòng dự thẩm mỏ rộng. Hai người lính giải Chúa Cụt bị xích tay vào. Ông Bố đưa mắt nhìn tên tướng cướp, rồi cười một cách mỉa mai. - Bây giờ hắn mày hối hận lắm? Chúa Cụt vẫn thản nhiên, nét mặt cương quyết, ngãng đầu ngắm khắp phòng, không đáp. Hai tên lính đứng hai bên cửa, thấy Chúa Cụt có vẻ xấc láo thì nổi cơn giận, định chạy lại toan giơ tay tát, song ông Bố xua tay, bảo: - Cho các anh ra ngoài. 556 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP Đoạn, ông nhìn chòng chọc vào mặt Chúa Cụt. Hai mắt ông quắc lên, tưởng chừng như cố lấy hết uy vệ để thu hết can đảm của tên cướp. bút, Một lát, ông hỏi: - Tên mày là gì? - Bẩm, tên con là Chúa Cut. Ông Bố nghiêm mặt: - Tên thật kia. - Bầm, là Sửu. - Họ gì? - Nguyễn Văn Sửu. - Bao nhiêu tuổi? - Hai mươi mốt. - Nơi sinh? Chúa Cụt ngây mặt, không đáp. Người thư ký dừng ngấng đầu hỏi: - Đẻ ở đâu? - Tôi không biết. Cau đôi lông mày, người thư ký đống dạc nói: - Khai cho thật, oeạ lớn sẽ thương tình mà giảm tội cho. - Bẩm thật, tôi không biết. Ông Bố hỏi: - Tên cha, tên mẹ? Chúa Cụt đáp: - Bẩm, con không biết. BƠ VƠ 557 Ông Bố nhìn người thư ký, bĩu môi, giơ hai cánh tay lên, tö ý thất vọng. - Cái gì cũng không biết! Kệ nó, hơi đâu mà vặn mãi! Người thư ký đáp bằng tiếng “dạ” mọi khi, rồi loay hoay biên. Ông Bố hỏi Chúa Cụt: - Mày đã bị bắt, thế nào cũng phải khai thực, nghe chưa! Hễ còn chối kháng biết, thì mày sẽ biết. Chúa Cụt mỉm cười, thần nhiên đáp: - Bẩm, con chỉ đáp được những điều con biết. - Mày đã can án mấy lần? - Bấm một. - Tội gì? - Con không biết. Ông Bố nộ khí xung thiên, đập mảnh đá chặn giấy xuống bàn, ngầu ngầu đôi mắt nhìn Chúa Cụt, quát: - Ăn cắp, ăn trộm, giết người, hay hội kín? Hay mày lương thiện như tao mà phải tù? - Bầm, con bị đổ oan là ăn cắp. Ông Bế vẫn còn giận: - Oanl! Phải, oan! Mày can án năm nào? - Năm con mười ba tuổi. Ông Bố bu môi, ngắm nét mặt Chúa Cụt: - Hết hạn tù ăn cắp, mày đi ăn cướp! Mày đã tụ họp nhiều người trong cánh rừng Voi Phục để lấy của, biếp 558 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP người, phải không? Mày là chủ bọn ấy. Không khai cho thực, thì hai mươi năm tù! Chúa Cụt im, không đáp. Ông Bố hỏi: - Đẳng mày còn những đứa nào chưa phải bắt? - Bầm, chúng eon cá năm đứa, đều bị giải cả rỗi. Ông Bố nhác thấy trong ngực Chúa Cụt có vết chàm vẽ, bèn bảo người thư ký: - Cởi khuy áo nó ra. Rồi ông lấy cái thước dài, đưa theo từng nét của cái mặt hố phù châm chàm trên làn đa xám của tội nhân. Ông hất hàm, hỏi thêm để giải trí: - Cánh tay mày có gì không? Khiếp thịịc! Quân này mà không bị làm tội nặng, thì đời còn bị tai hạ! Người thư ký cởi tuột cái áo ra. Hai cành hoa đôi nhau trổ rất công phu trên bắp thịt mập mạp. Đoạn, ông Bố đứng dậy, với nhìn chân Chúa Cụt. Người thư ký vội vén quần tên cướp lên. Nhưng lần này, ông Bố không hỏi và nói thêm câu gì, tự nhiên hai nét răn trên trán ông lờ mở hiện ra. Mà hình như ông bối rối. Ông móc túi, lấy hộp thuốc lá ra, đánh diêm châm hút một điếu, rồi bỗng ông hỏi: - Tại sao tên mày là Chúa Cụt? Chúa Cụt nhìn chân mình, đấp: - Bẩm, tại chân con cụt mất một ngón. Ông Bế đằng hắng, như để thở dài, hỏi: - Vì sao mày bỊ cụt? AI chém mày? BƠ VƠ 559 - Bẩm con không biết. Người thư ký gắt: - Cái gì cũng không biết! - Tôi không biết thật, vì chân tôi nó như thế từ thuỏ bé. Ông Bố lặng thinh, hút ba bốn hơi thuốc lá Hển, rồi bảo người thư ký: - Ra mở rộng cánh cửa. Đoạn, ông mở rộng cổ áo sa, và đặt khăn xuống bàn, nhìn trước nhìn sau, có vẻ bứt rứt. Một lát, ông dịu dàng, nói: - Tại sao mày phải đi ăn cướp? Sao không kiếm một nghề lương thiện mà làm ăn? Chúa Cụt mim cười: - Bầm, tại con đói, đối với con, nghề nào nuôi được thân là lương thiện với con cá. Người thư ký chấm mực. ông Bố giữ tay ngăn: - Khoan, đừng biên vội. Rồi òng hỏi: - A1 dạy mày làm những tội ác? - Bẩm quan lớn, chẳng aì đạy con hết. Mà dễ thường chính con đạy eon, vì nếu không ấn cướp, con sẽ chết. đói. - Người thư ký cau mật, tặc lưỡi vài cái, tô ý khó chịu, măng: - Án nói cho lễ phép. Ông Bố tặc lưõi: - Mặc nó. Ta muốn biết sự thực thì để vậy cho nó nói. 560 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP Người thư ký lầm bẩm: - Lại cồn giỏ văn chương! Ông Bố nái: - Mày ăn nói như người có học, biết suy nghĩ. Nhưng muốn sống một cách hẳn hoi, thì ở đời thiếu gì cách, sao mày lại chọn nghề ăn cướp? - Bầm, con cũng biết nghề này rất nguy hiểm, mà ở đời còn bao nhiêu cách kiếm ăn tử tế, song vì đời không cho con được ăn ở hiển lành, nên bất. đắc đĩ con mới phải ăn cướp. - Mày nói lạ! - Bẩm thật, con đã đi ở mà người ta không nuôi, con làm gì người ta cũng không cho làm. Gia đình nào cũng hất hủi con. Vậy thì người đời chẳng tử tế với con, tất con, phải là kế thù của người đời, bắt buộc người đời phải cho con những thứ cần để sống. Người thư ký lại tặc lưỡi. Ông Bế khoan thai nói: - Thuở bé, mày có đi học không? - Bẩm có, nhưng chẳng được mấy hột chữ. Con phải bỏ học, vì con bị người ta đuổi con đi. - Người ta là ai? - Là ngưỡi nuôi con. - Tức là cha mẹ mày? - Bẩầm quan lớn, con không có cha mẹ. Ông Bố tái mặt, Chúa Cut nói tiếp: - Bởi nêu con có cha mẹ thì quyết con không đến nỗi phải thế này. BƠ VƠ 561 Chúa Cụt cảm động, chớp mắt luôn rnấy cái. Ông Bố như cũng thương tình, thở dài. - Thế mày ở với a1? - Con ở với những người chưa biết cội rễ con. Nhưng đến khi biết con lại không nuôi con nữa. - Tại làm sao? - Con không hiểu. Nhưng chắc rằng người ta cho con là cá) giếng xấu xa ghê tởm, cái giống có máu của người đề Ta COH. - A1 đẻ ra mày? - Bầm quan lớn, nào con có biết. Người ta nhát được con ở miếu mà bây giờ con quên tên. Điếu thuốc lá ông Bố đương cầm ở tay tự nhiên rơi xuống bàn. Mẩu tàn long ra, rời rạc, rỗi bay tán loạn trên mặt tờ giấy thấm rộng. Người thư ký vội vàng phông mồm, thổi phù phù và giụi lửa thuốc lá đi. Ông Bố eau mặt, hỏi: - Mày biết rõ thế à? - Vâng, vì con được nghe rõ câu chuyện. Mẹ con đã không nhận con ngay từ thuở lọt lòng. Cha con đã tránh mặt con ngay từ thuở con còn trong bụng. Vậy hai người làm ra cơn còn độc ác thế, trách gì người đời tàn nhãn với con. Người ta tàn nhân, vì người ta chắc con cũng có máu độc ác của cha rmẹ đẻ ra con. Ông Bðỡ thở dài, sai người thư ký ra phố mua một vài thứ. Đoạn, ông ngồi xích lại gần bàn, khoanh tay nói: 562 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP - Nhưng đồi này thiếu gì những đứa như mày mà sau này nên người khá giả. - Sự đó eon không được biết, con chỉ rõ riêng có đời con. Con sở đi phải ăn cướp, hiếp người lấy của, làm nên những việc bất đắc đi ấy, đến nỗi nay mai phải tù tội, là do tội cha mẹ con. Bởi vì nếu con ở với cha mẹ con, thì đâu con đã phải khổ sở. Nếu cha mẹ con nghèo đói, thì con cũng sung sướng mà chịu nghèo đói, nếu cha mẹ con phong lưu hoặc giầu có, thì con được học hành, dù chẳng có ích cũng khâng đến nỗi có hại; chứ quyết con không phải bơ vơ xó chợ đầu đường, tính kế sinh nhai bằng cách mà quan lớn cho là gian ác, phải dăng lưới pháp luật ra để bắt tội. Ông Bế mỉm cười. Chúa Cụt nói tiếp: - Vậy thì cha mẹ để con làm con nên gian ác. Sở dĩ ngay từ thuở bé, con bị người đời ghét bỏ, ghê tổm, chẳng qua là người ta ghét, người ta ghê cha mẹ con, chứ con đã làm gì nên tội lỗi! Thì ra cha mẹ con đề ra con để con chịu thay tội lỗi, cha cha mẹ con được hướng sung sướng, lấy tiếng là lương thiện với thế gian. Ông Bố lại mỉm cười: - Chắc đâu! Thế sao mày không tìm cha mẹ mày? - Bầm quan lớn, người ta cố trốn tránh eon thì con tìm sao được. Ví thử con có đứng trước mặt cha mẹ con, hồ dễ cha mẹ con đã nhận! Ông Bố cúi gằm mặt xuống bàn, rồi lại nhìn chồng chọc vào mặt Chúa Cụt, hỏi: - Xem ra mày oán cha mẹ mày lắm? BƠ VƠ 563 - Vâng, bởi vì cha mẹ con ích kỹ, vô nhân đạo! Ông Bố xám mặt, cúi xuống gãi chân, coi bộ rất. luấng cuống. Một lát, ông mới nói: - Thế ngộ nay mai có người nhận mày là con thì mày... Chúa Cụt cười, rắn rỏi cướp lời: - Bẩm quan lớn, khi nào con chịu nhận ai là cha mẹ nữa! Con là đứa con hoang của xã hội. Xã hội đẻ con, xã hội dạy con! Thấy có bóng người ngoài cửa, ông Bố ngăn: - Thôi, thôi! - Bầm, thật thế. Thuở bé, con rất hiển lành... - Thôi! Người thư ký bước vào. Ông Bố ngồi nghiêm trang lại, - Mau, tôi chờ mãi. Đoạn, nhìn Chúa Cụt, ông nói: - Mày đã làm một việc vô nhân đạo đối với một người đàn bà. Chúa Cụt lại mim cười: - Bầm quan lớn, đó là trời quả báo người ấy. Ông Bố Vội Vàng giơ tay ngăn cuống quýt: - Khoan! Khoan! Dứt lời, ng hất hàm, bảo người thư ký ra ngoài một lát và đóng cửa lại, rồi ông run run khẽ hỏi Chúa Cụt: - Mày bảo trời quả báo người ấy. Thế mày có biết 564 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP ngưỡi ấy bao nhiêu tuổi không? Mày có biết người ấy là thế nào khöng? Chúa Cụt ngơ ngác đáp: - Bấm, những cái đó con không cần biết. - Vậy sao mày bảo trời quả báo? - Vì người ấy đã làm một việc trái pháp luật. - Trái pháp luật? - Dạ. Người ấy buôn thuốc phiện lậu. Ông Bố thở dài thật mạnh và thật nhanh, như trút được nỗi lo âu. Song, tự nhiên ông lò đờ nghĩ ngợi. Một lát, Chúa Cụt nói tiếp: - Như vậy, tức là nó bị quả báo. Ông Bố ôm trán, cau mặt vân vê cái quản bút, rồi ông gọi: - Đinh] Người thư ký rón rén vào, ông bảo: - Gọi hai tên lính dẫn tên này vào nhà pha. Hôm nay, tôi thấy khó ở lắm, chưa hỏi được điều gì cả. Bạn khác hãy biên cung. Nói đoạn, ông lử thử đứng dậy, mặc áo, gài khuy. rồi 1d đễnh đi ra, đến nỗi người thư ký phải nhắc: - Bấm, khăn ạ. BƠ VƠ 565 xu Một bức thư ˆ đЄy Bế bơ phờ như người mất trí. Bữa cơm sáng hôm ấy, ông không ăn, nói rằng nhức đầu và gây gây sốt, rổi ông bảo đóng các cửa buêng ngủ để đi nằm. Bà Bố sai luộc trứng để đánh gió, và cho đi lấy thuốc giải cảm, nhưng ông nhăn mặt, gất: - Để tôi yên tĩnh nghỉ ngơi. Ông không muốn nghe một tiếng động, mà nhất là không thích cho một ai qua lại chỗ ông nằm. Bởi vì ông không tiện tỏ cho người khác hiểu ông phải bệnh gì. Ông thở dài và trần trọc luôn. Đang nằm vắt tay lên trán, duöi thẳng hai chân, bỗng ông vùng ngồi dậy, bứt rứt, gãi đầu, nhìn xung quanh, đặt cái chén đang ở đĩa ra bàn, rối lại bầy vào đĩa. Ông đưa đi đưa lại hai cảng chân, chán rải ông rung đùi, đoạn lại nằm, vắt tay lên trán, thở những tiếng rền rĩ. Bà Bố rất lo lắng. Trước thì bà cho rằng ông phải cảm, nhưng thỉnh thoảng ngó vào buồng, thấy dáng điệu chồng thì bà lại sợ hơn, vì đoán chắc ông bị ma làm. Ở nơi rừng 566 NGUYỄN CÔNG HOAN TOÀN TẬP thiêng nước độc, thiếu gì các vị thần lình, ma đại thờ trong các túp con con đã vật chết biết bao người vô ý. Bà hỏi dò những lính tráng đã đi hầu ông, xem ông qua những chề nào có thờ tự, để bà giấu ông, sửa lễ tạ. Buổi chiều, ông xin phép nghỉ, không ra tòa. Bà Bố rón rén đến cạnh ông, quạt phẩy mấy cái vào lưng và dịu đàng hỏi: - Bảy giờ, òng thấy thế nào? Không đáp. ông chỉ thở dài. Bà Bố lại hỏi: - Ông xơi cháo nhé?” - Thôi, tôi có đói đâu. - Ông thấy trong mình thế nào? - Tâi không có bệnh tật gì cả. Bà đừng lo ngại. Ổ tòa ra về, tự nhiên tôi nóng ruột, có thế thôi. Bà Bố nghĩ ngợi một lát, rồi hỏi: - Quái, mà tôi từ nãy cũng bồn chồn cả người. Này ông ạ, Cả bây giờ nó đến đâu rồi nhỉ? Ông Bố cười: - Không, nó đi tâu hai ống khói, đến bến nào nó cũng đánh dây thép về cho nhà yên tâm. - Thế sao cả ông lẫn tôi cùng ruột gan sôi nổi thế này? Ông Bố ngồi nhốm dậy: - Làm cha mẹ hay thấp thỏm vì con ở phương xa, chứ thực nó vẫn bình yên như thường. Bà Bố tươi tỉnh nói: BƠ VƠ B67 - Thực vậy, ở bên ta thì không có trường cho nó học, mà nó sang Tây, mình áy náy từng ngày. Chẳng hay xa nhà xa cửa, nó có được sung sướng không? Ông Bố cười gượng: - Mình có tiển gửi sang cho nó luôn, việc gì nó phải khổ! Nói đoạn, ông thở dài, rất ngao ngán. Bà Bố đắc chí, nói: - Thời buổi này, không có tiền cho con đi học đến nơi đến chồn, thì khó lòng mong cho nó làm nên. Rồi bà chép miệng, nói tiếp: - Đấy, thăng Tích con nhà chú Cửu, giá cứ nghe ông, để nó sang Tây, có phải bây giờ cũng cử nhân rồi không. Chú ấy cứ vẽ, nhà này nuôi bao nhiêu đứa đi Tây học chẳng được. Tự nhiên, ông Bố lờ đờ, nằm lả xuống, dáng rất mệt nhọc. Bà Bế lại nói: - Chú ấy cho là mình đẻ con ra, mình mới thiết cho ăn học... Thì nhân tâm ai chẳng vậy, con để ra chẳng qúy thì sao? Ông Bố nhăn mặt, nói: - Bà đừng nói chuyện, cho tôi nằm yên. Bà Bế cười, vừa đứng dậy vừa nói: - Để bây giờ nó lông bông, coi không khéo thì hư hỏng đấy. Ông Bố chờ vợ ra và khép ghịt cửa, rồi mới đập hai chân xuống giường mà kêu thật to: - Trời ơi!... 568 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP Đoạn, ông rên hừ hừ như người ốm nặng. Một lát, ông thồ tay lên đầu giường, bấm chuồng gọi. Tên người nhà khẽ mỏ cửa, bước vào. Ông hải: - Bà đâu? - Bẩm, bà con nghỉ trong buồng. - Tao cần ngủ từ bây giờ đến năm giờ chiều, không đứa nào được qua lại gần đây. Bà dậy. thì cũng bẩm thế. Tên người nhà Ìui ra, ông Bố đứng dậy, đi khóa cửa buồng, rồi ngồi ở ghế trước bàn viết. Ông trân trần hàng mươi phút, mới mở ngăn kéo, lấy tờ giấy rộng, vuốt bốn mép cho phẳng, rồi lại lặng yên, tay tỳ cằm, tay vớ quản bút, chọc vào lọ mực. Tôi là người quen thân uới cha anh, từ khí thấy anh bị sơ Uào lưới pháp luật, trong làng rất thương xót anh. Bởi uậy tôi uiết thư này, nhờ tòa chuyển giao cho anh, được các quan rủ lòng thương, không nở từ chối cúi ân nhỏ mọn ấy. Chắc đến nông nỗi này, anh oán hận cha mẹ anh lắm. Nhưng tôi là người đứng giữa, tôi biết chuyện đầu đuôi, uậy tôi bể rành mạch cho anh nghe, để anh đỡ giận hờn người nô tình đã đây đọa anh uào cói đời cơ cực. Nguyên cha mẹ anh không có cái ác tâm ruông bỏ anh từ khi anh lọt lòng đâu. Viết đến đây, ông Bố thỏ đài. đặt bút xuống, khoanh tay trước ngực, gục mặt, nhắm mắt, như cố nhớ lấy cho kỹ một việc xảy ra đã lâu năm. Một lát, ông chán nản câm bút viết, tiếp: BƠ VƠ 569 Cha anh là...con nhà dòng dõi. Ngày cha anh mới hai mươi tuổi, có quen biết một người con gái ở ngoài phố, con một nhà buôn bán. Người con gái ấy đẹp đẽ, nết na, trung hậu. Cha anh uà người ấy yêu nhau, đã hò hẹn ngấm ngâm cùng nhau rằng sau này sẽ trọn đời thành uợ chồng. Rồi người con gái ấy nhẹ dạ cùng cha anh mà có mang. Ông Bố cảm động, ngừng tay một lát, đọc lại bức thư, rồi viết: Ở oào buổi bấy giờ, đôi trai gái yêu nhau có thể ngỏ ý cùng cha mẹ để xin cưới nhau được. Nhưng hơn hai mươi năm uề trước, không ai công nhận cuộc hôn nhân bằng ái tình bao giờ, nhất là trong các gia đình to lớn như gia đình cha anh, thì quyền cha mẹ càng cao, mà phận làm con phải lấy sự nghe lời làm hiểu. Tôi thấy một lần cha anh khóc lóc thảm thiết uới người con gói ấy. Người này một niềm, nếu cuộc hôn nhân không thành, thì quyết chí quyên sinh để đỡ nhục cho gia đình. Năm đắn mười đo, một hôm cha anh mới đánh liêu tạ tội uới ông nội anh uà xin cưới mẹ anh uễ làm vợ. Ông nội anh thương tình, cho đi dò xét tính nết mẹ anh uà đã sắp bằng lòng, thì bà nội anh ,hất định phá, lấy lễ rằng con một ông quan không thể lấy được con một nhà dân. Cưới như thế, sợ người đời mai mỉa. Thì ra cha mẹ anh sở dĩ không lấy được nhau, chẳng qua chỉ tại sợ dư luận của xã hội khắc nghiệt có thể giết hại bao nhiêu linh hồn rồi! 570 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP Viết đến đây, ông Bố nhăn nhó, dậm chân xuống gạch, ngồi trầm ngâm một lát: Nhưng cha anh không phải người bạc tình. Cha anh cố nần nì, song bao giờ đàn bà cũng bhó tính, hẹp hồi hơn đàn ông, nên bà nội anh phải nọc cha anh ra, đánh một trộn thâm tím cả mình mấy, tò bắt chư anh phải thê rằng từ nay không được hé răng xin một nửa câu Uuê cuộc hôn nhân trái ngược ấy, uờ sơi nhốt cha anh tào buồng, nửa tháng không cho rư ngoài. Cha anh lo lắng, khóc sưng cả hai mốt, suối ngày lẩm bẩm, không biết nên xử trí thế nào. Bỗng, ông Bố cũng hai hàng lã chã. Ông lấy vạt áo lau mắt, và nhịn thốn thức: Một buốt tôi cha anh cho tiên tên lính canh, bò lên ra phố than thở tới mẹ anh, đã ốm hơn tuần lễ. Hai người đương oán hận trời 0à kể lể sự tỉnh, thì tên lính chạy ra, báo tin cho cha anh rằng, ông nội anh đương tìm. Cha anh sợ hãi, phải oê ngay. Nhưng ông nội anh uốn nhân từ, khuyên nhủ cha anh nên nghe lời nghiêm huấn. Cha anh thở dài, nói: "Thưa thày, con chỉ thương người eon gái ấy, suốt đời 0ì con mà nhỏ nhàng!” Ông nội anh nghĩ ngợi một lát, rồi đưa cha anh ba trăm bạc, uà cho phép cha anh ru phố, dỗ dành mẹ anh nhận lấy món tiên ấy làm bế sinh nhơi nuôi con, chứ tình thế bắt buộc, hai người bhông lấy được nhau, thì hỉ Dong bao nhiêu là tuyệt uọng bấy nhiêu. Mẹ anh độ ấy mới có mang được uài tháng, nên người BƠ VƠ 571 ngoài chưa ai biết. Mẹ anh không thể làm thế nào được, bèn cầm món tiên, rồi uê Hà Nội ở cho khuất mắt đến ngày sinh anh. Mẹ anh làm như vậy, chẳng phải tham tiền, song là vì quá yêu cha anh, muốn cho cha anh được vuông tròn mà giữ tiếng tăm con nhà thế tộc. Cha anh chỉ buồn nỗi rồi đứa bé sinh ra, suốt đời là đứa eon hoang. Một đứa con hoang với một đứa con thường, cũng là người cả, cùng làm nên bởi một cuộc chung đụng của đôi trai gái, ấy thế mà người đời coi trọng, khinh như một vực, một, trời. Viết đến đây, tôi muốn an ủi anh một tí, là nếu người đời ai cũng nghĩ như tôi, thì việc gì anh bị ai hắt húi, ghét bỏ. Thột oậy, đôi trai gái yêu nhau, rồi để con uổi nhau, thì đứa bé bị người ta ghét bỏ; mù đôi trai gái 0ị tất đã yêu nhau, xảy ra có con, thì đứa bé ấy được cả gia đình lẫn xã hội yêu chiêu. Đứa bé ấy để ra, người ta chẳng dị nghị gì hết, ruò sở dĩ người ta không dị nghị là do trước khi cha mẹ nó chung đụng uới nhau, người ta đã thắp mấy nén hương, đứng giữa trời lẩm bẩm uới ai những tiếng gì không ai biết. Thế mà đứa trẻ mà người ta gọi là con hoang, thì trước kia cha mẹ nó đã gắn bó, chỉ non thê biển cùng nhau, mà có khi uì bai chữ ái tỉnh, người ta có thể quên cả tính mệnh, danh dự, của củi, lần đất nước. Thôi thì, sống ở cái xã hội gòn dở, người không gàn dỏ bao giờ, cũng phải chịu nhiều nỗi cay đắng nhất. Ông Bố thở dài, trầm ngâm, rồi viết: 572 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP Bẩy tháng sau, một hôm cha anh tiếp được thư mẹ anh báo tin đẻ con trai. Song mẹ ơnh nghĩ đến thân thế mai aau, U} tất không thể cứ lịu đíu đứa con mà lấy được tấm chồng tử tế Đó cũng là một uấn để. Phải, mẹ anh nghĩ rất đúng. Một người đàn ông cá con riêng, có thể lấy uự tÙ tế như thường. Nhưng trái lại, đàn bà thì bhông thế được. Bởi uậy, mẹ anh phải trao trả anh cho cha anh uà hẹn đúng ngày giờ, cha anh đến miếu Âm Hồn làng Nội mà đem anh dê. Mẹ anh lại dặn rằng, anh có dếu hiệu riêng không thể lâm uới ai được, là cụt ngón út ở bàn chân phối, oà có nốt ruồi Ở trên trán. Tự nhiên. mấy giọt nước mắt từ má ông Bố chảy xuống giấy. Ông ngừng viết đến năm phút. Cha anh chẳng ruông bỏ anh đâu. Vì bà nội anh quá khắc, nên không cho cha anh được nuôi anh, cụ dọa nếu chu anh mưng đứa con hoang về thì cụ tự từ. Bởi uậy, cha anh phải cho tiên một tên đầy tớ thân bảo nó đến miếu Âm Hồn đem anh vê tà nhờ nó nuôi hộ. Từ đó đến ba năm sau. cha anh oầấn không có dịp được biết mặt anh, song uấn phai gia tiên để cho tên đây tớ nuôi nững anh. Một hôm, nhân một tiệc cha anh gọi tên đầy tá đến, hấy giờ mới rõ sự gian ù đối của tên đầy tổ Chao ôi, nó thú thực rồng, không tìm thấy anh. Mà ở trên bệ trong miếu Âm Hồn chỉ có một cái xác trẻ con, ngực bị đập nát béit. Đứa trẻ ấy không phải là anh, uì nó soi đèn bỹ, thấy đủ BƠ VƠ 573 cỏ năm ngón chân phải, oờ bỳ cọ bÿ uết mực đen nhém trên mặt đứa bé, không thấy có một nốt ruồi nào. Ông Bế lặng một lát, rồi viết: Thế là cha anh yên trí rằng anh đã chết, mà cái xác trong miếu Âm Hồn đó tức là anh, vì trời tối nên đây tớ không nhận kỹ dấu hiệu. Nhưng nay anh còn sống, thì chắc cá sự lầm lẫn gì đây. Tôi đoán phỏng chừng có Ìẽ tên đầy tớ cha anh không tìm thấy anh, sau một người khác thấy, hoặc trước khi tên đầy tớ đến miếu Âm Hồn, đã có người đem anh đi mất rồi, mà người này là người đã vứt lại cÁ xác có ngực bẹp kia chăng. Vậy thì đời anh sở đĩ bí đọa đây, là do cả cái xã hội bất công, quá hà bhắc, dp đặt cho người ta bằng một thứ tuân lý oô nhân đạo, chứ nào có phỏúi tội ở cha mẹ anh đâu. Anh không nên oán trách cha mẹ anh làm gì cho oan uống. Ông Bố nghiến răng, chọc bút mạnh vào lọ mục: Thôi, nhưng mà đời anh đã đi tới bước này, anh hãy cứ nên tạm chịu lấy. Anh đã chẳng được hưởng sự dưỡng dục của cha anh, đến mỗi bây giờ thành ra một kẻ gian ác, hiếp người, cướp của, thì cố nhiên pháp luật nghiêm trị. Nhưng tôi cố hết sức vận động cho anh được nhẹ tội đi vài năm. Nồi khi ở tù ra, anh cầm giây in đính sau bức thư này, đến nhà Băng lấy năm nghìn đồng bạc uê mà sinh nhai. Cha anh cấp cho anh cái uốn ây, là ý muốn anh sẽ làm ăn lương thiện, cho chu anh bhoi ân hận suốt đời. Ông Bố ngồi thừ một lúc, nghĩ ngợi rồi viết tiếp: B174 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP Sau hết, tôi dạn anh một điều là sau này anh đừng tìm cha mẹ anh là a1 nữa. Cha anh, tối không biết. tên, nhưng chắc vì nhiều lẽ bất buộc không dám nhận anh đâu. Còn mẹ anh, thì anh càng khỏòng nên gặp gở, vì sự gấp gở sẽ là một sự đau đớn cực nhục cho cả mẹ anh lần anh. Viết xong, ông Bố lại trầm ngâm một lát nữa, rồi không còn thêm một ý gì, ông ký tèn loãng ngoằng, và đọc lại bức thư, nét. mặt ân hận. Đọc xong, ông ôm đầu, ròi vín ghế, lần đi. Đến giường, ông vật mình xuống chiếu, và chắc không chịu nổi những nỗi đau đớn nó giày vò ngấm ngầm ông từ buổi sáng, ông thở hồng hộc: - Thị Hương là mẹ con đấy, con ơi!
3. Mời Đọc/Lấy về Bản chụp dạng ảnh
- Bản của NXB Đời Mới, HN 1944 - 149 Tr.
- Bản của NXB Thanh Niên, HN 2004
Mời đọc Bản đánh máy
Mời Đọc/Lấy về Bản chụp dạng ảnh
- Bản của NXB Thanh Niên, HN 2004
Mời đọc Bản đánh máy
Mời Đọc/Lấy về Bản chụp dạng ảnh
Mời Đọc/Lấy về Bản chụp dạng ảnh
I. Những sự bí mật ở miếu Âm Hồn Đầu cánh đồng làng Nội, có một bãi tha ma rộng. Cạnh bãi tha ma là cái miếu Âm Hồn, âm thầm dưới đám cây um tùm, rậm rạp, cứ từ chập tối trở đi, không ai dám qua lại ngay đường sát chỗ đó. Người ta theo lối vòng quanh, tuy phải đi dài hơn, nhưng đỡ rợn. Bởi vì người ta bảo miếu ấy rất thiêng. Thường đêm đêm, nhất là những đêm không trăng, thì trong chốn hưu quạnh đó hiện ra lắm vẻ rất hãi hùng. Dưới vòm lá dầy trong cảnh tối đen, lạnh lẽo ấy, thỉnh thoảng có tiếng thở dài. Tiếng rên rít, tiếng khóc than của các âm hồn, làm cho những chiếc lá lìa cành, như cảm nỗi bơ vơ, sột soạt rơi xuống đất, lăn đi mấy vòng và im lặng. Rồi một con cú run rẩy rúc lên thật dài, đưa giọng não nùng, là là bay theo gió, lọt vào khe cửa các nhà, thì đàn bà ôm chặt lấy con, đàn ông đằng hắng mấy tiếng. Lúc ấy, người ta đoán các âm hồn hiện về, hiện thành những người đàn bà mặc quần áo trắng lôm lốp, đầu tóc rũ rượi, mặt mũi hốc hác, mắt xanh lè, lưỡi thè dài như quả núc nác, người thì đánh đu từ cành nọ sang cành kia, người thì nhẹ nhàng đi chập chờn trên ngọn cỏ, ra bãi tha ma, đến các mả mới hô lên mấy tiếng gọi nhau, rồi biến vào trong quan tài, khoét mắt và móc óc người chết... Đêm hôm ấy cũng không trăng. Mõ cầm canh trong xóm đã điểm năm lần, ẻo lả và thưa thớt. Tre ken rặng kẽo kẹt cọ vào nhau như người nghiến rắng. Tiếng rật rã của chẫu chuộc, tiếng ti tỉ của giun đế, tiếng đều đều của côn trùng không tên, nổi lên một thứ âm nhạc oán hờn, thảm đạm, không biết đến tự bao giờ, và không biết đến bao giờ mới ngớt. Chung quanh, trên dưới, thăm thẳm một màu đen. Bỗng ở chỗ lối tẽ cạnh gốc cây gần miếu, lù là một cái bóng người. Cái bóng ấy thong thả tiến đến góc tường thì ngồi xuống, đặt ở dưới đất một vật gì trắng phau phau. Rồi độ năm phút, có tiếng nặng nề của gót chân giãm lên đất, thì cái bóng đen ấv đứng dậy, và vụt một cái, lẩn vào trong bóng tối, rồi biến mất... Tiếng gót chân rõ dần, tiếng thở ì ạch to dần, tự nhiên lại có một cái bóng nữa, to hơn bóng trước, đi đến miếu. Cái báng ấy tiến thẳng vào trong miếu. Một lát, trong chốn âm khí lạnh lẽo. lập lòe đầu ngọn hương chiếu rõ vào mặt một người đàn ông, lờ đờ đôi mắt rất kính cẩn. Hương tỏa một hơi ngát thiêng liêng. Người đàn ông để ngay ngắn lại cái gói trên bệ, rồi thụp xuống lễ bốn lễ và xuýt xoa khấn một hồi lâu. Rồi đó, chiếc lá rụng chạm vào cành, chìm cú rúc một hồi rợn tóc gáy và lạch bạch vỗ cánh bay từ cây nọ sang BƠ VƠ 47? cây kia. Trong xóm, một con chó sủa một hồi liền liền. Rồi hai ba con nữa cũng sủa theo, rồi tựa như cái tiếng cá chân đi, từ từ chuyển tự chỗ gần đến chỗ xa vô tận. Người đàn ông ôm cái gói đặt xuống đất, cảm cán cuốc giơ thẳng lên trời, giáng xuống hai, ba lượt. Cái gói ấy không rắn, nên khỏng có tiếng kêu to. Đoạn, người ấy đứng ngay ngắn, chắp tay và lễ bốn lễ nữa, đoạn thong thả đi ra, giật lùi từng bước một. Bỗng nhoe nhoe có tiếng như trẻ con khóe. Người ấy đứng phắt lại, đứng yên. Vẫn những tiếng nhoe nhoe. Quả là trẻ con khóc. Người ấy quay lại nhìn cái bọc trong miếu, rồi lách qua khe hai bức giại, vần vụt đến chỗ gác tường, và lại đứng sững. Một lát, người ấy khom khom. đi thật thong thả, rêi ngồi thụp xuống đất. Tiếng trẻ con vẫn khóc ra rả. Trong chớp mắt, ở chả ấy, một cái bóng như ấn như hiện biến trong đám tối đen mịt mù. Tiếng trẻ khóc cũng xa dần. lần vào làn không khí tạnh mịch... Cảnh vật lại huyền bí vắng vẻ như cũ. - Chó vẫn sủa ran... Gà lanh lãnh gáy... Phía chân trời đằng đông, một vệt trắng lờ mờ... Vụt một cái, một tìa sáng lòe chói mắt ở đằng xóm đưa lại, rỗi mất, rồi lại lòe, rồi lại mất. Trên cây, mấy con chim xào xạc bay, đụng cánh vào cành. Lá lác đác rụng. Tìa sáng lóe lại hiện ra, đưa đi đưa 478 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP lại, như muốn quét cho sạch bóng tối. Rồi tia sáng biến mất. Một cái bóng đen đến, lại tiến đến phía bãi tha ma. Cái bóng người đi quanh co lập lòe chiếu xuống đất những tia chói lọi, rổi tiến thẳng tới trước cửa miếu thì đứng dừng lại. Một tiếng hú! Hai tiếng bú! Rồi có tiếng nói khàn khàn: - Tôi đây, đưa cho tôi mau lên! Nhưng chẳng có một tiếng động trả lời. Bỗng tia sáng lại bật lên, cái bóng người đi chung quanh miếu, rồi đến các gốc cây. - Tôi đây, đưa cho tôi mau lên! Cũng vẫn chẳng có một tiếng động trả lời. Một lát, tia sáng chiếu thắng vào trong miếu, độ vài giây đồng hồ, rồi cái bóng người theo vào chỗ thờ phụng. Mùi hương vẫn còn thoang thoảng vẻ thiêng liêng... Cái bóng người ngồi thụp xuống đất trước bệ, cạnh cái gói. Năm đầu ngón tay nhẹ nhàng mở bọc, tia lửa lóe lên, một tiếng rú kinh hồn. Dưới ánh sáng, hiện ra cái xác đứa bế con mới đẻ độ vài hôm, ngực thì nát bét, mặt thì đen như mực. Nhờ ánh sáng đó, nét mặt sợ hãi của người kia cũng rõ rệt. Người ấy có vẻ thất vọng, thở dài lắc đầu, đăm đăm nhìn cái thây hài nhi. Rồi độ một phút, người ấy chiếu đèn BƠ VƠ 479 vào chân nó, đưa tay sờ từng ngón. Đoạn, nhổ vào trán nó, lấy vạt áo kỳ thật mạnh cho sạch vết đen, rồi áp mặt vào để nhìn. Xong đâu đấy, người Ấy thong tha bọc kỹ lại tử thị, rồi đứng dậy, cúi đầu đi ra. Trong khoảnh khắc, cái bóng đen lần vào trong tối. Miếu Âm Hồn lại âm thảm dưới đám cây um tùm, rậm rạp. Gà thi nhau gáy dẫn... Chó sủa thưa... Phía trời đông, vệt trắng rộng và rõ hơn, đã lộ được một vài đám mây đen như vết. mực tầu loang ố trên tờ giấy mầu tro xanh. 480 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP m Một đoạn đời 4: khi tan học, học trò sắp hàng đi đến ngã tư ở đầu trường thì tản mát mỗi người một nơi, ai về nhà nấy. Nhưng dù có đở câu chuyện với các bạn, thằng Sửu cũng phải đứng lại chờ thằng Đa là em nó đến sau, vì học lớp đồng ấu. Bao giờ nó cũng phải đi kèm em nó, dù em nó chỉ kém nó có một tuổi. Trông thằng Sửu với thằng Đa, thì người không biết, không thể đoán được đứa nào là anh, đứa nào là em. Thực vậy, thằng Sửu thì gày gò, bé loắt choắt. Trên đầu nó, tóc chỉ mọc lơ thơ. Nước da nó bao giờ cũng xanh búng. Vì vậy, mặt nó lúc nào cũng có dáng buền rười rượi. Trái lại, em nó thì đó đắn, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn. Bề ngang to hơn thằng Sửu, mà bề cao xấp xỉ ngang nhau. Khi thằng Đa gặp thằng Sửu, thì nó đưa cặp sách chơ anh cắp, rồi hai tay chấp đằng sau, tung tăng đi, nếu không dùng mồm để ăn nốt mẩu quà mua từ giờ ra chơi, thì cũng cãi cọ với bạn, sừng sộ gạ đánh nhau, Vì nó cậy có anh nó bênh vực. Nhưng nếu chẳng may hôm nào miệng nó vô dụng thì nó lại trêu anh nó. Ná giẫm guốc chân phải BƠ VƠ 481 thằng Sửu, hoặc chờ lúc thằng Sửu lơ đễnh, nó hất tay mạnh cho hai cặp sách rơi xuống đường, để nó ưỡn ngực ra cười khanh khách. Thăng Sửu thường chịu cho em nó trêu ghẹo như thế luôn, không hề giận hay mắng bao giờ. Nhưng thăng Đa, thấy anh hiền lành không nói gì, thì càng trêu ghẹo dai. Thấy thằng em hay bắt nạt thằng anh, các ngài hắn lấy làm ngạc nhiên. Song thực ra, sự ấy chẳng có gì là lạ. Bởi vì cha mẹ chúng nó, ông bà cả Bách, yêu thằng Đa hơn thằng Sửu. Mà sở đi có sự ăn ở không công bằng ấy là do một lẽ công bàng giản dị: Thằng Sửu là con nuôi, thằng Đa mới là con đẻ. Nguyên mười hai năm về trước, ông bà cả Bách còn hiếm hoi, cho nên hai người rất tìn sự lễ bái, bói toán, không năm nào là đôi vợ chẳng ấy không mất mấy chục đồng bạc thuốc bổ. Rồi sau, có người mách ở Ô Chợ Dừa có thầy bói rất hay, ông bà cả Bách liền tìm đến để nhờ thày xem cho một quê..Thày bói bảo sế ông bà phải nuôi con nuôi thì sẽ sinh nở như thường, vì vậy. nhân ngày ấy trời làm đóa kém, ông bà cả Bách mới mua thằng bé con, con nhà cu Sang, một người nghèo ở cùng tổng. Thằng bé con đó, ông bà đặt tên cho là thằng Sửu, vì mua nó vào năm Sửu. Thằng Sửu độ ấy đã biết ngôi. Vì là con nhà khó, nên nó gày gò. mốc meo, mắt lõm và bụng ỏng. Nó lại thiếu ngón út ở chân phải. Được ông bà Cả nuôi nấng trông nom tử tế, thằng Sửu 482 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP dân dân có da có thịt, nhưng vì ngay từ thuớ lọt lòng, nó đã chịu đói khát, nên nó cứ sắt lại không lớn được. Từ hôm trong nhà ông bà cả Bách có tiếng trẻ con khóc, thì đã đỡ hiu quạnh. Cho nền ông bà lấy thăng Sửu làm vui, rất âu yếm và chăm chút nó. Rồi quả nhiên năm sau, bà cä Bách có mang và sinh một đứa con trai. Ông cả Bách lắm chữ nghĩa, bèn đặt tên con là Đa, ý muốn chúc cho mình đa định. Mà rồi ông đa đình thực, hiện nay ông đã ba trai, một gái, đứa nào cũng khôi ngô, nhưng chỉ phải cái học dốt. Thằng Đa lúc bắt đầu học øz bé sê đã làm ông phải bực mình lắm. Đánh thế nào thì đánh, không bao giờ nó thuộc mặt chữ z viết thế nào. Bao viết chữ ø thì nó đứng ì ra, rồi khóc. Dỗ ngon, dỗ ngọt, nào những học xong ø, bê, sé, thì được bổ làm quan, nào những viết được chữ a, thì thày cưới cho con vợ đẹp, thằng Đa cố sức mãi mới khoanh một vòng bút, nhưng nó khoanh ngược, và cũng chẳng thành hình gì. Thằng Sửu tuy không được cha mẹ bắt học, nhưng những khi thằng Đa mở sách ra, miệng lầm bẩm 4a, bê, sê và mắt ngắm con yếng trổ lồng, thì nó đứng cạnh, nhìn nhận chữ viết. và nhắc em nó. Vì thằng Sửu có ích cho sự học của thằng Đa nên ông bà cả Bách cũng bất thằng Sửu học, cho thằng Đa học theo. Bởi có sự ganh dua, hơn bảy tháng sau, ông bà Cá mới có thể khoe với người ngoài được rằng thằng Đa đã đọc nổi quốc ngữ. BƠ VƠ 483 Thế rồi hai đứa cùng nhau ra trường học lớp đồng ấu. Thàng Sửu thì hiền lành, ngoan ngoãn và chịu khó, nên học đâu hiểu đấy, mà thằng Đa thì đã dốt, lại lười. Vì sở di ông bà cả Bách cho thằng Sửu đi trường. chẳng qua cốt để thằng Đa có bạn học cho đỡ chán nân, và có thằng Sửu đưa nó đi đường để khỏi lo lắng nỗi xe pháo ở phố, cho nên đến cuối năm, ông bà thấy chỉ một mình thằng Sửu được lên lớp, thì nhất định bất nó học mệt năm nữa ở lớp cũ với thằng Đa. Song, vì thày giáo không cho như thế, nên bất đắc di thằng Sửu phải lên lớp dự bị, mà rất lo ngại phải đòn. Thật vậy, thằng Sửu rất hay phải đòn. Nó phải đòn vì tối nó. Nó lại phải đòn cả vì lỗi các em nó. Ông bà cả Bách đánh nó cho nó sửa lỗi, lại đánh nó cho các em nó trông thấy để biết sợ mà sửa lỗi. Sống để chịu mắng, chịu chửi, chịu đánh, thằng Sửu như đành với số phận, không dám oán cha mẹ, không đám khóc thầm. Nó biết nó là con nuôi, thì không thể được cha mẹ nuôi nưng mu như cơn đẻ. Tuy mới mười ba tuổi đầu, nhưngv ì được trải những cảnh khổ nhục sớm quá, nó có bộ óc già hơn tuổi. Nó biết suy nghĩ. Nó đã được chỗ nương tựa để học hành, thì nó đành chịu đau đớn bây giờ để khỏi vất và về sau. Trong sách, có nhiều bài vấn cho nó cái gương tốt. Ấy. Và cha mẹ để nó nghèo, đã phải bán nó đi để làm con mày con nuôi ông bà Cả, thì nó được ông bà Cá không coi nó ngang bọn đầy tớ, đã là may mắn, sung sướng lắm rồi, nó còn đám mong gì hơn nữa. Nếu nó bướng bình, hỗn láo, thì 484 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP tất ông bà Cả chả để cho cha mẹ nó được yên thân. Ấy là một vài người lớn khuyên bảo nó thế thì nó phải nghe thế. Thường nó cũng muốn biết mặt cha mẹ đẻ nó, nhưng nó không được về làng bao giờ. Mười ba năm trời nay, nó chỉ ở Hà Nội, chưa được ra ngoài thành phố. Ông bà cả Bách, năm thì mười họa có nói đến tên nhà cu Sang, là tên cha mẹ ná, nhưng động nói là thấy có ý khinh bỉ, nên nó không muôn nghe. Nó đau đớn, nghĩ ngợi một lát rồi mang sách ra học, hoặc đùa với các em cho khuây đi. Ná chả bao giờ bỏ được cha mẹ đẻ nó, vì cha mẹ nó cũng cùng hàng tổng với cha mẹ nuôi nó. Sau này lớn, đi làm kiếm được tiền, lúc ấy mới có thể muốn gì thì gì. Chứ bây giờ, nó làm gì được! Ngày còn bé, khi ông bà cả Bách chưa để thằng Đa, thì thằng Sửu được chiều chuộng, âu yếm những thể nào, nó có biết. đâu. Nó chỉ nhớ được từ khi nó sáu, bảy tuổi. Ông cả Bách đối với nó còn khá, chứ bà cả Bách thì thật coi nó như kẻ thù, ghét bỏ nó tệ quá. Không lúc nào bà nhìn nó mà không khoằm khoặm cái mặt. Bà thấy nó học hành chăm chỉ, và thằng Đa lười biếng, thì bà càng hay nhiếc móc nó. Không mấy khí bà để nó học yên. Lúc thì bà sai lấy thức nọ, lúc thì bà sai lấy thức kia, bà cố ngăn trở cho nó chỉ giỏi bằng thằng Đa là cùng. Lắm lúc thằng Đa đang lai nhai học mà kêu nực, hoặc ngứa, thì lập tức, thằng Sửu phải quạt hay gãi hộ em nó liển. Nếu chậm, ắt là lưng bị ngay mấy giáo quạt. Thằng Đa mà nhức đầu hay đau bụng, phải xin phép nghỉ học, thì thằng BƠ VƠ 485 Sửu cũng phải xin phép nghỉ theo, cho thằng Đa ả nhà đở buồn. Bởi vậy, thằng S1ửu vẫn sợ các em nó, các em nó bắt nạt nó quá lắm mà nó cũng phải mân ngơ, chỉ cười rồi chạy trốn. Một hôm, có khách đến chơi nhà, các em nó đùa rầm rầm át cả câu chuyện người lớn, cha mẹ mắng mãi không được. Bỗng thằng Sửu thấy bà Cả hầm hầm cái roi đi đến. Nó mát ruột cho lũ trẻ hân láo. Nhưng khẩn nạn, cái roi ấy lại vụt ngay vào lưng nó đen đét. Nó chẳng hiểu vì lẽ gì. Sau mãi nó mới biết rằng nó có tội là không rủ các em đi chơi chã khác. Con nuôi! Nó đành phận nó. Nhưng nó cực một điều, là họ hàng cha mẹ nuôi nó, người nào cũng ghét nó lắm. Đố có ai gọi đến tên nó bao giờ. Hễ aì muốn nói nó, là dùng ngay mấy tiếng “con nhà cu Sang”. Người ta khinh bí, ghê tởm nó hay sao? Nó là người. Nó là thằng bé vô tội. Cha mẹ nó chỉ có tội nghèo. Có một lần, trong khi trằn trọc không ngủ được. nó để ý nghe câu chuyện cha mẹ nuôi nó nói với chú Hai nó. Nó lắng tai, mở mắt ra nhìn, thì thấy chú Hai nó nhăn mặt, nồi: - Bác nuôi nó làm gì! Rồi bác xem, nuôi những thứ ấy trong nhà thì làm ăn không thịnh vượng đâu. Cha nó đáp: 486 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP - Chú chỉ hay tin nhäm, viện hết lý nọ đến lý kia. Thằng Sửu nghĩ ngay đến con Vện cha nó mới mua sáng hồm qua, hiện nhốt ở trong củi. Nó không ngờ một con chó lại dính dáng đến sự làm ăn, buôn bán của người ta. Chú Hai lắc đầu: - Không phải tôi tin nhằm. Bác không rõ, chứ tôi thấy họ hàng nói nhiều lắm. Nó bẩn và hỗn, rểi nó lại làm hại các cháu lắm đấy. - Không, nó cũng có ích. - Ích gì, ca họ không ai bằng lòng, ai trông thấy cũng phải tổm, phái ghê. Bác muốn cho các cháu tiêm nhiễm những thứ máu hèn hạ ấy hay sao? Thằng Sửu nghỉ ngợi. Hay là chú Hai nói nó? Nó sửng sốt cả người. Nó thỏ dài khẽ. Trống ngực nó thình thình. “Ghê tởm, máu hèn hạ”. Không cố K thế là người ta nói về con vật. Chuyện nó hay chuyện con chó? Nó rưng rưng muốn khóc. Chú Hai lại bảo: - Tôi nói nhiều lần mà bác không tìn. Nó lừa đối bác nên bác mắc, mới đậm mà mua đấy. Thằng Sửu đẹp ngực xuống. Nó aung sướng. Đích là cha và chú nó nói chuyện con Vận thật, chứ không phải chuyện nó. Nó là người kìa mà! Cha nó đáp: - Họ ghét. nó thì họ bịa đạt ra thế đấy chứ! : Ồ, bác thử nghĩ kỹ xem, xem nó có giống mặt bố nó không? BƠ VƠ 487 Thằng Sửu lại thấy rộn rực cả người. Con chó thì làm gì có bố? Hay đích chuyện nó chăng? Chú Hai nói tiếp: - Trước kia mười miệng cùng bảo thế, cũng đã không thể sai được rồi. Vã tôi mới hỏi được, chính nó thú thực ra như vậy. Cha nó giật mình: - Chính nó thú? Chú vừa hỏi? - Phải, tôi mới về nhà quê hôm qua. Thằng Sửu run lên. Đích chuyện nó rải. “Nó” là a1? Hay là cha để nó? Cha đẻ nó thú cái gì? Nó lắng tai, chú Hai nói: - Nó nhận rằng thằng Sửu là con đứa nào đẻ hoang mà nó thấy ở miếu Âm Hồn đấy. Thằng Sửu như bị tiếng sét. Nó đánh hiểu, hu hu lên khóc. 488 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP m Liều Ÿ::ny Sửu theo bà cá Bách ra ga để về nhà quê. Nó biết rằng về lần này, nó không được ra Hà Nội nữa, nó sẽ bị bà Cả đem trao trả cho người đã bắt được nó ở miếu Âm Hồn. Người này rồi có yêu mến nó hay không, nó chưa thể biết được. Song dù chưa thể biết chắc, nó cũng đoán đúng được ít nhiều. Người ấy đã không đề ra nó, lại nuôi nó có mấy tháng trời, thì sao có cảm tình với nó được! Thành ra nghĩ vấn vơ, nó chán ngán cho đồi nó, rồi đây, không biết nương tựa vào đâu. Từ nay về sau, tất nó phải sống một cách khổ sở. Song, sao trời không cho nó được tập sự khổ sở ngay từ thuở bé, lại đầy ải vào nhà ông bà cả Bách, một nhà giàu có, để nó quen cái thói lười nh, ngay xương. Thành ra nó sống đời trước để làm hại đồi sau này của nó. Nó lại oán người đời lạ lùng. Làm sao người ta không thừa nhận đứa con đẻ hoang là người như nó? Nó không có tội gì cả. Trái lại, nó muốn thân yêu với nhiều người. Nó đã mến các bạn học, và bạn học cũng mến nó. Nó đã bố thí cho kẻ ăn mày, cái lần nó để đành được mấy xu của thằng Đa cho nó. Nó đã tha thứ cho các em nó là con ông bà cả Bách, những khi mấy đứa này cậy thế, làm nhục nó. Nó đã BƠ VƠ 489 chịu bao điều bất công của ông bà cá Bách xử với nó. Nói tóm lại, nó là người không gian ác, là người biết tự rèn để sau này có cá) tương lai không đến nỗi đề hèn. “ “ kà ` , ` e „ ^ˆ FẠ Ay thể mà chỉ tại nó là đứa con đe hoang, nên nay nó bị họ hàng ông bà cả Bách hất hủi, coi nó như một con vật nhơ nhuốc, xấu xa. Llic nào nó cũng sợ sệt, bến lẽến, len lét. Sự ngoan ngoãn của nó không thể cho nó chắc chắn rằng được yên thân, không phải mắng, phải đòn. Nó là con để hoang. Tại sao người đẻ ra nó không nhận mẹ nó là vợ, để đến nỗi nó thành ra đứa con đẻ hoang? Cha nó là ai Mẹ nó là ai? Ở đâu? Thăng Sửu đưa trí nghĩ đến một chỗ mù mịt. Nó thở dài. Rồi nó về đến làng. Bà ca Bách đưa nó đi quanh co theo đường các xóm, đến trước cái điếm canh, bà đứng dừng lại, địu đàng nhìn nó và nản: - Thầy me chỉ nuôi con đến ngày hôm nay mà thôi, từ nay con về nhà con nhé. Thăng Sửu thản nhiên, nó không lấy làm lạ, không buồn, vì nó biết trước cả số phận nó. Thấy vậy, bà thương hại, hỏi: - Con được về nhà con, con có mừng không? Thằng Sửu làm bộ ngớ ngẩn, ngoan ngoãn đáp: - Con không biết. - Con có nhớ thầy me và các em không? Tự nhiên thằng Sửu xúc động, nó ứa nước mát ra. Bà 490 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP cả Bách thở đài, rồi đưa nó đi, rẽ vào lối hẹp đến cái cổng trống thì nói: - Đến nơi rồi, đến nhà con rồi. Me coi như bộ mày vui vẻ hớn hở lắm nhỉ. Thằng Sửu nao nao cả lòng. Ná buồn thực. Nó gượng nói: - Con chả biết mặt cha mẹ đẻ con thế nào cả. Ngọt ngào, bà Cả đáp: - Rồi con biết. Thôi. ta đi vào. Dứt lời, bà Cả lên tiếng gọi, thì trong nhà có tiếng thưa, Thàảng Sửu hỏi hộp, trống ngực nó thình thình. Nó ngắm cái nhà không đến nỗi tôi tàn. Tuy mái lợp tranh, nhưng cạnh sân gạch cũng có tường hoa, bể nước. Bỗng một. người đàn ông trạc bốn mươi tuổi, tươi tỉnh ở trong nhà ra, vừa đi vừa mặc cái áo dài. Thằng Sửu tròng trọe nhìn và chào. Bà cá Bách vui vẻ trổ vào nó, nói đùa: - Bác Sang có lẽ không biết thằng bé này là ai đấy nhỉ Thấy bác Sang ngơ ngác để mắt vào thằng Sửu, bà Cả CƯờI: - Dễ hai người gặp nhau ở đường, thì đánh nhau xong mới nhận nhau chắc. Thằng Sửu đấy mà. Bác Sang liếc trông qua thằng Sửu và nhìn chân phải của nó, rồi thân nhiên như không, đáp: - Vâng. Thăng Sửu chán ngán quá. Nó theo bác Sang và bà Cả vào trong nhà. Nó thấy mặt bác Sang mất hẳn những nét BƠ VƠ 491 vui về lúc ban đầu, nó đau đón lắm. Bởi vậy, nó không để ý vào câu chuyện nhỏ to của hai người nói với nhau ở gian bên kia, nó lơ đễnh nhìn ra ngoài sân, ngắm lũ gà con theo mẹ. Một lát, bà cả Bách đứng dậy, đến gần thăng Sửu, xoa đầu nó và đặn: - Thôi nhé, con ở nhà cho ngoan nhé. Rồi thấy nó tiu nghỉu, thì bà nhăn nhó, nói: - Khốn nạn, mười hai mười ba năm chứ có phải dăm ba tháng gì cho cam, đừng nhớ thầy me và các em nhé. Thằng Sửu rơm rớm nước mất. Nó chỉ thương nó, chứ không cảm gì về cái giả dối của bà cả Bách. Nó đứng rén sang một bên, chào bà Ca, rồi trông theo. Từ lúc bấy giờ. bác Sang mới hồi chuyện nó. Nó không thấy đậm đà một tí nào. Rồi bác Sang buên bã, thở dài, kể lễ: - Tao ở nhà có. mỗi một mình. Mẹ mày chết đã lâu. Em mày, tao cho trọ học ở trên huyện. Thằng Sửu giật mình. Nó chưa hiểu tiếng “mẹ” đây là ai. Mẹ nó là vợ bác Sang, hay người đẻ ra nó? Nó làm bộ buôn bã. Bác Sang lắc đầu, nói: - Mày về đây không có ích gì cho tao cả. Thăng Sửu đáp: - Thày cho con ởì xa lâu ngày, con chỉ mong về ở với thày. Bác Sang cười, dấm dẳn: 499 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP - Ở thế nào được! Đến ông bà ấy còn chẳng nuôi được mày nữa là tao. Thăng Sửu yên lặng nhìn bác Sang, có ý hỏi. Bác Sang nghĩ ngợi một lát, rồ1 cau mặt gọi: - Sửu, thế hôm qua ông bà ấy có bảo gì mày không? - Thưa thày không. Mãi tận ban nẫy, bà Cả mới bảo cho con biết. rằng bà ấy cho con về. Bác Sang bực mĩnh, nhại: - Về! Nhà mày đâu đây mà bảo là về! Thằng Sửu khó chịu quá. Nó không hiểu rồi đời nó xoay ra thế nào. Nó chỉ muốn nghe hết những điều bác Sang chưa cho nó biết, nên nố hỏi: - Thưa sao lại khâng phải nhà con đây? Rác Sang cười nhạt: - Tao nói cho mày biết thì tao cũng thương hại mày lắm. Thực ra, tao không phải người đẻ ra mày. Tao chỉ là người bắt được mày thôi. Thằng Sửu bãng choáng cả người. Bác Sang tiếp: - Nguyên ngày trước tao đẻ ba, bốn lần không nuói được, cho nên đến đốt cuối cùng, tao giận lắm, tao không chôn eái xác đứa nó lộn đi lộn lại mãi vào nhà tao. Tao đổ mực vào mặt nó để đánh dấu, rã! đem nó ra miếu Âm Hẳn ở cánh đồng đầu làng, khấn khứa thần linh, rồi tao đập cho nát ngực nó ra và vứt ở đấy. Lúc trỏ về, tao thấy có tiếng trẻ con khóc, tao bèn tìm được mày. Vì tao đề mãi BƠ VƠ 4958 mà không nuôi được, nên tao sợ thiên hạ chê cươi, tao mới đem mày về, định giấu không cho mọi người biết là tao mới bỏ đứa bé và nhận mày chính là đứa bé ấy. Nhưng rồi năm sau, nhờ trời tao đẻ được đứa con trai, tức là thằng bé tao cho trọ học ở trên huyện đó. Bởi vậy, mày ở nhà tao nữa là thừa. Va chăng, rồi làng nước, họ hàng, không ai bằng lòng cho tao nuôi nấng mày, tao mới phải đem bán mày đi. Thằng Sửu rùng cả mình, rưng rưng nước mắt, hỏi: - Thế cơn là can a12 Thầy cho con biết. Bác Sang vẫn lạnh lùng: - Nào tao biết được! Mày là con để hoang, nên làng nước mới khinh bỉ, mỉa mai tao, nói nhiều điều khó chịu đến tai tao, đến nỗi tao không thể để mày ở nhà được. Thằng Sửu chùi nước mất, nói: - Sao ban nãy thầy không bảo bà Cả đem con về nhà bà Ay? - Bà ấy không bằng lòng nuôi mày nữa, họ hàng bà ấy cũng kêu ca nhiều lắm. Nhưng mà được. Tao đã chót cứu sống mày, thì tao phải tìm cho mày một chỗ ở tử tế. Mày không thể ở làng này. Tao sẽ đem mày đi Hưng Yên, cho ông Lý Bá làm con nuôi, ông ấy cũng hiếm. Thằng Sửu lạnh run lên. Thì ra nó chót sống cho người ta khinh bỉ, hắt hủi, ghê tổm. Nếu vậy, nó không thể nhờ và được vào một người nào ở trên đời nữa. Nó phải tự kiếm kế để nuôi thân. Nhưng kế gì? Nó còn bé quá, dù có nghĩ ra kế, nó cũng không đủ sức làm. Ngay như cái cách sinh 494 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP nhai giản dị nhất là đi ở không công để kiếm đủ cơm nuôi miệng, chửa chắc nó đã chịu nổi việc. Nó yếu và không quen cất nhắc chân tay, thì ai dùng! Và người ta tìm những đứa có căn bản, chứ ai đại gì mà nuôi đứa bơ vd. Nhưng ở với bác Sang thì cố nhiên là nó không thể rồi, va đời nào bác chứa nó! Mà đến làm con nuôi ông Lý gì ở Hưng Yên, nó cũng chịu. Vì biết đâu, một ngày kia, khi ông ấy biết nó là đứa con đề hoang, thì nó lại phải trở lại nhà bác Sang, và chịu cả những nỗi nhục nhã như ngày hôm nay. Vậy đằng nào nó cũng phải lập thân. Nó thế này, thì nó phải lập thần sớm, nó không oán hờn số phận nữa. Vả oán hờn thế nào được. Nó là con người nào, mà người ấy bỏ nó ngay từ khi nó mới lọt lòng, thì nó mong gì sự tử tế của những người không rút ruột đẻ nó ra. Thằng Sửu ở nhà bác Sang đã hai hôm. Nó khó chịu nhất, là thỉnh thoảng cứ có người đến xem mặt nó. Nó cùng nhớ cảnh gia đình ông bà cả Bách. Buối tối, nó càng thấy buần. Bác Sang cả ngày chẳng nói với nó một điều. Nó làm gì bác cũng mặc. Hình như bác không muốn thừa hơi dạy bảo một đứa con người dưng vậy. Đương ở một chỗ cả ngày phải sợ hãi len lét, nó đến ở một chỗ người ta kệ thây nó, thằng Sửu thấy đau đốn gấp đôi. Nhiều lúc nó thèm roi vọt, mắng mô. Thường thường, nố ngồi ở đầu hè, ôn lại trong óc những buổi đi học, cùng anh em bạn nô đùa. Nghe tiếng thân cây tre cọ vào nhau kèn kẹt, nó buồn thảm buổn thê, buồn có thể phát khóc được. Cảnh nhà quê đã lặng lẽ, mà BƠ VƠ 495 cảnh lòng nó còn lặng lẽ bằng hai. Thăng Sửu khóc thầm, nó không thể sống được thế này mãi. Thôi, đành nó phải liều. Thà tự nó làm khổ nó, còn hơn đem thân cho người khác làm nhục. Tối hôm ấy, nó đi nằm sớm để nghĩ ngợi. Mỗi lúc nó lại thở dài. Bỗng bác Sang gọi nó dậy, và bảo: - Sửu. mai mày đi với tao sang Hưng Yên, tao đã nhắn với ông Lý, ông ấy bằng lòng rồi. Thằng Sửu ngỗi dậy, đáp: - Con xin thầy đừng cho con sang bên Ấy nữa, vì con nghĩ rằng con không đám làm phiền thầy. Bác Sang lác đầu: - Mày phải đi, mày không ở được nhà này. - Không, con không ở nhà này mà. Nhìn nó một cái, bác Sang hỏi: - Mày đi đâu? - Thầy cho con về Hà Nội. Bác Sang gắt: - Không được. Rồi ông Cả lại đưa mày về đây với tao thì cũng thế. Thàng Sửu quả quyết đáp: - Không. Con không ở với ông bà Cả nữa đâu. - Mày ở với al? - Con ở với a1 cũng được. Con không làm phiền đến thầy Một lát, bác Sang lãnh đạm, nói: 496 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP - Nhưng tao trót khai sinh cho mày là con tao, l3 ra mày làm bậy gì thì cứ tao người ta đổ vạ. Thằng Sửu lắc đầu: - Tên Sửu là ông cả Bách đặt cho con. Con có biết thầy đặt tên con là gì đâu! - Nhưng mày ở nhà a1 ngoài Hà Nội mới được chứ? - Con có nhiều người quen, miễn không phải là họ hàng hav bạn bè ông bà cả Bách là được. Con kiếm việc làm. Can chỉ xin thầy xuất vé xe lửa, cũng như thầy phí tấn đưa con sang Hưng Yên thôi mà. Con làm thế nào kiểm được đủ ăn thì thôi. Sau một lát đắn đo, bác Sang bằng lòng. Thằng Sửu hởi dạ. Nó thấy nhẹ nhàng trong mình một phút. Nó muốn thoát ly những sự hắt hồi, khinh bỉ, ghê tổm của người đời đối với nó, nên nó phải liều mà tính chuyện cất bước ra đi. Nhưng thực ra, rồi khi đến Hà Nội, nó chưa kiếm cách nào để nuôi miệng cả. . BƠ VƠ 49? IV Nghề kiêm ăn ©¿u lang thang đi hết phố nọ sang phố kia. Nó không dám vào nhà al cả. Nó qua trường học cũ, nghe văng vắng tiếng thầy giáo giảng bài và anh em cười trong lớp, nó quyến luyến, đứng thần người ra đến hàng giờ. Rồi thẻ dài, nó lại đi lang thang. Trời vừa nắng. vừa nóng. Cả một vùng xanh ngắt, không có tí gợn mây. Đã về chiều rồi, mà sức nồng nực còn như buổi quá trưa. Sửu mệt, lại thêm nhức đầu. Cái mũ trắng và cái Áo the, nó đã phải gán rể cho hàng cdm cả. Nó lo lắm. Tờ) nay, cũng đành như tối qua, nó phải nằm nhờ ở hè nhà hàng phế. Nhưng mai, nó ăn bằng gì? Cả cơ nghiệp nó chỉ còn có cái áo cánh với cái quần đâm những bụi với mồ hôi. Ái biết nó là đứa trẻ khốn nạn để mong người ta cứu vớt nó qua thì một, hai bữa? Nó càng lo. Song dù được một, hai bữa qua thì phỏng để làm gì? Để nó phải sống, phải sống để kiếm ăn mà kéo đài eái đời khốn nạn không biết đến bao giờ mới hết. Vậy thì một vài bữa có ích gì cho nó? Nó cần phải sống trọn đời nó kia mà! Rồi chân nó đưa nó đến chợ Hôm. Tự nhiên nó nghì 498 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP đến kế sinh nhai của những đứa trẻ bằng tuổi nó, hàng ngày nó được thấy. Chúng nó giữ xe hộ người ta. Chúng nó cắp rổ hộ người ta. Nghề ấy rất nhàn hạ và hợp với nó. Sáng sớm hồm sau, ánh mặt trời le lói chiếu vào mắt, Sửu, làm nó sực tính dậy. Nhanh nhẹn, ná ra máy nước rửa mặt và súc miệng, rồi vở vấn đứng trước cửa chợ để chờ làm đây tớ chốc lát cho công chúng. Nhưng khốn nạn thay, nó không nhanh chân cướp khách, nên những đứa khác đã tranh được cả mối lợi. Sau mấy lần hầu hụt, Sửu tỉnh ngộ, bèn đứng tận chỗ xa để đón người đến chợ. Song động chạy đến gần ai để xin việc, Sửu cũng bị xua tay. Người ta vẫy một thăng khác đã quen mặt. Sửu chán chường. Nó thấy một vài đứa nói bâng quởơ mấy câu xẻ xiên, khích bác. Nó tức quá. Nhưng làm gì cái vặt. Nó phải bỏ ngoài tai những cái nhỏ nhen để cố mà cạnh tranh lấy miêng ăn, vì trước khi có thể sống tĩnh thần, nó cần phải no bụng đã. Sau cùng, nó được một bà đưa rổ cho nó cắp hộ. Nó theo bà ta loanh quanh hết hàng nọ đến hàng kia hàng giờ, hai cánh tay nó sã xuống vì phải mang nặng quá. Rồi khi lên xe, bà ấy đặt vào tay nó hai xu. Sửu vui sướng, ngắm nghía mãi hai đồng xu qúy hóa. Đoạn bỏ vào túi, nó đi đến chỗ khi nẫy. Thình lình, một cái bạt tai rất mạnh làm nó choáng cả người. BƠ VƠ 499 - Oe con, muốn chuồn hắn? Định thần để nhìn, Sửu nhận thấy một người lớn hơn nó, mặt đen đủi, dữ tợn, hất hàm hỏi nó: - Anh định chuồn con phải không? Nó chẳng hiểu việc gì cả. Ngây thơ, nó nhìn thằng lớn để minh oan một cách sợ hãi. Thằng lớn phanh ngực áo tây vàng ra, tròn xoe mắt, rồi đội lại cái mũ lưỡi trai, lắng lăng vừa thọc tay vào túi áo Sửu vừa nói: - Mày vượt. quyền tao à? Mày vờ quên lệ ở đây à? Sửu ngơ ngác, hồi: - Tôi biết lệ gì? Thằng lớn vừa lấy được hai xu xong, có hai thằng trẻ khác chạy lại, giục: - Đánh thành tật đi! Không phải chỗ nó làm ăn ở đây. Thẳng lớn giở năm ngón tay, đậm dọa: - Từ nay đừng quên, hé! Mày hỏi tất cả những đứa này xem nó có dám liều như mày không? Lần này tao tha, lần sau không chia cho tao thì chớ chết, con nhé! Nói đoạn, nó quăng xuống đất một xu, rồi vênh váo thọc hai tay vào túi vừa huýt còi vừa ởi. Sửu cúi nhặt tiền. Mấy đứa trẻ mát ruột, nói với nhau: - Trêu vào tay Sáu Đen thì phải biết Sửu ức quá. Có lẽ cái nghề mới này nó không được tự do chắc? Vấn vd, nó đoán mãi không hiểu cái bạt tai khi nãy, thằng Sáu Đen muốn bảo gì nó. 500 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀ N TẬP Nó thấy người vào chợ mỗi lúc một đông như hiến nó những địp kiếm tiền rất dễ dàng, nhưng nghĩ đến Sáu Đen, Sửu lại chột dạ. Nó thèm thuồng quá. Nó len lét đứng ở gốc cây, mỗi chốc lại đưa mắt nhìn trộm Sáu Đen, đương tán ma tán mãnh với các chị hàng rau xinh xắn. Bỗng Sáu Đen ngửa haì ngón tay, vẫy nó và goi: - ÊI Nó lo mê người, ngớ ngẩn đến. Sáu Đen hất hàm, hói nó: - Mày ở đâu? Sửu xanh mắt, thực thà đáp: - Thưa ông, tôi chẳng ở đâu cả. - Mày đến đây tự bao giữ? - Thưa ông, từ sáng nay. Sáu Đen dọa: - Đồ ăn cắp! Muốn chết! Sửu run lên, Ấp úng: - Thưa không a. - Ừ, không! Liệu hồn! Đoạn, Sáu Đen nắm chặt cổ Sửu, quay Sửu mấy vòng, và hy mệt cái. Sửu yếu, ngã vỗ xuống đất. Sáu Đen đắc chí, cười khì khì, rồi lại vẫy bằng hai ngón tay: - Mày yếu lắm, đi mà về cái nhà bò. Sửu uất lên, song làm gì được! Nó đành nén bụng, không dám nói nửa lời. Sáu Đen vắt chéo chân, ti†a vào tường, hỏi: BƠ VƠ 501 - Tao đây, hiểu chưa, chúa chỗ này, hiểu chưa? Đấy, mày trông, những thằng oe kia phải nộp thuế cho tao, tao mới cho làm ăn yên ổn, rõ chưa? Sửu liếc nhìn Sáu Đen, đáp: - Vâng. - Mày cũng vậy. Chuồn thuế thì phải biết, hiểu chưa? Bấy giờ nó mới hiểu rằng Sáu Đen là trùm bọn trẻ con ở đây. Thế thì, nếu nó muốn kiếm ăn, nó không thể nào không thuần phục thằng trùm này được. Bỗng Sửu thấy mọi người chạy toán loạn, đuổi theo một đứa lớn hơn nó một tí. - Nó ăn cắp của tôi! Các ông các bà bắt nó cho tôi! Cảnh náo nhiệt làm cho Sứu đứng giương mắt nhìn. Nó thấy người ta đuổi kịp ngay đứa ăn cắp. Người ta đánh nó túi bụi, đến nỗi Sửu rùng cã mình. Lúc ấy, Sáu Đen chạy ngay đến chỗ đông, rồi một lát. hầm hầm trở lại, vừa đi vừa sừng sộ: - Phải, cứ mỗi chốc lại bắt lầm thế nhé! Rồi Sáu Đen giơ chân giơ tay, nói với mọi người đứng xem: - Cậy nhớn bắt nạt bé! Đồ mạt! Nó có ăn cắp bao giờ! Sửu tự thấy kiếm ăn ở một nơi rất nguy hiểm. Độ mười lầm phút, sau khi không còn ai bàn tán gì đến chuyện ăn cắp ấy nữa, thì một thằng bé con, vẻ mặt kín đáo, đến gần Sáu Đen, trông trước trông sau, rồi giúi vào tay Sáu Đen chiếc dây chuyền vàng róc. 509 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP Sửu sợ quá, không dám nhìn, nó vờ quay mặt đi, rồi lãng ra chỗ khác. Nhưng vừa được mấy bước thì thình lình nó bị một. bàn tay cứng như sắt bóp vào cổ nó, lắc mấy cái: - Liệu hồn, con nhé. Theo đây. Sửu quay đầu lại, thấy Sáu Đen. Nó không thể đoán được rằng rồi Sáu Đen sẽ làm tội làm tình nó. Nó muốn trốn quách đi, song chắc không thể được. Hai đứa bước thật mau, đến một ngõ hẻm, Sáu Đen vào nhà vừa thấp, vừa tốt. Sửu tưởng tượng như đến một nhà ngục để nó bị hành hình. Sáu Đen rót nước, uống, rồi địu dàng. hải: - Anh thấy mày biển lành, anh thương, hiểu chưa? Nhà mày ở đâu? Sửu sợ hãi, đáp: - Thưa ông... Sáu Đen lắc đầu: - Gợi bằng anh!' - Thưa anh, tôi không có nhà. Sáu Đen trợn mắt: - Không có nhà?.Mày cứ nói thực, không việc gì mà sợ. - Thưa anh, tối nói thực. - Thế hôm qua, hôm kia, mày ở đâu? - Hôm qua, suốt ngày tôi đi phố, đêm tôi ngủ ở hè nhà người ta. Sáu Đen nhìn tròng trọc vào mặt Sửu, hỗi: BƠ VƠ B03 - Thế hôm kia? - Hôm kia, tôi... Sửu nghẹn lời, cảm động. Tự nhiên nó kể thực cả cảnh ngộ nó. Sáu Đen gật gù, nói: - Tình cảnh mày đáng thương đấy. Mày có bằng lòng ở đây với tao không? Sửu ngây thơ, nhìn Sáu Đen. Sáu Đen lại nói: - Tao dạy mày nghề mà kiếm ăn. Nứa mừng nửa lo, Sửu ấp úng, không đáp. Sáu Đen nói: - Tao thấy mày nhanh nhẹn mà hiền lành, tao thương, có thế thôi. Nó hền đáp: - Vâng. Rồi quả nhiên Sửu được Sáu Đen cho ăn cơm, mà không bắt làm gì hết. Nó cũng cảm động. Sáng hôm sau, Sáu Đen tỉ tê, bảo Sửu: - Mày nhanh nhẹn, nhưng khí thật thà. Phải bỏ cái thật thà đi mới kiếm ăn đễ, mày ạ. Sửu vì đã quen, nên mỉm cười, đáp: - Vâng. - Ví dụ mày thấy ở ngoài đường có cái ví tiền người ta đánh rơi, thì mày làm thế nào? Sửu lúng túng, sau cứ thẳng thắn, đáp: - Đem đến nộp sở Cẩm thì phải hơn... 504 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP Sáu Đen thở dài, thương hại, nói: - Thế thì mày không thể học được nghề tao. Mày còn ngốc lắm. Bửu tranh nói: - Tôi đã nói hết câu đâu. Tôi bảo thì phai hơn kia mà. Nhưng mà mình phải lấy cái ví ấy. Sáu Đen gật đầu: - Phải, thế mới công bằng. Vì đứa đánh rơi ví. hẳn là đứa có nhiều tiền. Tiền của nó, mình được tiêu, nó không xót lắm, mà mình thì đỡ được mấy hôm vất vả. Sửu tiếp: - Và để cho nó chừa thói lơ đễnh. Nói đoạn, nó cười như nắc nẻ. Thế là Sửu được học nghề ăn cắp chợ. Sáu Đen truyền cho cách rút bút máy, cắt khuy áo và ruột tượng, là những bài họe vỏ lòng. Sáu Đen bất nó tập thật nhiều lần cho quen tay, rồi đến khi thấy nó ra chừng hơi đắc đạo, Sáu Đen mới sai nó đi thực hành môn học. Sáu Đen dặn: - Phải mạnh bạo, liều lĩnh mới được. Đừng sợ ai bắt mày. Đã có chúng tao đứng ngoài. Mày phải nhanh nhẹn đưa thứ lấy đượe cho thằng Bảo, hiểu chưa? Mấy hôm trời Sửu được no nê cơm nước, lại được Sáu Đen chiều chuộng, nên nó cũng quên nó là thằng ăn cấp đương tập sự. Nay nó phải đem sức học ra để kiếm ăn. nó mới sực thấy cái nghề này gần nhà pha quá. Tự nhiên, nó đâm sợ BƠ VƠ 505 hết cả mọi người mà nó gặp. Đứng ở phố, nó tưởng tượng như xung quanh nó, bao nhiêu cánh tay sắp về bắt nó, bao nhiêu con mắt dán vào sau gáy, sau lưng để đồ xét nó. Hình như al cũng ngờ vực nó. Hình như ai cũng biết nó là thằng ăn cấp. Nó xấn hổ, hối hận. Nhưng biết làm thế nào? Nó theo Sáu Đen ra đến chợ, đứng lảng vắng chỗ xa xa. Sáu Đen nói: - Có món nào dễ làm thì tao bảo chúng nó để phần mày nhé. Sửu sợ run cả người. Nó phân văn. Chắc nó chưa thể ăn cắp được. Nó chưa lành nghề, chắc rằng còn ngượng nghịu quá. Bằng Sáu Đen ra hiệu, đưa mắt vào một người học trò, tuổi bằng trạc Sửu, và ghé tai bảo: - Đấy! Thật ngon ở nhé. Nó ngập ngừng. Sáu Đen khuyến khích và giảng như mắt trông rất rõ: - Cái túi tiền nó để trong túi áo dài. Cái ví ấy nặng đấy. Nhìn cổ áo, bên không có ví thì cao, bên vạt con có túi đựng ví thì thấp. Rõ chưa? Đấy. Mà dễ quá. Áo nó hai khuy nách tuột sẵn ra rồi, chỉ còn một việc cồn con nữa là thành công thôi. ĐI, đi mau! Sáu Đen làm tới. Sửu bước liều chân đi. Nó thấy gáy như có cái gì buồn buồn. Nhưng nó không thể lui được. Sáu Đen vẫn trông theo nó. Người học trò nghênh ngang ở trước các cửa hàng, đán mũi vào kính để xem đề đạc bầy ở trong. Sửu đứng sát 506 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP gần, lắng lặng cởi được nốt mật chiếc khuy áo nữa. Cái vạt cả mỡ tòe ra. Sửu nhìn rõ cái túi ngoác miệng, trong đựng cái ví đen đen. Chỉ còn một việc rất nhẹ nhàng là rón hai ngón tay, rút khẽ cái ví lên là xong. Người học trò thì đương mê man nghếch nhìn mãi vào trong tủ. Sửu áp lại, nó liếc nhìn hai bên. Không có ai cả. Nó giơ tay. Bống nó run lên. Thần lương tâm như đứng nghiêm chỉnh trước mặt nó. Nó lại hạ tay xuống. Ná đưa mắt nhìn người học trò. Người ấy vừa bằng tuổi nó. Thế mà nó nở ăn cắp của người ta. Nhưng nó phải ăn cäp mới sống được. Nó cả quyết nhấc tay lên, đưa gần tà Áo. Bỗng né lại eo lại. Nó hối hận. Tự nhiên nó nghĩ đến người mất ví sẽ vì nó mà phải đòn, phải chửi. Nó không được thấy lúc người mất của khóc mếu, song một người bằng tuổi nó phải khổ vì nó, nó nở nào! Cái túi áo ngoác ra, và sự lơ đễnh của người học trồ như mời khan mời vã nó lấy đi. Song, cảm động quá, nó thở đài một tiếng thực to, rồi cắm cổ chạy đến Sáu Đen, Sáu Đen hầm hầm, hất hàm hỏi: - Đao? Sửu chớp mắt mấy cái, nhăn nhó, lắc đầu, nói: - Tỏi không nữ. Tức thì, Sáu Đen hầm hầm: - Được, về đây. Thực là cơm toil Nói đoạn, nó hăng hái về nhà. Sửu đi theo, lo lắm, biết rằng nó sẽ bị trừng phạt một cách rất nghiêm ngặt, mà nó BƠ VƠ 507 chỉ có tội là còn chút lương tâm. Quả nhiên, khi vừa tới nhà, Sáu Đen quay lại, tát ngay cho nó một cái, nó ngã khụy xuống đất, rồi chửi mãi. Đoạn, lên giọng chua chát, Sáu Đen mia, nói: - Hừ! Đói thì ăn cắp, oe gì là xấu hổ... Mày oắt con mà cũng xấu hổ. Muốn xấu hồ thì ông cho được xấu hổt Ở đời này, không có nghề gì đê mạt cả. Rồi ông cho mày mài cái lương tâm ra mà ăn. Nói đoạn, căng tay, gót chân, thụi đá vào ngực, vào mạng mỡ Sửu một cách tàn nhẫn, khiến Sứu tê người đi, tưởng chết. Rồi Sáu Đen bắt Sửu nhịn cơm và bảo: - Mày nhịn đến khi nào mày thấy sự đi ăn cắp là cần cho mày sống, ông mới cho mày ăn cái cdm ăn cắp. 508 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP VY Những dịp may Ấ9bịn cơm hai bữa, Sửu đói meo. Song nhất định nó theo tiếng gọi của lương tâm, không làm cái nghề của Sáu Đen mà nó cho là đê mạt. Nó xin Sáu Đen cho nó ra chợ đem rò thuê và giữ xe đạp, nhưng Sáu Đen lắc đầu, đáp: - Nghề ấy không đủ kiếm ăn. Nghề ấy chẳng qua là phụ. cho người ngoài tưởng mình là lương thiện, để đễ làm to mà thôi. Không ăn cắp. không thể sống được! Sứu thở dài. Nó càng thấy bộ mặt sắt đá của Sáu Đen, nó càng tổm. Có lẽ nó không thể ở đây cha Sáu Đen nuôi báo cô mãi, mà không đền được bằng một công việc gì. Chiều hôm đó, nhân Sáu Đen đi vắng, Sứu lên ra ngoài phố. Bụng nó đói quá, đến nỗi nó hoa cả mắt. Chân nó như không đủ sức đã vững cái thân đét như con cá mắm của nó. Qua các hàng cơm, nó thấy mấy anh phu xe ngồi ở ghế dài, tay cầm gọn hai chiếc đũa tre mảnh dẻ, xới bát cơm, thổi phù phù cho đố nóng, rêi và ba bốn lượt hết một góc, phùng mồm để nhai rất ngon lành. Sửu thèm rõ dãi. Nó càng thấy côn cào cä ruột. Thọc hai tay vào túi, Sửu nhìn môm mấy anh phu xe mà thèm quá. Song đứng ngắm lâu hơn nữa, nó cũng chẳng được đỡ đói nào, nó lại lang thang BƠ VƠ 509 đi. Sửu đi, chẳng có mục đích nào cả. Bỗng những tiếng kèn não nùng ở đằng xa đưa lại. Một đám ma đương thong thả tiến về phía nghĩa trang. Sửu đứng dừng lại. Nó cần xem đám ma cho quên đói. Giọng kèn như khóc như than, gieo vào lòng nó những nỗi thảm đạm. Sửu chờ và nghĩ rằng xem đám ma, có lẽ nó có lợi, nó bèn đi ngược trở lại. Mấy ngọn cờ xanh đỏ từ từ ủ rủ tiến đến. Trống cà rùng nhịp nhàng làm cho nó hăm hở, phấn khởi cả lòng. Vài chiếc kiệu sơn son thếp vàng, rồi đến linh xa, khói hương nghi ngút, khiến cho Sửu vụt nghĩ ra một ý rất hay. Nó phải nhân dịp người ta đau thương để gợi tấm lòng từ thiện. Rồi linh cữu qua trước mặt nó. Mấy ngọn nến, như cảm tiếng bát âm đi bài lâm khốc và tiếng khóc than kêu gào của tang gia, mà röỏ những giọt lệ âm thầm. Những người đi theo cữu, ai nấy có vẻ ủ đột. Nó cố nhận mặt vài người để đến gần, xin đồng trình bố thí. Thì một ông bệ vệ, nghiêm trang làm cho nó hy vọng. Sửu theo người mà nó cho là phúc hậu nhất đám ây. Ngập ngừng mãi, nó mới đám đánh bạo ngửa tay xìn: - Con lạy õng. ông thí bỏ cho con đồng cơm bát cháo. Tức thì, ông phúc hậu quắc mất nhìn nó, và nó bị ngay người ta lôi cổ ra: - Đây không phải chỗ mày kiếm ăn, đừng vở vịt rồi ăn Ăn cắp! Nào nó có phải ăn cắp! Chính nó đương bị cái nạn thực thà đây. Nó thấy ông phúc hậu nhìn theo nó, rêi t1 tai người bên cạnh. Người này khúm núm, đáp: 510 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP - Đạ. Rồi người ấy cũng trông nó bằng đôi mắt khinh bị, nghi ngờ, và nói với một người khác: - Cụ lớn bảo đuổi nó đi ra xa. Sứu sợ quá, nó phải lánh đi trước. Thì ra chỗ này. tuy người ta đau thương nhưng không đau thương kẻ sống phải khốn cùng. Sửu lại len lén đến gần chỗ các bà. Ö đây, người ta nói chuyện nghe vui tai hơn. Nhân nó để ý đến những câu vấn đáp. Một bà phương phi nói: - Cuộc chợ phiên vừa rồi, tôi tốn đến hơn chục bạc. Bà đi cạnh chép miệng, nói: - Việc nghĩa nên làm, bà tiếc làm gì! Một bà nữa nói: Thì tôi quen đi cầu phúc ở các đền các phú. Những cuộc vui ở Hà Nội, tôi chưa được đự một lần nào. Sửu mừng thầm được chỏ nó giãi bày cảnh khổ. Nó ngắm những nét mặt hiền từ của các bà mà thêm kính phục. Nó chìa tay, nói một giọng ngây thơ: - Lạy các bà, hai bữa nay con chưa được ăn, xin các bà làm phúc. Đồng thời cả hai bà cùng nhìn nó, và lại cùng trông đi, rồi nói chuyện: - Những cuộc làm phúc bây giờ người ta đã tổ chức rất khéo, tuy mất tiền, song mình được rất nhiều cái vu vẻ lạ tàng. Sưu lại xin: BƠ VƠ ñ11 - Con lạy các bà làm phúc. Một bà cau mặt. quát: - Gớm! Cút! Vừa bị hất hủi xong, Sửu liền bị người ta đuôi và dọa: - Văn thằng ấy. Liệu hền! Sơ xám xanh mặt, Sửu vội tuôn qua mọi người, chạy mất. Nó hết cả hy vọng. Nó hiểu rằng nếu người ta cho nó một trình, thì người ta chỉ mất tiền toi, chứ không được lợi gì ca. Lúc bấy giả, mặt trồi tà đỏ ửng đã nhuộm hồng cả phía tây. Trạn gió nhẹ như cố lay các lÁ cây cho khói ủ rũ hắn. Cả một cánh đỏng rộng, cỏ vàng, chân ra xám, phơi rõ vẻ khô khan. Bưu phở, Sửu cúi đầu đi lên trước linh cữu, rồi trèo lên đống đá để nhìn. Bỗng nó thấy ở mặt áo quan, có một bát cdm với một qua trứng luộc. Nó mừng thầm. Từ thuở bé, nó chưa hề đưa đám ma ai bao giữ, nhưng nó chắc rằng cơm và trứng đây là của người chết, thi người ta không lấy về nữa. Nó sẽ xin người chết để được đỡ đói lòng vậy. Nó quả quyết theo đồi cho đến huyệt. Rồi người đưa đám lác đác thưa dần. Họ băm nhau đứng lại và thuê xe đi về lếi phố. Sưu lại nhìn mấy ông bà từ thiện khi năy, rồi nó thở dài, Đám ma đến gân cổng nghĩa địa, thì tiếng khóc lại rổi lên như r1. Tự nhiên Sửu dào đạt cá lòng, Nó cảm động thật. Nó cảm động vì nó chưa được khóc một người nào thân thích của nó. Nó cảm động vì nó thấy người ta rất tử 512 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀ N TẬP tế với người chết rồi, chứ không hề thương những ngươi sắp chết như nó chẳng hạn. Bất giác, nó cũng rơm rôm nước mắt. Chẳng ai thương nó, thì nó thương nó vậy. Người ta đặt linh cữu xuống đất. rồi luồn dây chão đề khênh quan tài. Sửu ngắm kỹ qua trứng trắng nuột và bát cơm đầy tú hụ trắng như bòng. Nó mừng khấp khởi. Nó mong người ta chôn cho mau chóng rỏi về, một mình nó ở lại, khấn khứa, tạ tội với người chết, rồi lấy thức ăn để qua bữa chiều nay. Nó cho rằng ăn tranh của người chết không độc ác bằng ăn cướp của người sống. Người ta khênh quan tài từ từ đến miệng huyệt. Thấy bát cơm quả trứng chực lăn nghiêng, một người đở lấy và bưng ở tay. Hạ huyệt. Không cảnh nào làm cho Sửu động lòng bằng cảnh này. Những người mũ mấn áo xô tả tơi lăn lộn tru tréo, rồi theo nhau nhấy cả xuống hố, ôm lấy quan tài mà nằm, nói chăng rà hơi. Sửu thở đài. Bỗng nó quên mất cả đói. Rồi vài người đứng trên co hết sức những người ở dưới huyệt. lên. Buổi chiều tà, ánh sáng nhạt, như làm tăng về âm đạm. Sửu trông những người ngoi ngóp ở dưới hố lên. mà nó rợn cả tóc gáy. Nó tưởng chừng như lũ ma qúy hiện hình, chập chờn trong tấm áo, chiếc mũ xô lờ mờ. Nó kháng dám nhìn lâu nữa. Thỉnh thoảng, nó đưa mắt đến người bưng bát cơm và quả trứng, đứng gần nó. Rãi một thép mai hất. một tảng đất xuống. Sửu mừng thâm. Trong ngót nửa giờ nữa, nó sẽ được no. Nó sẽ về nhà BƠ VƠ 513 Sáu Đen, lắng lặng lấy bộ điệu nhanh nhấn, vui tươi mà qua mặt ông chúa. Như vậy, nó cho Sâu Đen một bài học xa xôi, rằng không phải ai cũng cần ăn cắp mới có thể sinh nhai được, Sửu như mở cở trong bụng. Nó tự thấy kiêu căng lạ thường. Nhưng bỗng nó rủn người như nghe tiếng sét đánh ngang tai: bát cơm và quả trứng, người ta vứt theo nhau xuống huyệt. Trong khoảnh khắc, cái hi vọng nó bị vùi xuống đất đen. Sửu bủn rủn cá chân tay, tưởng chừng như không đứng vững được nữa. Tự nhiên, nó rưng rưng nước mắt, nó khóc. Nó ôm đầu chạy một mạch thật xa, rồi ngồi lả bên cạnh một cái mả xây, nó thần thức. Thật là tuyệt vọng. Một ngày rưỡi rồi, Sửu chẳng được một hột cơm. Không biết nó tội tình gì mà trời đã nở đầy đọa nó một cách ác nghiệt quá lắm thế. Nếu vậy, có lẽ nó không thể giữ vững được mãi tấm lòng thật thà, nó phải chịu cho Sáu Đen bắt nó làm những điều trái lương tâm nó. Sửu nghĩ ngợi lan man, bất giác ngủ lúc nào không biết. Nhưng giấc ngủ ấy cũng chẳng từ thiện chút nào, vì giá nó ngủ lâu mà say, thì lúc đậy, nó được thấy hơi đầy ở trong dạ. Khốn nỗi vừa chập tối, nó cựa mình, sực tỉnh dậy, mở mắt ra, Sửu nhớ là nằm ở trong nghĩa địa, nó sợ rùng cá mình. Những con đom đóm lập lòe bay giỡn trong khoảng tối đen làm cho Sửu nghĩ đến những người chết hiện ra để bất nó. Không còn hỗn vía nào, nó vội đứng phất dậy, rảo cắng chạy ra phía cổng. Nhưng mắt nó hoa 514 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP lên. Chân nó yếu quá rồi. Bui cây là lù bên đường, tiếng nghiến răng của bụi tre làm cho nó hết hồn. Song nó vẫn phải liểu đi, Phía Hà Nội. một vừng ánh sáng rực đến tận khoảng trời cao, như vẽ rõ hắn vẻ giầu sang, sung sướng. Sửu cắm cổ đi. Nó đắn đo, buồn bực, vì nó phải đến nhà Sáu Đen để ngủ đêm nay cho yên vậy. Đấn nơi, Sửu bến lẽn. Sáu Đen vấn sắt đá, mỉa nó: - Mày gan hơn tao. Hay mày đã xin đâu được bữa chiều nay? Nếu có thể thế được mãi, thì tao cũng mừng cho. Sứu sợ hãi, đáp: - Không, tôi đứng chơi ở đầu phố. - Mày có đói không? Đã cần ăn cơm của tao chưa? Sửu mỉm cười, không đáp, đem chiếc chiếu ra hè nằm cho mát. Đêm hồm ấy, Sửu cồn cào, không sao ngủ được. Nó lắng tai nghe kỹ xem mọi người ngủ yên, để nó liều, thử một lần cuối cùng. Nhưng trời nực, nên người ta khó ngủ. Sáu Đen hết nghêu ngao câu sa mạc, lạ) đến bài cai lương, mà những thằng bé con, đồ đệ Sáu Đan, thì còn rúc rích đùa nhau mãi. Sửu thật không thể nào nằm nhắm mắt. yên được. Nó thấy mình nó nặng quá rồi. Nó cựa bên nào cũng khó chịu. Các đầu xương ê ẩm, mỏi rời. Muốn nằm yên một lát để thìu thu đi, nhưng không sao nó quên được việc đói. Mười ba tuổi đầu, sức vóc đã ra gì, mà nó phải nhịn eđm luôn ba bữa. Sửu trừng trừng mở mất ráo hoảnh. Mấy ngôi sao BƠ VƠ 815 trên trời lấp lánh, làm cho nó nhớ lại cảnh nghĩa địa lúc chập tối. Nghĩ tới đó, nó lại tiếc bát cdm với quả trứng nõn nà. Người ta chôn xuống đất. Người ta vô tình mà xử ác với nó. Độ đến nửa đêm. cả nhà yên lặng. Sửu lắng tai nghe, thấy ai nấy ngáy đều. Nó không nằm dai nữa. Cơ hội tốt đã đến. Nó bèn khe khẽ ngồi dậy, rồi sở soạng, lần vào trong bếp. Nó thuộc chỗ để nổi cơm mọi khì. Nó ngồi xuống, đưa tay gión từng ngón để dò lối đi. Rồi nó thấy cái nổi. Mừng quá, nó phấn khởi cả lòng. Nó mở vung ra, thọc tay vào xem, thì may thay, vài cục cdrn vẫn còn đẻo, làm cho nó chẳng đắn đo gì nữa, Sửu liển gión cơm bỏ vào mềm. nhai lấy nhai để. Nó thấy cơm vừa ngọt vừa thơm. Nhưng bỗng có ánh đèn chiếu vào bếp. Hết hồn, Sửu nuốt vội nuốt vàng và đứng phắt dậy, thì vừa lúc nó thấy Sáu Đen hầm hầm đứng sừng sững trước mặt, nó đã bị một. cái bại vào gáy rất mạnh: - Này ăn này. Sửu choáng cä người, ngã giúi giụi. Sáu Đen theo nó, giơ thẳng say, tát hết sức mấy cái. Sửu đổ đồng quang mắt, nằm roài ra đất. Mũi nó, máu chảy ra ròng ròng. Sáu Đen hỏi: - Mày bảo không nổ ăn cấp, thế bây giờ mày làm gì đây? Sửu lạy van, khóc lóc. Sáu Đen nói: 516 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP - Tao đánh cho kỳ nôn trả cơm tao mới thỏi Cho mày ăn, cũng bằng thừa. Sửu vái lấy vái để: - Tôi lạy anh! Tôi lạy anh! Tôi chừa rồi! Sáu Đen vừa giơ tay vừa quát: - Mày chừa gì? . Ối tôi lạy anh, tôi xìn đi ăn cắp! Tiếng kêu đau đớn làm cho Sáu Đen ngừng tay: - Có thật không? Sửu vội thưa: - Thật ạ. - Thế thì cho mày ngồi đậy. Sửu khóc sướt mướt, cố ngồi. Sáu Đen lên giọng lịch duyệt, mắng: - À, bây giờ mày mới lạy tao đi ăn cắp! Mày không cho ăn cắp là nhục nữa, phái không? Mày chịu rẩi à? Dứt lời, Sáu Đen đá Sửu một cái vào mạng mỡ. Sửu ức lên, không thở được, gò lưng, lại nói: - Tôi lạy anh, tôi đau quá, tôi xin đi ăn cắp. - Phải, mày ngn lắm, mày tưởng mày khôn hơn tao. Mày cao thượng được nữa không? Mày ăn cắp của tao, tức là ăn cắp của thằng ăn cắp mà không biết. Đấy, tao cho phép ăn đi. Mai, không đi ăn cắp, thì ông bảo. Sửu gạt nước mắt, không đám ăn. Sáu Đen quát: - Ăn đi! Cho ăn thì không ăn. Không cho ăn thì ăn cắp. Đề khốn nạn. BƠ VƠ 517 Sửu sợ quá, bốc cơm bỏ vào mồm. Tuy đau đớn nhưng được no, nó phải cố ăn. Trong khi ấy, Sáu Đen nhìn nó, và địu lời, vênh váo giảng: - Mày thực hết sức ngu. An cắp là một nghề kiếm ăn, cũng như trăm nghìn nghề khác, có gì là xấu. Mình đói thì phải đi ăn cấp, lẽ đó rất phải. Trừ phi mình thừa tiêu mà đi ăn cắp thì mới đáng nhục. Vả ở đời này, thiếu gì thằng phong lưu giầu có, mà cứ đi ăn cắp. Mày thử nghĩ mà xem. Ở đời, chỉ những thằng ngu dại như mày mới cho ăn cắp là đê mạt mà thôi, chứ mày có biết đâu còn bao nhiêu đứa mong ăn cắp được mà không nổi đấy, con ạ. 518 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP VI Súu Đen tiên tr &¿u phải đi ăn cắp thật. Lẫn đầu, nó cắt ruột tượng của một bà nhà quê. rút được hơn bến đồng bạc. Xong, nó cắm cổ chạy, không dám nhìn lại người mất của. Nó thương bà và tự thấy khốn nạn hơn cả lúc đói. Đến khi nghe tiếng bà ta tru lăn tréo lộn ở giữa chợ, kêu gào, nó càng cam động. Cả chợ huyền náo, người chạy đi chạy lại, ai nấy muốn tóm bắt được những thằng kẻ cắp quen mặt mọi khi để trừng trị. Nó phải quay đi, không dám nhìn. Sáu Đen mỉm cười, bảo nó: - Đó, mày nên trông, nên nghe cho quen mắt, quen tai đi. Trước tao cũng như mày. Nhưng nay thấy cảnh trước mặt họ ngu ngốc thế kia thì mình mừng thầm rằng nghề mình eòn có cơ sống lâu được. Sửu cũng mim cười, nhưng kỳ thực trong bụng nó muốn khóc. Thấy mọi người tận tâm tìm kiếm đứa thủ phạm, và người bị nạn mếu máo kể lề lịch sử cái món tiền mồ hôi nước mát, Sửu chỉ muốn chạy phăng ra thú tội ngay cho hợp le công bình. BƠ VƠ B19 Sáu Đen gật gù, rồi nói nhạo: - Một lũ mắt thịt thế kia, bao giờ tìm kiếm được cái gì, thà cứ im cả đi lại đỡ buồn cười. Sửu ngớ ngần, nói: - Phải, và đỡ mất công toi nữa. Sáu Đen láu lĩnh nhìn Sứu, đáp giọng nửa quả quyết, nửa mỉa mai: - Nhưng rồi sao họ cũng truy ra thằng ăn cắp. Sửu nhìn Sáu Đen, có ý sợ hãi. Sáu Đen thân nhiên, nói tiếp: - Song mày đừng ngại. Người ta truy ra thằng ăn cắp, nghĩa là mày vấn không việc gì. Sửu ngạc nhiên, hỏi: - Thế thì ai bị bắt? - bại một thằng oắt con nào đi ăn mày vô phúc lắng váng đến chỗ này, hoặc những thằng đói khát nào cướp giật củ khoai lang chẳng hạn. Sửu rùng mình, thở dài. Nó không ngờ sự thực lại có thể như thế được. Sáu Đen lại nói: - Nghĩa là tao muốn bảo cho mày biết rằng mày đi với tao là mày có phúc đây. Chỉ những đứa nào không ăn cánh với tao, mới bị bắt mà thôi. Chợ Hôm là đất của tao, thằng nào ở ngoài lọt vào thì cho chết, đáng kiếp. Sửu há mồm ra để nghe. Tuy mừng rằng nó tránh được ra ngoài vòng pháp luật để yên trí làm ăn, nhưng nó 520 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬ P nghĩ thương hại cho đứa nào phải tù phải tội thay nó. Sáu Đen thấy mật nó rầu rầu, bèn an ủi: - Mày nghĩ cái gì? Mày không phải lấy làm lạ. Nếu không có những thằng ăn cắp lớn thì làm sao có thằng An cắp vặt. Mà những thằng ăn cắp lớn, lại không bị gọi là kẻ cắp. Sửu không ngờ ở đời có những điều thực bất công như thế. Nó không muốn nghe Sáu Đen nói nhiều nữa. Nó vờ kêu nhức đầu, và xin đi về trước. Đến nhà, Sửu nằm ẹp trên chõng, vất tay lên trán. nghĩ ngợi mãi. Lúc nào trong óc nó cũng hiện lên cái hình ảnh người đàn bà nhà quê thực thà bị ăn cắp ban nãy. Nó nhớ đến những đòng nước mắt, những tiếng kêu gào thảm thiết của bà ấy, mà nó đau lòng. Nó stƒe tưởng tượng đến một đứa bé đói khát bỗng tự nhiên bị người ta xích tay và lôi cổ đi vào ngồi tù thay cho nó. Nó rdm rớm nước mắt. Rồi bữa cơm chiều hôm ấy, nó cáo ốm không ăn. Không ăn, nhưng sáng hôm sau Sáu Đen vẫn gọi Sửu dậy đi làm. Đi làm cái việc mà nó gớm, cải việc vô nhân đạo và gieo vạ cho người lương thiện khác. Song lần này nó đã hơi quen với tiếng gào khóc của người mất của, nó không thấy lương tâm cắn rứt lâu bằng lần trước, nên bữa cơm chiều nó cũng än được như thường. Lần thứ ba, thứ tư, mỗi khi lấy được vật gì, Sửu không nhìn theo người mất cắp nữa. Nó để ngoài tai những sự đau đớn của người ta, và chỉ hổi hộp khi còn phải trông BƠ VƠ 521 thấy mọi người lục tục chạy đi tìm thằng ăn cấp. Nó hổi hộp đến khi được biết có đứa bị bắt thay cho nó rồi, thì nó lại yên tâm như thường, Dân dân, Sửu để bụng nghĩ về nghề ăn cắp. Nó muốn nhanh và khéo hơn. Rồi một vài khi, những bận khố khăn mà nó làm ăn được trôi chảy, thì nó thấy khoái trí, sung sướng và kiêu hãnh lắm. Rồi sau nó khâng ăn cắp vì cần dùng nữa. Thấy những người nghênh ngang khoe khoang tiển của một cách chướng mắt. nó ăn cắp cho bõ ghét, Thấy bạn kể lại rằng đã phải dùng những mưu mẹo tỉnh khôn mới có thể lấy nổi được cái ví tiền để ở túi sau quần của một công tử, nó cũng vì ghen tài mà móc cho ra cái ví tiền bằng bạc ở trong túi có gài ghim băng của một tiểu thư. Lại muốn đùa bỡn với bạn đồng nghiệp, nó lập kế lấy hẳn cái áo đi mưa của ông đội xếp có tiếng ác và bắt cắp giỏi. Và muốn giải buồn, nó với bạn nó thi nhau tháo dây chuyển ở cổ một cô, rồi lại đeo vào trả hắn hoi, mà cô ấy không biết. Bởi vậy, chiều nào bọn nó cũng có cuộc tụ họp ở nhà Sáu Đen. Đó là những buổi tu nghiệp rất bổ ích. Đứa nào có ý gì hay, có khỏe gì lạ, thì đem ra bàn và dạy nhau, để sáng hôm sau ra chợ thực hành. Sửu rất vui về về cái đời hoạt động của nó. Hôm nào trỏ trời, bất đắc đi phải nằm nhà, thì nó buồn tẻ lạ thường như một ngày trống trải, không đầy đủ. Trông thấy những đứa khác bằng tuổi nó cắp sách đi học, hoặc đi làm đây tớ, nó vừa thương hại, vừa khinh bỉ. Những đứa ấy sống một cách tầm thường theo khuôn mẫu 522 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP định sẵn của số phận. Chỉ những hạng như nó mới gọi là đáng sống, lúc nào cũng hoạt động vui vẻ mà phấn đấu với đời. Nhiều lúc nó tự hào, dám hì vọng một ngày kia, sẽ dùng những thủ đoạn phi thường để làm cho không ai có thể thích nó được, mà có lẽ lại ước mong như nó. Nó lại không oán hờn gì hết. Cả ông bà cả Bách, bác Sang, cha và mẹ đẻ ra nó. Nó cho đều là những người ân nhân cả. Nếu không được những người ấy ruỗng bỏ bạc đãi nó, nếu không được bơ vơ, thì bao giở nó được khôn ngoan như bây gið. Sứu phục và mến Sáu Đen lắm. Nó thân như anh em ruột, trọng như thầy học. Bởi vậy, Sáu Đen cũng yêu nó, thường nói với nó: - Mày rồi ngày sau hơn tao nhiều. Sửu sung sướng, càng gắng sức cho lành nghề hơn. Một hôm, ngồi uống rượu với Sáu Đen, Sửu nói: - Anh có thấy chỗ kiếm ăn của nhà mình hẹp hồi không? Tôi không hiểu sao anh không có chí bay nhẩy. Sáu Đen cười, đáp: - Mày có chí to, nhưng thế là rễ đại. Người ta làm ăn chỗ nào, vào mặt nào đã quen, thì không nên đối nữa. Đổi mặt làm ăn, đã không lợi, thì lại hại cho nghề và cho mình. Tao cũng đã nghĩ như mày, nhưng rêi thôi, tội gì... Sửu rót rượu thêm, nói: - Anh nói thế, tôi không phục tí nào, Anh chỉ là một BƠ VƠ B23 thằng ăn cắp để kiếm ăn đủ sống, không phải thằng ăn cắp để làm đẹp đế đời mình. Sáu Đen nhạo: - Mày say rượu rồi, đã đâm nói càn. Sửu cáu lắm, trợn mắt, nói: - Tôi nghiệm ở đời phải liều mới có thể phất to được. - Phải, nhưng nếu không phất? - Nếu không phất thì thôi. có làm cái gì đời ghê tởm của mình! Sáu Đen cảm động, lắc đầu, nhìn Sửu một cách thương hại, nói: - Số mình là số ăn mày, ăn xin. Ông ấy chỉ cho ăn có ngần ấy, nếu mình ăn dè thì có thể được suốt đời, bằng mình tham thì chóng hết, hoặc nuốt không trôi thì hóc. Tao xem mày không có cơ bền lâu được như tao đâu, eứ ngang tàng lắm, tao cho phải bắt sớm. Sửu cười nhạt: - Được, để tôi xem đoán đúng hay sai, anh bảo độ bao giò thì tôi phải bắt? Sáu Đen nhìn tròng trọc vào Sửu, như muốn trông thấy tận gan, tận ruột Sửu, rồi nói: - Ngộ mày ở tù ra thì mày có đến đây làm với tao nữa không? Sửu vội nói: - Có chứ! Anh em bao giờ bỏ nhau. Dễ thường ở tù thì khôn người ra đấy, anh nhĩ? 524 NGUYỄN CÔNG HOAN TOÀN TẬP - Cái đó đã hắn, vì bao nhiêu những cảnh khổ cực đều là những ông thầy dạy khôn người ta cả. Sửu ngước mắt nhìn lên, thở dài. Sáu Đen tủm tim, nói: - Tao xem chúng mày cao hứng sự ngồi tù lắm. Thứ mày thì người ta cho lên nhà trừng giới ở Tri Cụ. Mày hay bắng nhắng, không khéo độ ba hôm nữa là cùng. Lời Sáu Đen rất công hiệu. Qua nhiên ba hôm sau, Sửu đương vơ vấn đứng chơi ở trước cửa nhà, thì bất thình lình, bốn người ập vào bắt và giải đi. Nhưng trước khi lìa nhà Sáu Đen, nó còn cố đụng cánh cửa bên trái để làm hiệu cho các bạn thấy khác dấu mà đừng về. Nó kinh ngạc, không ngờ lời Sáu Đen lạ! nghiệm được như câu sấm. BƠ VƠ 525 vn Thím Tài Hing LUẾG là người Việt Nam, nhưng làm dâu nước Trung Hoa. Cũng như trăm nghìn bạn đồng chí, thím lấy chồng một cách giản đị thôi. Người ta không biết, và cũng không tò mò muốn biết cối rễ thím, nhưng người ta phỏng theo lý lịch của thím Chấn, thím Loòng Pảo mà đoán rằng thím Hing này cũng đại khái như những thím kia. Năm nay thím ngót bốn mươi, nhưng phấn sáp và quần áo đã giảm bát cho thím mười năm gìà. Bởi vậy. thím vẫn giữ chắc chấn tấm ái tình của đức lang quân kém tuổi. Thím không cần lấy chồng người Nam nữa, bởi vì hơn mười năm đầu gối tay ấp với chú Hing, thím đã có thể giấu giếm, nay một ít, mai một ít, làm được chiếc nhà gạch trong quê cho cha mẹ ở. Lấy chồng người Nam, thím biết, rồi phải nuôi người ta, vì đem cái thân đàn bà trên lưng có hàng đống tuổi đi hỏi chng, thì quyết hẳn phải lụy xuống, mà cái hạng đàn ông đến thời kỳ ấy mới tìm đến thím, tất nhiên họ không lấy thím làm vợ, mà chỉ lấy thím làm cái 526 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP mỏ để đào thôi, Vả duyên Hoa- Việt từ trước đến nay vẫn một niềm đằm thám, thì dại gì thím ước vọng những cái bão huyền. Chú Hing rất yêu vợ, không bao giờ chú có tư tưởng một ngày kia lại quay đầu về làm rể nước, hoặc vì chú thấy người đàn bà Việt Nam có rất nhiều đức tính, nhất là đức tính thực thà. Và đàn bà Việt Nam không có nhiều cái rắc rời như đàn bà nước chú. Học chịu khó, biết hà tiện và không hay bắt nạt chồng. Ở Hải Phòng đã lâu năm, mà chú không hề thấy vợ đua chị đua em, đòi sắm thức nọ, mua thức kia bao giờ. Những phấn, những sáp, những quần áo tân thời mà hiện nay thím dùng là do chú ép lắm, thím mới bất đắc dĩ mà trang điểm, chứ thực thím vẫn nguây nguẩấy nói: - Tốt đanh hơn lành áo, mình a. Chú cảm về câu phương ngôn ấy bao nhiêu, chú lại phục và yêu vợ bấy nhiêu. Chú so sánh vợ chú với vợ các bạn, thấy họ chỉ ăn tiêu phá hại, lập những cuộc tình ái vụng trộm, mà chú tự cho chú rất dây phúc. Bởi vậy, đã ba bến năm nay, cứ cuối tháng, chú đưa cả số tiền cho vợ giữ mà không hề bắt tính toán rành mạch các món chi tiêu. Kịp đến ngày năm ngoái, gặp năm kinh tế khủng hoang, chú bị ông chủ thải về, thì chú càng phục vợ về sự thủ tiết. Buổi chiều hôm chú mất việc, thím khóc lóc, nhịn cơm Tôi tìm những tiếng khách nói rất đúng mẹo mà “tiu” ông chủ là đồ ba que và giảng cho chú biết là chú đã bị một. cải nạn vợ đẹp. Chú Hing hỏi: BƠ VƠ 527 - Sao? Mình nói rõ cho tôi nghe. Thím vắt nước mũi, quệt khăn qua mắt, rễi nói: - Hôm nọ, thằng cha ấy thấy tôi đi đôi với mình ở phố, nó đem lòng yeu dấu. Hôm kia nó đến tận đây gạ gẫm tôi. bị tôi cự tuyệt, mắng cho một trận, nên nó thù mình. Chú Hing thừ người, rưng rưng nước mắt, thở dài, nắm chặt lấy tay vợ, rồi lắc đầu: - Minh làm tôi nghẹn ngào! Thím Hing sung sướng, lườm yêu chồng. Chú Hìng mỉm cười, vuốt ve vợ, hỏi: - Từ nay lấy gì mà ăn? Thím Hìng kiêu căng, đáp: - Cần gì! Người ta không cho mình làm công thì mình làm ông chủ. Mình làm cho mình chẳng hơn phải đi lụy người ta. - Làm gì? Mình hảo làm gì? - Mình có vốn, sợ gì chết đói! Rồi nghĩ ngợi một lát, thím hỏi: - Nhưng mình xưa nay quen lối công tứ, biết rằng mình có chịu nổi nỗi khó nhọc không? Chú Hing gật lấy gật để: - Chịu được chứ! Chịu được chứ! - Có khó nhọc thì ăn mới ngon chứ. Thế là hai vợ chồng Hìng bàn nhau việc buôn thuốc phiện lậu. 528 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẠP Nguyên thím Hing quen thân với một người đàn bà có ty bán thuốc phiện. Một đôi khi chuyện trò thân thiết, nên bà ta nói cách thức buôn. Đã một lần, thím Hing bỏ tiền ra chung vốn, và được trông thấy lãi rất nhiều. Vì vậy, thím quyết phen này sinh nhai bằng nghề buôn dễ dàng ấy. Nhặt nhạnh nợ nần được vài tráắm, chú Hing mới đi thử một chuyến mạn Lao Kay và được trôi chảy. Nhưng đến khi ăn tiêu gần hết thì chú bảo thím rằng: - Từ nay mình đi có le hơn, mình là người Việt Nam, không cần xin giấy thông hành. Vả, đàn bà không hay bị ngờ đâu. Quả nhiên, lần thứ hai và thứ ba, thím Hiíng được trót lọt. Song thím bàn với chồng: - Bọn nhà đoan ở Yên Bái tỉnh ranh lắm. Ta không thể giấu được mãi đâu. Hễ họ thấy mình ởi lại luôn luồn và quen mặt, ắt họ sinh nghị, và việc ta sẽ hị bại lộ. Nghề buôn thuốc phiện lậu như đánh bạc, hễ được mà ăn non đi thì mới chắc dạ, nếu eứ tham, sao cũng có ngày đồng xu nhỏ chẳng còn. Chồng thấy vợ tỉnh khôn và ra dáng thông thạo, biết lo xa, thì tỉnh ngộ, đáp: - Phải đấy, ta hãy nên nghỉ một ít lâu, mà lần sau có đi, ta nên kiếm đường khác và dùng cách khác. Thím Hing lắc đầu: - Không có cách nào là bọn nhà Đoan không biết. Minh mới nghĩ được cách gì, là họ đã nghĩ được ngay cách ấy tồi. BƠ VƠ 529 Xưa nay, ta được nghe những cách buôn thuốc phiện lậu rất thần tình, ta định dùng thì cách ấy đã bị bại lộ lâu rồi. Chú Hing lấy làm phải, gật đầu: - Bởi vì bại lộ nên cách ấy mới đến tai ta. Rồi nghĩ ngợi một lát, chú nói: - Bây giờ có cách này, vất vã một tý. - Cách gì? - Minh đừng lên xe lửa ngay từ tính Lao Kay. Mình đi xuống dưới vài ga, rồi đến gần ga Yên Bái, mình lại xuống. Nghĩa là nên tránh những nơi người ta khám kỹ. Thím Hing lắc đầu: - Nào người ta có chỉ khám ở trên xe lửa mà thôi đâu. Ngày nào khóng có người đi tuần khắp các ngả. Thấy tới là đàn bà, lại đi một mình, mà hành lý cẳng kểnh, khỏi sao họ không nghi được. - Nhưng đi lấn vào rừng Ấy. Thím Hing nghỉ ngợi, rồi nói: - Buân thuốc phiện lậu chỉ nên cầu ở sự may. chứ tính nước khôn ngoan, không thể được. Nhưng mình cũng nên thử, chẳng kế nọ thì kế kia vậy. Chú Hing thấy vợ quả quyết. rất cảm động. bèn an ủi: - Tôi làm cho mình nhọc nhằn. Mình không được an nhàn, tôi rất buồn. Thím Hing âu yếm nhìn chồng. Bỗng trông vào gương, thím thấy thím gây và đen đi. Thím đâm Ìo. 530 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP Ít lâu nay, thím biếng phấn sáp. Bộ cánh tân thời, thím gập cất hòm, vì phải lo toan nhiều việc sinh nha] quá. Chiều hôm ấy, thím bèn chải chuốt, làm lại cái mặt. cho chồng yêu, và từ đó, thím không quên rằng thím vẫn phải là cái hoa cho chồng ngắm nữa. Nhưng chẳng bao lâu, đôi vợ chồng ấy phải tạm ly biệt nhau. Thín Hing lên Lao Kay, định phen này kiếm một chuyến cuối cùng thì đối nghề khác cho đỡ nguy hiểm. Lần này thì thật vất vá. Thím Hing đã phải chui rúe, trốn tránh vào rừng rậm, đi mỏi rời chân, xách rã cánh tay để lánh xa con mắt nhà chức trách. Nhưng càng nhọc nhằn bao nhiêu, thím càng vui sướng bấy nhiêu. Thím tự cho mình là đầm đang, là bạo dạn. Trong rừng xanh, núi xám, thiếu gì thú dữ, rắn độc, thiếu gì quân gian, phi lần lút, tìm kiếm đó đây để giết người cướp e1a. Thế mà thím về được Hải Phòng bình yên như thường. Thôi thì tha hề chú Hing chiểu chuộng, yêu quý. Lại được thấy vợ mạnh khỏe đem của về, chú sung sướng, “tiư” mãi số phận. Thím Hing giấu sự mệt nhọc. vẫn vui tươi cho chẳng đỡ á1 ngại về mình. Thím bảo: - Lối này còn có thể đi được vài lượt nữa. Rồi thím tả sự ghê sợ trong những đêm mù mịt không trăng. Thím phải ngủ gục ở đưới gòc cây mà chở sáng, Thím kể nỗi kinh khủng khi nghe tiếng sột soạt trong bụi BỞ VƠ 5A1 rậm ở mỗi quãng rừng dữ có tiếng; thím trợn mắt nói: - Ấy thế là tôi cứ liều mạng đấy. Những câu chuyện mà tôi nghe thấy người Mán đi kiếm củi họ kể cho tôi, mới ghê làm sao: - Thế nào? - Cái người Mán tôi thuê xách hộ va ly một quãng nói ở gần rừng Voi Phục vẫn có một bọn cướp đường. Chúng nó vớ được al, thì bác lột cho kỳ hết. Thím Hing nói đoạn. rùng cả mình. Chú Hing cũng rùng mình theo, ngậm ngùi, ngô nghê nói: - Tôi thương mình lắm! - Nhưng nghề làm ăn phải thế, biết tính sao? Tôi mà bị chúng nó bắt cóc, thì thật mình hết nước mắt. Bỗng hai dòng lệ long lanh tong tong chây xuống má chú Hìng. Thấy chồng thịịc bụng thương mình, thím Hing sung sướng. Hôm sau, thím bảo chú để thím về quê có việc, rồi thăng đương lên Lao Ray một chuyến nữa. Chú Hing can mãi, nói: - Mình đừng đi Lao Kay vội, hãy nghỉ cho lại người đã. Song thím khăng khăng nhất định đi. Thím về thăm mẹ và tậu hai mẫu ruộng. Ở nhà vài hôm, thím lại đi, nhưng định đi mang thuốc về thì bán ngay ở Hà Nội, rồi được bao nhiêu tiền, thím lấy cả, đem về tậu thêm ít ruộng nữa, và nói đối chồng rằng 539 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP đã bị bắt và quảng va li lại, cốt tháo lấy thân. Thím cần lấy câng bằng một chuyến hàng cho bố những lúc ngày đêm trống ngực. Sau khi đã giạm bán cho một vài nhà và hẹn ngày có thuốc, thím Hing bền ngược lên Lao Kay. Rồi cũng như lần trước, thím lại dùng lãi cũ, lần lút vào những nơi vắng vẻ. Rồi một buổi chiều... Buổi chiều ấy, trời thì nóng, đường thì gồ ghề khó đì, thím Hing mỏi chân, đặt va li xuống, và ngồi nghỉ trên một hòn đá nhắn. Vơ vần, thím hồi tưởng đến cuộc đời thím từ tấm bé, lúc sung sướng, lúc long đong, thím nhìn hai bàn chân đỏ lên và đau mà thở dài. Song thím mừng thầm, còn một quãng đường nữa, thím sẽ tới một làng, thím có thể vào nghỉ trọ nhà người mà thím gặp lần trước. Thím mở va lì lấy chiếc bánh tây ăn cho đỡ lòng. Nhưng, than ôi, số phận! Khi ăn xong, thím Híng vừa toan bước chân đi, thì thình lình có người chạy đến ôm chặt lấy, rồi một người nữa nhét giê vào mồm, trói chặt chân tay... Đoạn, hai người khânh thím đi, Thím cựa cạy, vùng vằng, nhưng sức đàn bà, chịu sao nổi. BƠ VƠ 533 văn Món túi bò LUẾ Hing bị nhốt vào trong một căn buồng hẹp, cửa đóng kín mít. Tuy không thể cử động được, song quay đầu lại nhìn hai bên, thím thấy thím năm trên giường, mà cä trong buông, chỉ eó một cái giường này mà thôi. Thím đoán biết cả cách hành động của bọn cướp. Thím tiếc của, thím tủi thân. Song, biết làm thế nào? Thím đã lọt vào tay bọn cường đạo, dễ mà lọt ra được hay sao? Thím cố oằn oài, để mong thừng trói tình cờ tuột mối. Nhưng càng cựa cạy bao nhiêu, thím càng bị đây sát vào da thịt làm đau rát, không chịu được. Có lẽ thím đành đem thân để bọn cướp làm nhục nhã chăng? Thím cầu Trời khấn Phật cho chúng chỉ lấy của rồi tha người thim ra, cho thím lại được trong trẻo mà về ở với chồng. Bỗng ö nhà ngoài, có tiếng người xôn xao. Lắng tai nghe, thím biết vằng bọn cướp sắp uống rượu, để mừng buổi làm ăn may mắn. Nghe và nhận từng giọng nói, thím có thể phân biệt được những tiếng gọn ghẽ, vui vẻ hớn hở là của thằng tướng, còn những tiếng lè nhè, những tiếng khê nặc, những tiếng láu táu, là của bọn quân. Thằng tướng hỏi: 534 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP - Nào anh em' Cơm rượu đã xong, ta cùng nhau đánh chén để mừng tối hôm nay được món tái bò mà bấy lâu tôi khao khát. Thím Hing không hiểu món tái bò nghĩa là gì, thì tiếng cười ở ngoài rầm rộ nối lên, và tiếng nói ô ạt. - Rồi anh cho eä bọn anh em cùng hướng chứ? Lại một nhịp cười tan, vui về như pháo ngày Tết. Thím Hing lo, trống ngực thình thình. Thằng tướng hỏi: - Thằng nào nhiều công nhất? - TU - Tôi! - Tôi! Họ thi nhau đáp và tranh nhau nhận công. Một lúc, thằng tướng nói: - Được, rồi đâu sẽ có đó. Thím Hing chỉ mong cho chúng nó cãi nhau, rồi giết nhau, để thím nhân dịp mà thoát thân. Nhưng sự mong môi rất. hão huyển. Chúng như có ý phục và sợ thằng tướng lắm. - Thôi, ta hãy biết đánh chén cho say. Mấy lúc trời cho chúng ta được mán vừa của vừa người. Ta phải vui mừng mới được. - Nào, anh em cất chén chúc đám cưới của anh Chúa Cụt đi thôi. Dứt lời, bọn họ cầm đũa, ăn uống và nói đùa nhau, CƯỜI vang. BƠ VƠ 535 Thím Hing nhớ kỹ tên Chúa Cụt. Biết được tên chủ đảng cướp và sào huyệt của họ, thím mới có thể liệu báo các nhà chức trách để lừa bắt bọn bất nhân sau này, - Tôi mừng anh chị chén này nhé! - Đầy vào. Thím Hing vừa rùng mình, vừa ghê tởớm. Thím rưng rưng muốn khóc, nhưng vì quá sợ mà nước mắt không ra được. Nghĩ đến những tiếng đám cưới, tiếng anh chị, thím Hing bỗng thương chồng, người chồng vừa biển lành. vừa thực thà, vừa yêu vợ. Hẳn là chú không ngờ đầu hiện vợ đương bị tai nạn, sắp phải đem thân làm mỗi cho một lũ khốn nạn. Mà rồi khi biết nông nỗi này, chú sẽ bị đau khổ ngần nào. Một lát, muốn chừng ngà ngà say, Chúa Cụt nói: - Trong anh em ta, tôi khen nhất anh Năm. Anh là người can đảm ít Ai sánh kịp. Người khác ngắt lời: - Tôi đây đã can án tám lần, mà trong tÁm lần thì ba lần vượt ngục. Thế là tôi hèn nhát hay sao. - Khâng, anh Năm hön bọn ta nhiều. Anh chưa hề can án lần nào. Thế mới giỏi. Ăn cướp mà không bị ngôi tù mới tài, chứ mỗi bận làm ăn, lại phiền nhà pha nuôi báo cô hàng vài năm, thì xoàng quá. - Tôi chưa bị lần nào — chắc là lời anh Năm - là đo tôi liều. Đối với tôi. mật là sống tà† do, hai là chết. chứ nếu chịu ngồi tù thì các anh xem, mình mày và đầu mặt tôi 536 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬ P làm gì được từng này chiếc mề đay. Nói đoạn, cả bọn cười rầm, rồi anh nào anh nấy khoe những vết thương can đảm. Chúa Cụt nói: - Nếu vết sẹo mà các anh cho là mề đay, thì có lẽ tôi là người tôi nhất, vì tôi chưa được một thương tích nào. - Ảnh nghĩ thế không đúng. Trong anh em ta, chỉ anh là sướng hơn cả. Nếu tôi như Anh. có lẽ tôi phải bỏ xác mấy lần rồi, còn nói chi đến việc bị thương nữa. Anh được đời chiều chuộng ngay từ thuở lọt lòng. Không trách anh lấy tên là Chúa, thật đúng. - Ô! Danh giá gì cái tên người đời đùa cho tôi. Ỏ trong Hỏa Lồ ngày trước, anh em thấy tôi chịu ăn, chịu ngủ và hay khóc, nên chế tôi là Chúa đấy chứ. - Thế tại sao lại là Chúa Cụt? - Tôi bé nhất bọn giam hồi ấy, ngây thở như đứa trẻ lên ba... - Năm bị bắt lần đầu, anh bao nhiêu tuổi? - Mười ba. Mà nghĩ lại cái có phải bắt và phải tù, đến bây giở tôi còn tức. Thực là vô lý quá. Tôi bị khép án cướp giật, mà việc ấy tôi không làm. - Thì cũng không oan. Ảnh có thực lương thiện đâu. Những tiếng cười đắc chí nổi lên. - Mình vẫn biết là không oan, nhưng những lần ăn cắp hắn hoi thì lại không việc gì mới tức chứ. BƠ VƠ 537 - Thế tự nhiên anh phải bắt à? - Phải. Nhưng sau tôi đoán rằng có lẽ thầy học tôi đi báo nên tôi bị bắt, để phải trải nhiều nỗi khổ nhục, cho tôi bớt viền vông. - Thế thì sự từng trải ấy đã dạy anh nhiều điều hay. - Cố nhiên. Từ đó, tôi rất sợ nhà Hóa Lò. Tôi hết. sức tránh xa nó. Nhiều đứa cứ xui tôi nên luôn luôn vào đó mà làm con nuôi, được ăn mà không phải khó nhọc, nhưng tôi chẳng ước ao thế, vì mình có lười đến như họ đâu. - Phải, nên kiếm một nghề để nuôi thân, chứ ai lại ăn bám như thế, không coi được. Họ lại cười như nắc nẻ. Rồi một người nói: - Tôi chưa được vào Hỏa Lò. Tôi chỉ phải ở đề lao các tỉnh nhỏ. Buần lắm. Chúa Cht nói: - Ổ Hà Nội, cái gì chẳng hơn mọi nơi. Trong Hỏa Lò, mình gặp nhiều anh em nên cũng thấy thú, như ở nhà. Nhất là tôi không có gia đình, nên thấy ở đấy thích lắm vì anh em có tình thân mật. - Phải, người ta bán anh em xa mua láng giềng gần. Mà chẳng có anh em, thì bạn bè cũng có thể coi như anh em ruột thịt. - Tôi sở đi được như ngày nay, là do tôi xuất thân ở Hỏa Là. Chúa Cụt nói, đoạn cười khanh khách, rồi tiếp: 538 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP Trước kia. mình tưởng suốt đời chỉ là thằng ăn cấp nhãi nhép, chứ dám đâu làm to như ngày nay. Tôi tiếc vì ít chữ, vì tôi khöng được họe, chứ nếu... - Học chữ làm gì? - Nếu chữ nghĩa mình kha khá một chút, thì mình làm ăn dung dị hơn. Thành ra thế này, mình chỉ lấy sự thực để làm việc, cho nên một vài khi, tôi thấy không đủ sức mạnh. - Chà! Anh nói ra giọng say rượu rồi. Có học đi làm ông nọ ông kia mà kiếm ăn, chứ tội gì làm nghề mạt, vừa vất và vừa nguy hiểm. - Thì ý tôi nói thế đây, ở đời cứ gì bọn ta mới là ăn cướp. Chúa Cụt đắc chí cười ha hả, rồi hò rót thêm rượu. Thím Hìing nghe rât chán tai. Thím không rõ vào khoảng mấy giờ. Thím chỉ nhận thấy trăng đã mọc. Ánh sáng đã lọt qua khe liếp, dần dẫn đặt vào mặt thím. Thỉnh thoảng thím mệt, thím cưa cậy. BƠ VƠ 539 Ibh‹ Một vỏi tin tức ng hôm sau. một tên tướng cướp đưa thím Hìng ra khỏi cánh rừng rậm. Gần đến đường quang, tên cướp nói: - Rồi nhà chị đi một mình. cứ theo lếi này, quặt sang tay phải thì tới đường Nhà nước. Nhà chị phải biết. rằng chúng tôi ăn ở có thủy chung. Nếu nhà chị vào tay bọn khác, thì nhà chị không bao giữ được về chỗ quê cha đất tổ nữa. Đành là nhà chị phải đem xương thịt làm môi cho thú dữ ở rừng này. Chúng tôi tha và cho tiền tầu chị về, một là để tỏ rằng chúng tôi nhân từ, hai là để cho chị biết chúng tôi, vì chúng tôi không sợ gì cả. Thím Hing không nói không rằng, một mạch đi rất mau. Hai bàn chân rát như bị bỏng. Tên cướp lại tiếp: - Thật đấy, nếu chúng tôi sợ tù tội, chúng tôi đã chẳng dám tha chị ra. Chúng tôi đoán thừa rằng chỉ nội nhật ngày mail, chị đi báo quan, mà từ chiều trở đi, người ta sẽ lùng bất chúng tôi... Thôi, chào nhà chị nhé. Từ sau, nhà chị chớ dại đột mà qua cánh rừng này nữa nhé! Thím Hing cun cút cắm đầu đi, trống ngực thình thình, không dám quay đầu lại... 540 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP Đi được vài trăm thước, thím Hìng mới yên lòng. Thím quay trở lại không thấy kẻ thù đâu nữa, mới dám ngồi nghỉ ở gốc cây. Thím nghĩ ngợi hồi lâu, rồi lây vạt áo lau uất. Thím đã được tên cướp mách cho tên ông quan, nếu ông quan này quả là người quen, thì thím quyết nhờ ông ra tay triệt bọn bất nhân, cho người khác khỏi phải vạ như thím. Nhớ lại cái nhục nhã đêm hôm trước, thím rất căm hờn. Thím thương chồng, giận thân và tủi phận. Một lúc lâu, thín Hing đứng dậy, đi một mạch nữa thì tới ga. May lúc ấy xe lửa chưa tới, thím bèn lấy vé xuống ga tỉnh. Đến nơi, thím vào nghỉ ở hàng cơm, trước dinh quan Bố, và hỏi người chủ nhà: - Bà làm ơn cho tôi biết quan Bố ngài tên là gì? - Bà muốn vào hầu ngài à? Ngài tên là ...Đ.V.T. Thím Hìng mừng rõ, hôi: - Năm nay ngài trạc bao nhiêu tuổi? - Tôi không biết, vì tôi có rõ mặt ngài đâu. Thỉnh thoảng ngài ra phố, thì ngài ngồi trong ô tô.hòm, chạy vun vút. Tôi chỉ thoáng thấy ngài beo béo và không để râu. Thím Hing cau mặt nghĩ ngợi một lát, rồi lại hỏi: - Ngài có đông con châu không?” - Không rõ, nhưng tôi nghe nói cậu ca học ở bên Tây, đâu sắp về. Thím Hìng cố nén sự động tâm: - Bây giờ hắn ngài có nhà đấy nhỉ? BƠ VƠ 541 - Không, ngài làm việc trong tòa án, đến gần mười hai g1ờ mới về. - Tôi cứ ngồi chờ đây, thì chắc gặp ngài. - Không, ngài hay đi lối cổng sau, đường gần hơn. Được biết ngần ấy điều, thím Hing hớn hố, nhìn lên chiếc đồng hồ quả lắc treo trên tưỡng, rồi trả tiền nước và đứng dậy. Thím quành hai phố, hỏi thăm đến cổng hậu dinh quan Bố, thì chờ ở đó. Thím qua lại, đưa mắt nhìn trong hai cánh cửa mở toang, thỉnh thoảng thấy người nhà chay tấp nập và chốc chốc có những giọng the thé quát mắng. Chắc đó là vợ ông Bố. Thím thở dài, thờ thẫn và tò mò, thím dừng lại thử cố chờ để xem mặt quan bà. Nhưng thím chỉ được nghe những giọng đài các mà thôi: - Mặc kệ mày! Tao chị cho mày hào rườỡi thôi, mày đem ra quăng vào mặt nó và bảo nó rằng trong này mua, phải tính giá nội. Tự nhiên thím Hing thấy khinh bỉ và tức bực. Bỗng một người ra dáng vội vã, đi từ trong sân ra. Thím Hing gọi lại, hỏi: - Này anh, tôi nhờ việc này. Người kia cau mặt, gắt: - Không nhờ gì cả. Đang bực cả mình đây. Nói đoạn, người ấy cắm cổ đi. Thím Hing nhìn theo, thím hiểu cả cách mua bán của nhà quan, nên thím không tiện làm cho người ta vừa phải mắng, lại khó chịu thêm về thím. 542 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP Một lát, người ấy về, thím đứng đón ở cổng, nói: - Anh bếp, làm đn cho tôi hỏi một tí việc. Tên người nhà bĩu môi bïu mỏ, giơ tay nói: - Bà tính thế có bực mình không? Muốn ăn thứ ngon, lại không chịu mất tiền, thành thử tôi phải bù mất ba xu. Áy thế lại còn ngờ tôi ăn bớt. đấy. Thím Hing gật gù lấy lòng, nói: - Bà lớn nghiệt lắm nhỉ! Anh bếp trợn mắt, thì thào: - Còn phải nói! Bà lớn mà như trẻ con thôi, hết năm nay, tôi cũng lậy cả nón. - Quan lớn bao giờ về, anh? Tên người nhà nghiêm nghị quay lại. hỗi: - Bà hỏi có việc gì? Bà ở đâu? - Tỏi muốn hầu chuyện quan lớn một lát. Tên người nhà nhìn thím Hing từ đầu đến chân, lại hỏi: - Bà hầu chuyện việc công hay việc tư? - Việc tư. Đổi ra nét mặt dịu đàng. tên người nhà lễ phép, đáp: - Thưa bà, thế thì mời bà vào, có bà lớn eon ö nhà. Thím Hìng cười, nói: - Tôi chưa biết mặt bà lớn. Tôi phải chờ quan lón về. - Bà ỏ đâu à? - Tôi ở Hải Phòng. BƠ VƠ 548 - Để tôi vào bẩm với bà lớn. Mời bà cứ vào, bà lớn tôi rất để đã. - Không, tôi eÂn gặp quan lớn kia. Tên người nhà ngần ngừ một lát, rồi nói: - Thế thì không may cho bà. Quan lón tôi tan hầu ở tàa ra, thì lại đằng quan Phán Vĩnh ăn cơm, rồi đi thẳng Hà Nội, ngày kia mới về sớm. Thím Hing thất vọng, hỏi: - Hiện bây giờ, chắc ngài còn ở trong tòa. Tên ngưòi nhà lắc đầu: - Bây giờ thì quan tôi đến nhà quan Phán rồi. - Nhà quan Phán ở đâu? - Bà lại đằng ấy không tiện, vì hôm nay đông quan khách. Mời bà cứ vào trong nhà cũng được. Thím Hing ngần ngừ, rồi vấn vơ, nói: - Tôi cảm ơn anh, tôi có nhà quen ở ngoài phố, tôi chờ quan lớn về, rồi vào hầu cũng được. Tên người nhà chào thím Hìng, vừa đi vài bước, đã bị gọi giật lạt: - Này anh bếp, anh nói thực nhé, bà lớn ác nghiệt lắm à? Tên bếp nhìn thím Hing như có ý nghỉ ngờ điều chị, rồi đáp: - Thưa, không ạ. Thím Hìng cười, nói: - Anh đừng sợ tôi, tôi không quen bà Bố đâu. À, cậu cả 544 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬ P đi Tây học, tháng nào thì về nhỉ? Tên bếp càng ngạc nhiên, đáp: - Cậu con mới đỗ, đã xuống tầu được hơn tuần lễ. Thím Hing mừng rỡ, nhưng cau mặt, vờ hồi: - Bà lớn có yêu cậu cả không? Tên bếp cười: - Bấm, bà lớn con chiều cậu con lắm. Chẳng thế, cậu con xin gì, bà con cũng giấu quan con mà chao. - Anh có biết mặt cậu cã không? - Cá. - Cậu cả giống quan lớn hay bà lớn? - Giống bà lớn như lột. Thín Hing biến sắc mặt, ngạc nhiên tự thốt lên hai tiếng: “Quái nhỉ”. Rồi thím thở đài rất mạnh, bằng khuâng như người lạc đường. Thím toan hỏi vài câu nữa, song anh bếp đã chạy vào lúc nào mất rồi. Thím Hing bối rối, thân thờ. Quả là thím bị loạn trí. Thím bước chân đi mà không định trước đi đâu. Loanh quanh được vài phố, thím Hing bỗng thấy một hiệu sách, thím xực nghĩ ra, mới vào mua giấy, và ngồi một chỗ riêng ở đó để viết một bức thư gửi cho ông Bố Ð.V.T Thưa quan lớn, Tên tôi là Trần Thị Hương, mà hai mươi năm về trước, người ta vẫn gọi là Hương Con. BƠ VƠ 545 Hẳn quan lớn nhớ ra tôi rồi. Thế thì bây giờ, tôi xin nhờ quan lớn nghĩ đến tình xưa nghĩa cũ mà tất lực xét cho tôi một việc: Nguyên từ ngày mẹ tôi chết, nhà cửa tôi sa sút, tôi mới phải lấy một người Khách tên là Sường Hing, làm tài công ở Hai Phòng. Ngót mười năm nay, tôi an phận với chồng tôi, nhựng chẳng may mới đây, chẳng tôi mất việc làm, nên tôi phải nay đây mai đó, buôn bán ngược xuôi để kiếm ăn. Ngày hôm kia khi qua quãng rừng Voi Phục, tôi bị một bọn cướp đổ ra bắt trói. Chúng lấy hết hàng hóa, và giữ tôi lại một đêm, làm tôi đê nhục, đến sáng hôm nay mới thả cho về, mà trước khi cho tôi được tự do, chúng còn dám ngạo mạn mà thách cả tôi đi trình báo quan lớn. May cho tôi được gặp quan lớn eal trì ở hạt này, vậy tôi nhờ tay quan lớn tróc nã và trị bọn chúng nó. Chúng nó lần lút ở cánh rừng Voi Phục cả thẩy sáu đứa. Thằng đầu đẳng tên là Chúa Cụt. Nếu quan lớn có cần đến tôi, tôi xìn thân hành đi hướng dân. Xin quan lớn hết lòng cho tôi việc này, và xin quan lớn tha lỗi cho tôi dám viết giấy này đến quan lớn. Tôi đã chờ để được hầu quan lớn, song tôi hỏi thăm, thấy nói quan lớn đi dự tiệc và xuôi ngay Hà Nội. Vì vậy không thể chờ lâu, tôi đánh bạo viết thư này, tuy nó không phải là đơn, song tôi biết rằng quan lớn bao giờ cũng nhân từ, quảng đại, và sẵn lòng tha thứ cho tôi. Sau hết, tôi xin chúc quan lớn thăng quan tiến chúc, 546 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP bà lủn mạnh giỏi, tà nung cậu ca dịu học thành tài. Tôi, mang cho cộu gì đó củng trong gương cụu cá, học hành cham chỉ, Nav hính thư TRẤN THỊ HƯƠNG tức HƯƠNG CON Viết xong. thím Hing đọc đi đọc lại nhiều lần. rồi ngồi thừ ngươi, có về ảm thầm giận dữ. Thím mua phong bì tem, đề cho ông Ð.V.T. và bỏ thư vào trong, dân lại. Thím hỏi tham đường ra nhà Bưu điện. đứng trước thùng thư, đắn đo một lát. rồi tặc lưỡi, thím lầm bẩm: - Nếu thư này không cỏ kết qua, thì con người ấy thật là bạc. Đoạn. thím lách chiếc phong bì vào miệng thùng thư, bỏ rơi tọt vào trong, rồi hồn hở thuê xe ra ga, đợi chuyến xuở: về Hà Nội. BƠ VƠ 547 x Trong phòng dự thấm nie. xe nhà sơn quang dầu đỗ ở thểm tỏa Án, ông Bố Ð.V.T thong thả bước xuống đất, theo dọc hiên nhà, đi thẳng tới phòng dự thẩm là nơi ông làm việc. Theo lệ thường, đến giờ ấy, người thư ký riêng của ông đã đợi sẵn. Ông cởi cái áo sa, vắt lên mắc, rồi ngồi vào bàn, hỏi: - Thế nào, có gì không? Câu ấy xưa nay ông vẫn dùng quen để hỏi xem các báo mới nhận được, mà người thư ký phải đọc xem có đăng gì dính dáng đến công việc trong tòa án hay không. Người thư ký như cái máy, đáp: - Bẩm không. Đoạn. người ấy lấy kéo cắt mép ba lá thư và để trên bàn, trước mặt ông. Ông Bố nhìn qua nét chữ ở các phong bì để xem cái nào nên đọc trước, thì ông mở ngay thư của con ông ở bên Pháp gửi về. Ông đưa mắt qua loa mấy dòng đầu, rồi nói một mình: - Người đã đi gần đến nhà rồi thư mới tới. Đây là cậu bỏ vào thùng Bưu điện trước khi xuống tâu. 548 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP Người thư ký đáp: - Dạ. Chắc trong thư không có việc gì quan hệ, ông Bố đọc xong, rồi đưa người thư ký: Bỏ vào cặp, chốc nữa trình bà lớn. Đoạn, ông mở đến bức thư của bạn ông ở Hà Nội. Vừa xem, ông vừa cười, vừa nói: - Chó chết. Như thế mà không mua, có phải thiệt không. Rồi ông nhìn người thư ký. Người này tuy không hiểu, nhưng cũng tủm tỉm, đáp: - Dạ. - Thế là mất không ngót trăm hai bạc đấy nhỉ? - Dạ. - Xé đi. Ông đưa tờ giấy đã vò nát cho người thư ký và cầm bức thư thứ ba. Nhìn chữ đề bì, ông chán nản, vì biết rằng thư này là của mật người lạ. Chắc là một tên dân nào muốn khiếu nại điều chi, làm ông phải bận bịu thêm công việc. Ông khó chịu. Song, ông cũng phải đọc. Bỗng ông biến sắc mặt, liếc mất đưa lên nhìn người thư ký, và bảo: - Hãy cho ra. Người thư ký chỉ chực đó để sẵn sàng đáp bằng những tiếng dạ, mỗi khi thấy ông đọc thư và chêm vào những câu không tài nào hiểu được. Lần này thì ông không nói gì cả. Hai nét răn trên trần ông nếi rõ lên; rồi gập thư bỏ vào túi. ông vắt chân chữ ngũ, ngồi thừ người, một tay chống vào BƠ VƠ 549 cằm, một tay gõ cả năm đầu ngón vào thành bàn để đánh nhịp. Đó là một thói quen, khi ông có điều gì phải nghĩ ngợi quá mà đâm lo. Nhưng hai mắt ông vẫn lóng lánh. Một lát, độ năm phút, bai nét răn trên trán mờ dần, ông bắt đầu rung đùi, và há méo mềm để gãi chỗ cằm sáng nay chưa cạo kỹ. Lúc ấy là sự lo âu gần tiêu tần hết. Bỗng chiếc ghế gỗ lùi giật lại sau, rít mạnh bốn chân xuống gạch, nghe giật mình, ông Bố đứng phắt dậy, ra mở toang hai cánh cửa chớp, rồi lại ngồi trên ghế. Ông móc túi, lấy tờ giấy ban nãy để đọc lại, và trong khi ấy, tay ông tấn mẩn nâng gáy khăn dần dân lân gần đến đỉnh đâu, rồi cứ để nguyên thế, mỗi khi nghĩ xong việc gì, ông thường thấy đau nhoi nhói ở thái dương. Đoạn, ông gọi: - Sinh! Người thư ký vội vã chạy vào. Ông hỏi: - Hôm kia, ở nhà có khách nào đến không? Sinh ngơ ngác nghĩ, ông Bố nói: - Người đàn bà lạ ở Hải Phòng? - Bấm không. Ông Bố trầm ngâm và hất hàm: - Ra hỏi thằng xe. - Bấm, anh ấy về rồi. - Được, không hề gì. Rồi ông nói một mình: - Bọn chúng nó hoành hành dữ quá. Mà không biết lúc 550 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP mình bắt được, mình có ăn thua gì không, hay lại công toi! Người thư ký đáp: - Dạ. - Sinh! Biên vào số tay cho tôi: Khoản thứ hai, - Chúa Cụt, rừng Vai Phục, nghe chưa. Rồi ông Bố lại lầm bẩm: - Làm việc mà không a1 biết, hoặc mà người ta không nhớ cho, thì làm làm gì. Nói xong, xé nhỏ bức thư, vứt vào sọt giấy, vui về xoa hai bàn tay, rỗi mở tập hồ sơ để trên bàn, vừa ngáp vừa xem lại bản khẩu cung lấy dở từ hôm trước. Bỗng có tiếng gõ cửa, ông Chánh án vào. Hai ông quan lớn bắt tay nhau, ông Án nói: - Tôi thấy bên tòa nói chuyện chiều hôm qua đâu Cụ sắp phái Quan lớn đi bắt bọn cướp trong Voi Phục, Quan lớn đã biết tin ấy chưa? Ông Bố sứng sốt, ngạc nhiên đáp: - Chưa. - Vì có một bức thư của con mụ Khách bị hiếp người lấy của đưa đến tòa, nên Cụ bảo nhất. định trừ tiệt quân glan Ấy. Ông Bố nhăn mặt, vuốt cả ngực lẫn bụng: - Tôi độ này thấy trong mình yếu lắm thì tuân thế nào được lệnh ngài. Có lẽ tôi phải xin phép đi Hà Nội, nhờ đốc tờ xem bệnh gì mà kém ăn kém ngủ quá. BƠ VƠ 551 - Nhưng Cụ đã bảo, ta khó lòng cưỡng lời. Bọn cướp này bạo ngược, nếu không trừ ngay thì chúng còn ngày nào, tai hại cho dân ngày ấy. Tôi tưởng phi Quan lón, không ai bắt nổi. Ông Bố cười lại: - Quan lớn dạy lẫn! Chắc Cụ cho tôi công việc nhàn hạ lắm nên phải đi, chứ Quan lớn tính, tôi có lúc nào rỗi đâu. Trên bàn, lúc nào giấy má cũng ùn lên, làm không xuết! - Quan lớn không nên từ chối, để Cụ không bằng lòng. Cụ đã phó thác cho công việc nặng nề, khó khăn, ắt là Cụ đã suy xét, biết tài bắt cướp của Quan lớn. - Đành vậy, nhưng tôi muốn nghỉ ít lâu...Thôi, để nhường Quan lớn việc này nhé. - Nhưng Quan lớn giúp tôi một kế nhé... Ông Bố cười: - Khó gì mà phải mưu với kế. Nếu muốn bắt bọn cướp ấy. chỉ bằng ta cứ thả mỹ nhân ra. Ở đời, việc gì mỹ nhân không làm nổi. Ông Chánh án rất phục, vỗ đùi khen: - Ừ nhỉ, đó là một cách rất thường dùng mà bao giờ cũng có kết quả, vậy mà lần này tôi không nghĩ ra. Và bọn cướp chi lấy của hiếp người, chì bằng ta cũng thả người thả của cho chúng nó vào cạm. - Phải, mà mình cũng chẳng cần bước chân tới sào huyệt chúng. Ta phái đứa đi thám thính, biết bọn chúng 552 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP nó ngần ấy người và khí giới những gì, thế là cứ thả đàn bà và giữ chặt chúng nó vào một nơi; khi ấy ta vào bắt, quyết là không khó nữa. - Vâng, nhưng nếu dễ thì mấy lần trước chúng nó cũng chẳng thoát. Thấy chúng nó sống dai được đến ngày nay, trốn tránh được bao nhiêu lần bắt bó, thì mình cũng nên cần thận lắm mới được. Ông Bố lắc đầu: - Mình nên lấy sự can đảm làm đầu. Mình đừng sợ nó. Bao giờ gian cũng phải sợ ngay. Lúc nào mình cũng phải in sâu vào óc rằng mình thay mặt pháp luật, đi làm ích cho người lương thiện, và mắt lưới pháp luật rất nhỏ, kế gian phi không chuI lọt ra ngoài được. Ông Chánh ân cười, nói đùa: - Vâng, quả thế. đến ngay người lương thiện mắc phải lưới pháp luật cũng khó lòng ra được luống chị kẻ gian! Hai ông quan đắc chí, cười ha hả. Rãi tự nhiên, ông Chánh sực nghĩ ra một điều, hỏi: - Ä, Quan lớn có quen con mẹ Khách ấy không? Ông Bố ngạc nhiên, hỏi: - Con mẹ nào? - Con mẹ bị mất cướp, nó làm giấy trình Cụ ấy. - Không. - Quái, ở bên tòa họ nói rằng trong đơn nói có quen biết Quan lớn, và xin Cụ cho Quan lớn đi truy nã bọn gian. BƠ VƠ B53 Ông Bố cúi mặt, hai tay gãi trán để che mắt một lát, đáp: - Cải lối ấy, dân họ hay làm lắm. Chúng nó tưởng quen ông quan ấy, ông quan nọ, thì là người có thế lực, quan trên sẽ nể và tất lực cho. Chứ có biết đâu rằng... - Phải, mình tất lực là vì mình làm việc cho mình, chứ ai làm đầy tớ chúng ná. Bỗng tên loong toong vào đưa cho ông Bố bức thư. Ông Bố xem xong, mỉm cười, nhìn ông Chánh án, nói: - Cụ gọi tôi về việc ấy, tôi phải vào hầu để Cụ đặn dò. - Nhưng Quan lớn cố từ chối nhé. - Tôi xin hết sức từ chối để dành việc cho Quan lớn. Nói đoạn, ông Bố nhanh nhẩu vớ cái áo sa, vừa đi vừa gài khuy. Ông Chánh án nhìn theo, chan chứa hy vọng. Độ một giờ sau, ông Bế về, vào buồng giấy ông Chánh án, lắc đầu, buồn bã nói: - Nhất định Cụ không nghe cho tôi ở nhà. Tôi nói mấy hôm nay tôi sốt, mà Cụ cũng mặc kệ. Cụ cho tôi một hộp thuốc hổ, bắt tôi tiêm ngay, rồi chóng mà đi. Cụ bảo việc bốn phận, phải lấy lương tâm mà làm, không được viện có gì mà từ chối. - Quan lớn không đã động gì đến tôi? - Có, nhưng cụ bảo Quan lớn nhiều việc quá rồi, không muốn bắt Quan lớn phải bận rộn thêm nữa. 554 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP Nói đoạn, ông Bế sang phòng dự thẩm cho người thư ký về trước và đặn: - Nếu ở nhà có người đàn bà nào lạ mặt thì phải đến bầm vái ta ngay. Rồi ông đóng cửa buồng giấy, cởi áo, nhấc khăn ra, rồi khoanh hai tay trước ngực, yên lặng như bức tượng. BƠ VƠ 555 xí Dự thẩm ong phòng án, ông Bố nghiêm trang ngồi làm việc. Người thư ký riêng sắp sẵn giấy bút để biên khẩu cung tên Chúa Cụt, đã bị sa vào lưới phấp luật. Vụ bắt bớ quan trọng này làm sôi nổi cả dư luận. Các báo đăng tin ấy, không tờ nào không in ra hàng cột, kể những tội Ác của tên đại bợm, và khen tài ông Bế chánh Đ.V.T. Của phòng dự thẩm mỏ rộng. Hai người lính giải Chúa Cụt bị xích tay vào. Ông Bố đưa mắt nhìn tên tướng cướp, rồi cười một cách mỉa mai. - Bây giờ hắn mày hối hận lắm? Chúa Cụt vẫn thản nhiên, nét mặt cương quyết, ngãng đầu ngắm khắp phòng, không đáp. Hai tên lính đứng hai bên cửa, thấy Chúa Cụt có vẻ xấc láo thì nổi cơn giận, định chạy lại toan giơ tay tát, song ông Bố xua tay, bảo: - Cho các anh ra ngoài. 556 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP Đoạn, ông nhìn chòng chọc vào mặt Chúa Cụt. Hai mắt ông quắc lên, tưởng chừng như cố lấy hết uy vệ để thu hết can đảm của tên cướp. bút, Một lát, ông hỏi: - Tên mày là gì? - Bẩm, tên con là Chúa Cut. Ông Bố nghiêm mặt: - Tên thật kia. - Bầm, là Sửu. - Họ gì? - Nguyễn Văn Sửu. - Bao nhiêu tuổi? - Hai mươi mốt. - Nơi sinh? Chúa Cụt ngây mặt, không đáp. Người thư ký dừng ngấng đầu hỏi: - Đẻ ở đâu? - Tôi không biết. Cau đôi lông mày, người thư ký đống dạc nói: - Khai cho thật, oeạ lớn sẽ thương tình mà giảm tội cho. - Bẩm thật, tôi không biết. Ông Bố hỏi: - Tên cha, tên mẹ? Chúa Cụt đáp: - Bẩm, con không biết. BƠ VƠ 557 Ông Bố nhìn người thư ký, bĩu môi, giơ hai cánh tay lên, tö ý thất vọng. - Cái gì cũng không biết! Kệ nó, hơi đâu mà vặn mãi! Người thư ký đáp bằng tiếng “dạ” mọi khi, rồi loay hoay biên. Ông Bố hỏi Chúa Cụt: - Mày đã bị bắt, thế nào cũng phải khai thực, nghe chưa! Hễ còn chối kháng biết, thì mày sẽ biết. Chúa Cụt mỉm cười, thần nhiên đáp: - Bẩm, con chỉ đáp được những điều con biết. - Mày đã can án mấy lần? - Bấm một. - Tội gì? - Con không biết. Ông Bố nộ khí xung thiên, đập mảnh đá chặn giấy xuống bàn, ngầu ngầu đôi mắt nhìn Chúa Cụt, quát: - Ăn cắp, ăn trộm, giết người, hay hội kín? Hay mày lương thiện như tao mà phải tù? - Bầm, con bị đổ oan là ăn cắp. Ông Bế vẫn còn giận: - Oanl! Phải, oan! Mày can án năm nào? - Năm con mười ba tuổi. Ông Bố bu môi, ngắm nét mặt Chúa Cụt: - Hết hạn tù ăn cắp, mày đi ăn cướp! Mày đã tụ họp nhiều người trong cánh rừng Voi Phục để lấy của, biếp 558 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP người, phải không? Mày là chủ bọn ấy. Không khai cho thực, thì hai mươi năm tù! Chúa Cụt im, không đáp. Ông Bố hỏi: - Đẳng mày còn những đứa nào chưa phải bắt? - Bầm, chúng eon cá năm đứa, đều bị giải cả rỗi. Ông Bố nhác thấy trong ngực Chúa Cụt có vết chàm vẽ, bèn bảo người thư ký: - Cởi khuy áo nó ra. Rồi ông lấy cái thước dài, đưa theo từng nét của cái mặt hố phù châm chàm trên làn đa xám của tội nhân. Ông hất hàm, hỏi thêm để giải trí: - Cánh tay mày có gì không? Khiếp thịịc! Quân này mà không bị làm tội nặng, thì đời còn bị tai hạ! Người thư ký cởi tuột cái áo ra. Hai cành hoa đôi nhau trổ rất công phu trên bắp thịt mập mạp. Đoạn, ông Bố đứng dậy, với nhìn chân Chúa Cụt. Người thư ký vội vén quần tên cướp lên. Nhưng lần này, ông Bố không hỏi và nói thêm câu gì, tự nhiên hai nét răn trên trán ông lờ mở hiện ra. Mà hình như ông bối rối. Ông móc túi, lấy hộp thuốc lá ra, đánh diêm châm hút một điếu, rồi bỗng ông hỏi: - Tại sao tên mày là Chúa Cụt? Chúa Cụt nhìn chân mình, đấp: - Bẩm, tại chân con cụt mất một ngón. Ông Bế đằng hắng, như để thở dài, hỏi: - Vì sao mày bỊ cụt? AI chém mày? BƠ VƠ 559 - Bẩm con không biết. Người thư ký gắt: - Cái gì cũng không biết! - Tôi không biết thật, vì chân tôi nó như thế từ thuỏ bé. Ông Bố lặng thinh, hút ba bốn hơi thuốc lá Hển, rồi bảo người thư ký: - Ra mở rộng cánh cửa. Đoạn, ông mở rộng cổ áo sa, và đặt khăn xuống bàn, nhìn trước nhìn sau, có vẻ bứt rứt. Một lát, ông dịu dàng, nói: - Tại sao mày phải đi ăn cướp? Sao không kiếm một nghề lương thiện mà làm ăn? Chúa Cụt mim cười: - Bầm, tại con đói, đối với con, nghề nào nuôi được thân là lương thiện với con cá. Người thư ký chấm mực. ông Bố giữ tay ngăn: - Khoan, đừng biên vội. Rồi òng hỏi: - A1 dạy mày làm những tội ác? - Bẩm quan lớn, chẳng aì đạy con hết. Mà dễ thường chính con đạy eon, vì nếu không ấn cướp, con sẽ chết. đói. - Người thư ký cau mật, tặc lưỡi vài cái, tô ý khó chịu, măng: - Án nói cho lễ phép. Ông Bố tặc lưõi: - Mặc nó. Ta muốn biết sự thực thì để vậy cho nó nói. 560 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP Người thư ký lầm bẩm: - Lại cồn giỏ văn chương! Ông Bố nái: - Mày ăn nói như người có học, biết suy nghĩ. Nhưng muốn sống một cách hẳn hoi, thì ở đời thiếu gì cách, sao mày lại chọn nghề ăn cướp? - Bầm, con cũng biết nghề này rất nguy hiểm, mà ở đời còn bao nhiêu cách kiếm ăn tử tế, song vì đời không cho con được ăn ở hiển lành, nên bất. đắc đĩ con mới phải ăn cướp. - Mày nói lạ! - Bẩm thật, con đã đi ở mà người ta không nuôi, con làm gì người ta cũng không cho làm. Gia đình nào cũng hất hủi con. Vậy thì người đời chẳng tử tế với con, tất con, phải là kế thù của người đời, bắt buộc người đời phải cho con những thứ cần để sống. Người thư ký lại tặc lưỡi. Ông Bế khoan thai nói: - Thuở bé, mày có đi học không? - Bẩm có, nhưng chẳng được mấy hột chữ. Con phải bỏ học, vì con bị người ta đuổi con đi. - Người ta là ai? - Là ngưỡi nuôi con. - Tức là cha mẹ mày? - Bẩầm quan lớn, con không có cha mẹ. Ông Bố tái mặt, Chúa Cut nói tiếp: - Bởi nêu con có cha mẹ thì quyết con không đến nỗi phải thế này. BƠ VƠ 561 Chúa Cụt cảm động, chớp mắt luôn rnấy cái. Ông Bố như cũng thương tình, thở dài. - Thế mày ở với a1? - Con ở với những người chưa biết cội rễ con. Nhưng đến khi biết con lại không nuôi con nữa. - Tại làm sao? - Con không hiểu. Nhưng chắc rằng người ta cho con là cá) giếng xấu xa ghê tởm, cái giống có máu của người đề Ta COH. - A1 đẻ ra mày? - Bầm quan lớn, nào con có biết. Người ta nhát được con ở miếu mà bây giờ con quên tên. Điếu thuốc lá ông Bố đương cầm ở tay tự nhiên rơi xuống bàn. Mẩu tàn long ra, rời rạc, rỗi bay tán loạn trên mặt tờ giấy thấm rộng. Người thư ký vội vàng phông mồm, thổi phù phù và giụi lửa thuốc lá đi. Ông Bố eau mặt, hỏi: - Mày biết rõ thế à? - Vâng, vì con được nghe rõ câu chuyện. Mẹ con đã không nhận con ngay từ thuở lọt lòng. Cha con đã tránh mặt con ngay từ thuở con còn trong bụng. Vậy hai người làm ra cơn còn độc ác thế, trách gì người đời tàn nhãn với con. Người ta tàn nhân, vì người ta chắc con cũng có máu độc ác của cha rmẹ đẻ ra con. Ông Bðỡ thở dài, sai người thư ký ra phố mua một vài thứ. Đoạn, ông ngồi xích lại gần bàn, khoanh tay nói: 562 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP - Nhưng đồi này thiếu gì những đứa như mày mà sau này nên người khá giả. - Sự đó eon không được biết, con chỉ rõ riêng có đời con. Con sở đi phải ăn cướp, hiếp người lấy của, làm nên những việc bất đắc đi ấy, đến nỗi nay mai phải tù tội, là do tội cha mẹ con. Bởi vì nếu con ở với cha mẹ con, thì đâu con đã phải khổ sở. Nếu cha mẹ con nghèo đói, thì con cũng sung sướng mà chịu nghèo đói, nếu cha mẹ con phong lưu hoặc giầu có, thì con được học hành, dù chẳng có ích cũng khâng đến nỗi có hại; chứ quyết con không phải bơ vơ xó chợ đầu đường, tính kế sinh nhai bằng cách mà quan lớn cho là gian ác, phải dăng lưới pháp luật ra để bắt tội. Ông Bế mỉm cười. Chúa Cụt nói tiếp: - Vậy thì cha mẹ để con làm con nên gian ác. Sở dĩ ngay từ thuở bé, con bị người đời ghét bỏ, ghê tổm, chẳng qua là người ta ghét, người ta ghê cha mẹ con, chứ con đã làm gì nên tội lỗi! Thì ra cha mẹ con đề ra con để con chịu thay tội lỗi, cha cha mẹ con được hướng sung sướng, lấy tiếng là lương thiện với thế gian. Ông Bố lại mỉm cười: - Chắc đâu! Thế sao mày không tìm cha mẹ mày? - Bầm quan lớn, người ta cố trốn tránh eon thì con tìm sao được. Ví thử con có đứng trước mặt cha mẹ con, hồ dễ cha mẹ con đã nhận! Ông Bố cúi gằm mặt xuống bàn, rồi lại nhìn chồng chọc vào mặt Chúa Cụt, hỏi: - Xem ra mày oán cha mẹ mày lắm? BƠ VƠ 563 - Vâng, bởi vì cha mẹ con ích kỹ, vô nhân đạo! Ông Bố xám mặt, cúi xuống gãi chân, coi bộ rất. luấng cuống. Một lát, ông mới nói: - Thế ngộ nay mai có người nhận mày là con thì mày... Chúa Cụt cười, rắn rỏi cướp lời: - Bẩm quan lớn, khi nào con chịu nhận ai là cha mẹ nữa! Con là đứa con hoang của xã hội. Xã hội đẻ con, xã hội dạy con! Thấy có bóng người ngoài cửa, ông Bố ngăn: - Thôi, thôi! - Bầm, thật thế. Thuở bé, con rất hiển lành... - Thôi! Người thư ký bước vào. Ông Bố ngồi nghiêm trang lại, - Mau, tôi chờ mãi. Đoạn, nhìn Chúa Cụt, ông nói: - Mày đã làm một việc vô nhân đạo đối với một người đàn bà. Chúa Cụt lại mim cười: - Bầm quan lớn, đó là trời quả báo người ấy. Ông Bố Vội Vàng giơ tay ngăn cuống quýt: - Khoan! Khoan! Dứt lời, ng hất hàm, bảo người thư ký ra ngoài một lát và đóng cửa lại, rồi ông run run khẽ hỏi Chúa Cụt: - Mày bảo trời quả báo người ấy. Thế mày có biết 564 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP ngưỡi ấy bao nhiêu tuổi không? Mày có biết người ấy là thế nào khöng? Chúa Cụt ngơ ngác đáp: - Bấm, những cái đó con không cần biết. - Vậy sao mày bảo trời quả báo? - Vì người ấy đã làm một việc trái pháp luật. - Trái pháp luật? - Dạ. Người ấy buôn thuốc phiện lậu. Ông Bố thở dài thật mạnh và thật nhanh, như trút được nỗi lo âu. Song, tự nhiên ông lò đờ nghĩ ngợi. Một lát, Chúa Cụt nói tiếp: - Như vậy, tức là nó bị quả báo. Ông Bố ôm trán, cau mặt vân vê cái quản bút, rồi ông gọi: - Đinh] Người thư ký rón rén vào, ông bảo: - Gọi hai tên lính dẫn tên này vào nhà pha. Hôm nay, tôi thấy khó ở lắm, chưa hỏi được điều gì cả. Bạn khác hãy biên cung. Nói đoạn, ông lử thử đứng dậy, mặc áo, gài khuy. rồi 1d đễnh đi ra, đến nỗi người thư ký phải nhắc: - Bấm, khăn ạ. BƠ VƠ 565 xu Một bức thư ˆ đЄy Bế bơ phờ như người mất trí. Bữa cơm sáng hôm ấy, ông không ăn, nói rằng nhức đầu và gây gây sốt, rổi ông bảo đóng các cửa buêng ngủ để đi nằm. Bà Bố sai luộc trứng để đánh gió, và cho đi lấy thuốc giải cảm, nhưng ông nhăn mặt, gất: - Để tôi yên tĩnh nghỉ ngơi. Ông không muốn nghe một tiếng động, mà nhất là không thích cho một ai qua lại chỗ ông nằm. Bởi vì ông không tiện tỏ cho người khác hiểu ông phải bệnh gì. Ông thở dài và trần trọc luôn. Đang nằm vắt tay lên trán, duöi thẳng hai chân, bỗng ông vùng ngồi dậy, bứt rứt, gãi đầu, nhìn xung quanh, đặt cái chén đang ở đĩa ra bàn, rối lại bầy vào đĩa. Ông đưa đi đưa lại hai cảng chân, chán rải ông rung đùi, đoạn lại nằm, vắt tay lên trán, thở những tiếng rền rĩ. Bà Bố rất lo lắng. Trước thì bà cho rằng ông phải cảm, nhưng thỉnh thoảng ngó vào buồng, thấy dáng điệu chồng thì bà lại sợ hơn, vì đoán chắc ông bị ma làm. Ở nơi rừng 566 NGUYỄN CÔNG HOAN TOÀN TẬP thiêng nước độc, thiếu gì các vị thần lình, ma đại thờ trong các túp con con đã vật chết biết bao người vô ý. Bà hỏi dò những lính tráng đã đi hầu ông, xem ông qua những chề nào có thờ tự, để bà giấu ông, sửa lễ tạ. Buổi chiều, ông xin phép nghỉ, không ra tòa. Bà Bố rón rén đến cạnh ông, quạt phẩy mấy cái vào lưng và dịu đàng hỏi: - Bảy giờ, òng thấy thế nào? Không đáp. ông chỉ thở dài. Bà Bố lại hỏi: - Ông xơi cháo nhé?” - Thôi, tôi có đói đâu. - Ông thấy trong mình thế nào? - Tâi không có bệnh tật gì cả. Bà đừng lo ngại. Ổ tòa ra về, tự nhiên tôi nóng ruột, có thế thôi. Bà Bố nghĩ ngợi một lát, rồi hỏi: - Quái, mà tôi từ nãy cũng bồn chồn cả người. Này ông ạ, Cả bây giờ nó đến đâu rồi nhỉ? Ông Bố cười: - Không, nó đi tâu hai ống khói, đến bến nào nó cũng đánh dây thép về cho nhà yên tâm. - Thế sao cả ông lẫn tôi cùng ruột gan sôi nổi thế này? Ông Bố ngồi nhốm dậy: - Làm cha mẹ hay thấp thỏm vì con ở phương xa, chứ thực nó vẫn bình yên như thường. Bà Bố tươi tỉnh nói: BƠ VƠ B67 - Thực vậy, ở bên ta thì không có trường cho nó học, mà nó sang Tây, mình áy náy từng ngày. Chẳng hay xa nhà xa cửa, nó có được sung sướng không? Ông Bố cười gượng: - Mình có tiển gửi sang cho nó luôn, việc gì nó phải khổ! Nói đoạn, ông thở dài, rất ngao ngán. Bà Bố đắc chí, nói: - Thời buổi này, không có tiền cho con đi học đến nơi đến chồn, thì khó lòng mong cho nó làm nên. Rồi bà chép miệng, nói tiếp: - Đấy, thăng Tích con nhà chú Cửu, giá cứ nghe ông, để nó sang Tây, có phải bây giờ cũng cử nhân rồi không. Chú ấy cứ vẽ, nhà này nuôi bao nhiêu đứa đi Tây học chẳng được. Tự nhiên, ông Bố lờ đờ, nằm lả xuống, dáng rất mệt nhọc. Bà Bế lại nói: - Chú ấy cho là mình đẻ con ra, mình mới thiết cho ăn học... Thì nhân tâm ai chẳng vậy, con để ra chẳng qúy thì sao? Ông Bố nhăn mặt, nói: - Bà đừng nói chuyện, cho tôi nằm yên. Bà Bế cười, vừa đứng dậy vừa nói: - Để bây giờ nó lông bông, coi không khéo thì hư hỏng đấy. Ông Bố chờ vợ ra và khép ghịt cửa, rồi mới đập hai chân xuống giường mà kêu thật to: - Trời ơi!... 568 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP Đoạn, ông rên hừ hừ như người ốm nặng. Một lát, ông thồ tay lên đầu giường, bấm chuồng gọi. Tên người nhà khẽ mỏ cửa, bước vào. Ông hải: - Bà đâu? - Bẩm, bà con nghỉ trong buồng. - Tao cần ngủ từ bây giờ đến năm giờ chiều, không đứa nào được qua lại gần đây. Bà dậy. thì cũng bẩm thế. Tên người nhà Ìui ra, ông Bố đứng dậy, đi khóa cửa buồng, rồi ngồi ở ghế trước bàn viết. Ông trân trần hàng mươi phút, mới mở ngăn kéo, lấy tờ giấy rộng, vuốt bốn mép cho phẳng, rồi lại lặng yên, tay tỳ cằm, tay vớ quản bút, chọc vào lọ mực. Tôi là người quen thân uới cha anh, từ khí thấy anh bị sơ Uào lưới pháp luật, trong làng rất thương xót anh. Bởi uậy tôi uiết thư này, nhờ tòa chuyển giao cho anh, được các quan rủ lòng thương, không nở từ chối cúi ân nhỏ mọn ấy. Chắc đến nông nỗi này, anh oán hận cha mẹ anh lắm. Nhưng tôi là người đứng giữa, tôi biết chuyện đầu đuôi, uậy tôi bể rành mạch cho anh nghe, để anh đỡ giận hờn người nô tình đã đây đọa anh uào cói đời cơ cực. Nguyên cha mẹ anh không có cái ác tâm ruông bỏ anh từ khi anh lọt lòng đâu. Viết đến đây, ông Bố thỏ đài. đặt bút xuống, khoanh tay trước ngực, gục mặt, nhắm mắt, như cố nhớ lấy cho kỹ một việc xảy ra đã lâu năm. Một lát, ông chán nản câm bút viết, tiếp: BƠ VƠ 569 Cha anh là...con nhà dòng dõi. Ngày cha anh mới hai mươi tuổi, có quen biết một người con gái ở ngoài phố, con một nhà buôn bán. Người con gái ấy đẹp đẽ, nết na, trung hậu. Cha anh uà người ấy yêu nhau, đã hò hẹn ngấm ngâm cùng nhau rằng sau này sẽ trọn đời thành uợ chồng. Rồi người con gái ấy nhẹ dạ cùng cha anh mà có mang. Ông Bố cảm động, ngừng tay một lát, đọc lại bức thư, rồi viết: Ở oào buổi bấy giờ, đôi trai gái yêu nhau có thể ngỏ ý cùng cha mẹ để xin cưới nhau được. Nhưng hơn hai mươi năm uề trước, không ai công nhận cuộc hôn nhân bằng ái tình bao giờ, nhất là trong các gia đình to lớn như gia đình cha anh, thì quyền cha mẹ càng cao, mà phận làm con phải lấy sự nghe lời làm hiểu. Tôi thấy một lần cha anh khóc lóc thảm thiết uới người con gói ấy. Người này một niềm, nếu cuộc hôn nhân không thành, thì quyết chí quyên sinh để đỡ nhục cho gia đình. Năm đắn mười đo, một hôm cha anh mới đánh liêu tạ tội uới ông nội anh uà xin cưới mẹ anh uễ làm vợ. Ông nội anh thương tình, cho đi dò xét tính nết mẹ anh uà đã sắp bằng lòng, thì bà nội anh ,hất định phá, lấy lễ rằng con một ông quan không thể lấy được con một nhà dân. Cưới như thế, sợ người đời mai mỉa. Thì ra cha mẹ anh sở dĩ không lấy được nhau, chẳng qua chỉ tại sợ dư luận của xã hội khắc nghiệt có thể giết hại bao nhiêu linh hồn rồi! 570 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP Viết đến đây, ông Bố nhăn nhó, dậm chân xuống gạch, ngồi trầm ngâm một lát: Nhưng cha anh không phải người bạc tình. Cha anh cố nần nì, song bao giờ đàn bà cũng bhó tính, hẹp hồi hơn đàn ông, nên bà nội anh phải nọc cha anh ra, đánh một trộn thâm tím cả mình mấy, tò bắt chư anh phải thê rằng từ nay không được hé răng xin một nửa câu Uuê cuộc hôn nhân trái ngược ấy, uờ sơi nhốt cha anh tào buồng, nửa tháng không cho rư ngoài. Cha anh lo lắng, khóc sưng cả hai mốt, suối ngày lẩm bẩm, không biết nên xử trí thế nào. Bỗng, ông Bố cũng hai hàng lã chã. Ông lấy vạt áo lau mắt, và nhịn thốn thức: Một buốt tôi cha anh cho tiên tên lính canh, bò lên ra phố than thở tới mẹ anh, đã ốm hơn tuần lễ. Hai người đương oán hận trời 0à kể lể sự tỉnh, thì tên lính chạy ra, báo tin cho cha anh rằng, ông nội anh đương tìm. Cha anh sợ hãi, phải oê ngay. Nhưng ông nội anh uốn nhân từ, khuyên nhủ cha anh nên nghe lời nghiêm huấn. Cha anh thở dài, nói: "Thưa thày, con chỉ thương người eon gái ấy, suốt đời 0ì con mà nhỏ nhàng!” Ông nội anh nghĩ ngợi một lát, rồi đưa cha anh ba trăm bạc, uà cho phép cha anh ru phố, dỗ dành mẹ anh nhận lấy món tiên ấy làm bế sinh nhơi nuôi con, chứ tình thế bắt buộc, hai người bhông lấy được nhau, thì hỉ Dong bao nhiêu là tuyệt uọng bấy nhiêu. Mẹ anh độ ấy mới có mang được uài tháng, nên người BƠ VƠ 571 ngoài chưa ai biết. Mẹ anh không thể làm thế nào được, bèn cầm món tiên, rồi uê Hà Nội ở cho khuất mắt đến ngày sinh anh. Mẹ anh làm như vậy, chẳng phải tham tiền, song là vì quá yêu cha anh, muốn cho cha anh được vuông tròn mà giữ tiếng tăm con nhà thế tộc. Cha anh chỉ buồn nỗi rồi đứa bé sinh ra, suốt đời là đứa eon hoang. Một đứa con hoang với một đứa con thường, cũng là người cả, cùng làm nên bởi một cuộc chung đụng của đôi trai gái, ấy thế mà người đời coi trọng, khinh như một vực, một, trời. Viết đến đây, tôi muốn an ủi anh một tí, là nếu người đời ai cũng nghĩ như tôi, thì việc gì anh bị ai hắt húi, ghét bỏ. Thột oậy, đôi trai gái yêu nhau, rồi để con uổi nhau, thì đứa bé bị người ta ghét bỏ; mù đôi trai gái 0ị tất đã yêu nhau, xảy ra có con, thì đứa bé ấy được cả gia đình lẫn xã hội yêu chiêu. Đứa bé ấy để ra, người ta chẳng dị nghị gì hết, ruò sở dĩ người ta không dị nghị là do trước khi cha mẹ nó chung đụng uới nhau, người ta đã thắp mấy nén hương, đứng giữa trời lẩm bẩm uới ai những tiếng gì không ai biết. Thế mà đứa trẻ mà người ta gọi là con hoang, thì trước kia cha mẹ nó đã gắn bó, chỉ non thê biển cùng nhau, mà có khi uì bai chữ ái tỉnh, người ta có thể quên cả tính mệnh, danh dự, của củi, lần đất nước. Thôi thì, sống ở cái xã hội gòn dở, người không gàn dỏ bao giờ, cũng phải chịu nhiều nỗi cay đắng nhất. Ông Bố thở dài, trầm ngâm, rồi viết: 572 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP Bẩy tháng sau, một hôm cha anh tiếp được thư mẹ anh báo tin đẻ con trai. Song mẹ ơnh nghĩ đến thân thế mai aau, U} tất không thể cứ lịu đíu đứa con mà lấy được tấm chồng tử tế Đó cũng là một uấn để. Phải, mẹ anh nghĩ rất đúng. Một người đàn ông cá con riêng, có thể lấy uự tÙ tế như thường. Nhưng trái lại, đàn bà thì bhông thế được. Bởi uậy, mẹ anh phải trao trả anh cho cha anh uà hẹn đúng ngày giờ, cha anh đến miếu Âm Hồn làng Nội mà đem anh dê. Mẹ anh lại dặn rằng, anh có dếu hiệu riêng không thể lâm uới ai được, là cụt ngón út ở bàn chân phối, oà có nốt ruồi Ở trên trán. Tự nhiên. mấy giọt nước mắt từ má ông Bố chảy xuống giấy. Ông ngừng viết đến năm phút. Cha anh chẳng ruông bỏ anh đâu. Vì bà nội anh quá khắc, nên không cho cha anh được nuôi anh, cụ dọa nếu chu anh mưng đứa con hoang về thì cụ tự từ. Bởi uậy, cha anh phải cho tiên một tên đầy tớ thân bảo nó đến miếu Âm Hồn đem anh vê tà nhờ nó nuôi hộ. Từ đó đến ba năm sau. cha anh oầấn không có dịp được biết mặt anh, song uấn phai gia tiên để cho tên đây tớ nuôi nững anh. Một hôm, nhân một tiệc cha anh gọi tên đầy tá đến, hấy giờ mới rõ sự gian ù đối của tên đầy tổ Chao ôi, nó thú thực rồng, không tìm thấy anh. Mà ở trên bệ trong miếu Âm Hồn chỉ có một cái xác trẻ con, ngực bị đập nát béit. Đứa trẻ ấy không phải là anh, uì nó soi đèn bỹ, thấy đủ BƠ VƠ 573 cỏ năm ngón chân phải, oờ bỳ cọ bÿ uết mực đen nhém trên mặt đứa bé, không thấy có một nốt ruồi nào. Ông Bế lặng một lát, rồi viết: Thế là cha anh yên trí rằng anh đã chết, mà cái xác trong miếu Âm Hồn đó tức là anh, vì trời tối nên đây tớ không nhận kỹ dấu hiệu. Nhưng nay anh còn sống, thì chắc cá sự lầm lẫn gì đây. Tôi đoán phỏng chừng có Ìẽ tên đầy tớ cha anh không tìm thấy anh, sau một người khác thấy, hoặc trước khi tên đầy tớ đến miếu Âm Hồn, đã có người đem anh đi mất rồi, mà người này là người đã vứt lại cÁ xác có ngực bẹp kia chăng. Vậy thì đời anh sở đĩ bí đọa đây, là do cả cái xã hội bất công, quá hà bhắc, dp đặt cho người ta bằng một thứ tuân lý oô nhân đạo, chứ nào có phỏúi tội ở cha mẹ anh đâu. Anh không nên oán trách cha mẹ anh làm gì cho oan uống. Ông Bố nghiến răng, chọc bút mạnh vào lọ mục: Thôi, nhưng mà đời anh đã đi tới bước này, anh hãy cứ nên tạm chịu lấy. Anh đã chẳng được hưởng sự dưỡng dục của cha anh, đến mỗi bây giờ thành ra một kẻ gian ác, hiếp người, cướp của, thì cố nhiên pháp luật nghiêm trị. Nhưng tôi cố hết sức vận động cho anh được nhẹ tội đi vài năm. Nồi khi ở tù ra, anh cầm giây in đính sau bức thư này, đến nhà Băng lấy năm nghìn đồng bạc uê mà sinh nhai. Cha anh cấp cho anh cái uốn ây, là ý muốn anh sẽ làm ăn lương thiện, cho chu anh bhoi ân hận suốt đời. Ông Bố ngồi thừ một lúc, nghĩ ngợi rồi viết tiếp: B174 NGUYÊN CÔNG HOAN TOÀN TẬP Sau hết, tôi dạn anh một điều là sau này anh đừng tìm cha mẹ anh là a1 nữa. Cha anh, tối không biết. tên, nhưng chắc vì nhiều lẽ bất buộc không dám nhận anh đâu. Còn mẹ anh, thì anh càng khỏòng nên gặp gở, vì sự gấp gở sẽ là một sự đau đớn cực nhục cho cả mẹ anh lần anh. Viết xong, ông Bố lại trầm ngâm một lát nữa, rồi không còn thêm một ý gì, ông ký tèn loãng ngoằng, và đọc lại bức thư, nét. mặt ân hận. Đọc xong, ông ôm đầu, ròi vín ghế, lần đi. Đến giường, ông vật mình xuống chiếu, và chắc không chịu nổi những nỗi đau đớn nó giày vò ngấm ngầm ông từ buổi sáng, ông thở hồng hộc: - Thị Hương là mẹ con đấy, con ơi!
0 comments:
Đăng nhận xét
[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉