Ads 468x60px

.

Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2015

Cô giáo Minh






Mời nghe đọc

Mời nghe đọc MP3 tại Internet Archive
1. Kênh Cô Vân (Trọn bộ) | 2-24. Kênh Cô Vân (Chương 1-23)| 25-47. Thái Hoàng Phi (Chương 1-23)

Mời nghe đọc tại YouTube - #nguyenconghoan
2 kênh 12 video

Mời đọc Bản đánh máy

Cô giáo Minh

Nguyễn Công Hoan

Để đọc, xin nhấp chuột vào chương muốn xem.

Diễn đọc: 1. Cô Vân | 2. Thái Hoàng Phi
























  1. 1936. Cô giáo Minh (1935)
    - Tiểu thuyết, Tiểu-Thuyết Thứ Bảy TTTB, số 79 (30 Nov. 1935), 80, 83, 84, 85, 86, 90, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101 (1936)
    - (NXB Tân-Dân, 1936 - 219 tr.)
  2. 1990. Cô giáo Minh - Tiểu thuyết. Tái bản lần 1. Nxb Cửu Long.
  3. 1998. (Tủ sách Nguyễn Công Hoan - Nhân kỷ niệm 95 năm sinh nhà văn)
    - Cô giáo Minh - Tiểu thuyết. Tái bản lần 1(?2)





Mời Đọc/Lấy về Bản chụp dạng PDF
Cô giáo Minh, truyện dài (NXB Tân-Dân, 1936 - 219 tr.) (Tiểu-Thuyết Thứ Bảy)

PDF

Mời Đọc/Lấy về Bản chụp dạng PDF
PDF



Tham khảo: Các bài viết liên quan


Trích:
Tính trào lộng: một đặc trưng của văn phong Nguyễn Công Hoan - Nguyễn Xuân Tư

Nhà văn Nguyễn Công Hoan được độc giả đặc biệt hâm mộ và tán thưởng, không chỉ về đề tài văn học trong các tác phẩm của ông được thể hiện phong phú và đa dạng, hầu như đề cập mọi tầng lớp thế nhân của xã hội đương thời, mà còn ở một đặc trưng “có một không hai” của văn phong. Đó là tính trào lộng của nhà văn hiện thực xuất sắc trên văn đàn Việt Nam hiện đại.


Tính trào lộng (còn gọi là tính hài hước) trong văn phong Nguyễn Công Hoan có lẽ chỉ thua tác giả của truyện tiếu lâm Việt Nam. Nó được thể hiện rất sinh động, khi thì ở sự việc có tính trào lộng, khi thì ở ngôn từ có tính trào lộng, và thường thì ở cả hai hình thức nói trên phối hợp với nhau. Trong rất nhiều truyện dài và truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, người ta có thể dễ nhận thấy tính trào lộng rất đặc biệt và trường hợp điển hình:

[...]
2
Trong truyện Cô giáo Minh, có nhân vật bà Tuần là mẹ chồng và cô giáo Minh là nàng dâu. Mẹ chồng thì cổ hủ, nàng dâu thì tân tiến. Chuyện “mẹ chồng nàng dâu” âm ỉ hằng ngày trong gia đình. Bà Tuần thì to béo, phốp pháp, đối lập với nàng dâu gầy yếu, mảnh khảnh. Bà Tuần ngồi trên sập gụ, trải nệm bông dầy cộp. Khi bà rời chỗ ngồi thì trên nệm bông còn in hình hai vết lõm sâu trên nệm. Một lần xảy ra chuyện xô xát giữa mẹ chồng và nàng dâu. Cô giáo Minh ngã trên nên nhà. Bà mẹ chồng cũng ngã theo và nằm trên đè lên nàng dâu. Ban đêm, cô giáo Minh thấy đau ê ẩm (trên) khắp người mà không biết nguyên nhân bởi đâu.

Mãi sau cô mới nhớ ra rằng: trong lúc cô ngã thì cái đùi của bà Tuần, lớn bằng cái cột đình, đã đè ngang trên người cô mà lúc đó cô không hề biết… Một lần, bà Tuần có bạn đến chơi. Cô giáo Minh làm cơm đãi khách. Bà Tuần ngầm sai đứa ở xúc một thìa to muối, lén bỏ vào nồi canh cô giáo Minh đã tra gia vị đầy đủ. Đến bữa ăn, bà khách nhăn mặt vì món canh quá mặn. Bà Tuần nếm lại rồi cười khanh khách: “Cháu nó nấu canh như vậy để khỏi mang tiếng là đãi khách không mặn mà”… Sau này, khi được cảm hóa, bà Tuần đối xử rất tử tế với nàng dâu. Những khi đắc ý, bà đã “Âu hóa” bằng cách bắt tay cô giáo Minh rất chặc, lắc đi lắc lại vài lần và nói vui : “Tốt, tốt! Rất tốt!”



Nguyễn Công Hoan - Thư viện Giáo án điện tử

I – Nguyễn Công Hoan viết nhiều truyện dài nhưng ít thành công.
[...]
Cô giáo minh (1935)

“Cô giáo Minh” là một tác phẩm có luận đề. Nguyễn Công Hoan viết nó với dụng ý chống quan điểm của Nhất Linh trong “Đoạn tuyệt”. Cũng như Nhất Linh, ông đề cập tới vấn đề mới cũ và tạo ra một số nhân vật tha thiết với cái mới và kịch liệt chống đối lại cái cũ, nhất là chế độ gia đình lớn. Giống Loan trong “Đoạn tuyệt”, Minh phải lấy một người cô không yêu, trong khi cô có cảm tình với một người yêu cô tha thiết mà không được cùng người đó xum họp. Và cũng như gia đình chồng Loan, gia đình chồng cô có bà mẹ hết sức cay nghiệt, một cô em rất mực nhỏ nhen. Nguyễn Công Hoan có dụng ý dựng cốt truyện giống “Đoạn tuyệt” để đưa ra giải pháp hoàn toàn trái ngược. Ông chống Nhất Linh ở điểm mấu chốt là cách giải quyết vấn đề. Theo ông, cái hỏng lớn ở “Đoạn tuyệt” là Loan phải ngộ sát chồng thì mới thoát được cảnh mẹ chồng nàng dâu. Như thế là Nhất Linh không giải quyết gì cả. Để giải quyết vấn đề khó này, ông cho rằng cô gái mới phải làm thế nào để cảm hóa được gia đình chồng rồi dùng tình cảm mà lôi cuốn họ. Và ông đã bố trí để cô Minh hành động theo chiều hướng ấy.
Thực ra cách giải quyết của ông là bảo thủ, mà sự việc xảy ra trong truyện lại không hề diễn biến theo sự phát triển hợp lí bình thường của câu chuyện chút nào. Ông đã cố tả bà mẹ chồng hết sức tàn nhẫn, cô em chồng hết sức đanh đá nhỏ nhen, người chồng hết sức đần độn ngu ngốc, không có tình cảm, không biết yêu đương. Thế mà lại cuối cùng, ông lại bắt Minh sau khi đã cương quyết ra đi, lại quay về sống trong gia đình đó, giữa những con người đó, nhẫn nhục, chịu đựng,
cố hết sức yêu thương những kẻ đã ghét mình, nghĩ rằng có thể cảm hóa được họ để họ thay đổi tính nết. Còn cái mà ông kịch liệt phản đối nhất ở “Đoạn tuyệt”, cái biện pháp phải mượn sự ngẫu nhiên để giải quyết vấn đề, thì chính ông lại mắc phải trầm trọng hơn. Vì ông phải dùng đến nhiều sự may mắn mới có thể giúp Minh thực sự cảm hóa được gia đình: một người bạn của Minh bỗng dưng nhớ ra rằng cô có nợ Minh một đồng bạc và mua cho Minh một vé xổ số. Rồi vé ấy trúng số, lại trúng số độc đắc (1 vạn đồng). Trúng số rồi mà Minh vẫn không biết, vì vé số vẫn ở tay Xuân. Xuân đã tôn trọng quyền sở hữu về món tiền to lớn đó của bạn không chút đắn đo tính toán. Có thể có những người như Xuân, nhưng người ta vẫn thấy rõ sự sắp đặt giả tạo của tác giả. Nếu không có những sự may mắn, những sự khác thường đó để Minh có tiền làm đẹp lòng người thân trong gia đình chồng thì liệu cô có thể được quí trọng không, và nếu phải dùng tiền mới cảm hóa được nhân tâm thì sự cảm hóa ấy có lâu bền được không.

Xét cho cùng thì Nguyễn Công Hoan hay Nhất Linh cũng không thể giải quyết nổi vấn đề mới cũ, vấn đề hạnh phúc trong xã hội cũng như trong gia đình. Biện pháp nào cũng là giả tạo hết. Vấn đề lớn ấy chỉ có thể giải quyết trọn vẹn và triệt để bằng một cuộc cách mạng xóa bỏ hẳn chế độ thực dân phong kiến. Chỉ có trên một cơ sở xã hội tốt đẹp mới có thể xây dựng được quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Nguyễn Công Hoan hay Nhất Linh đều chưa thấy điều đó.




Nguyễn Công Hoan - Vũ Ngọc Phan

[...]

Tất cả tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan, dù là truyện ngắn hay truyện dài, đều là tiểu thuyết tả thực, tiểu thuyết tả về phong tục Việt Nam, về hạng trung lưu và hạng nghèo.

Tập Cô giáo Minh của ông là một tiểu thuyết tả những tục cổ hủ ở một nhà quan; ông đã đặt một cô gái tân tiến vào, để những hủ tục ấy nổi lên.

Vào hồi Cô giáo Minh ra đời (1936), báo Phong Hoá (số 180-ngày 27-3-1936) đã nêu lên "một vụ án văn" và bảo khi viết tập tiểu thuyết này, Nguyễn Công Hoan đã phỏng theo Đoạn tuyệt (Đời Nay - Hà Nội, 1935) của Nhất Linh.

Nếu đem hai tập tiểu thuyết đối chiếu, người ta thấy ở Đoạn tuyệt cái mới với cái cũ không thể dung nhau được; còn ở Cô giáo Minh, mới và cũ tuy có xung đột với nhau lúc đầu, nhưng rồi sau điều hoà cùng nhau, và điều hoà trong phạm vi luân lý và lễ giáo.

Cố nhiên, trong Cô giáo Minh, rút cục cá nhân bị xoá nhoà, để cho đại gia đình chiếm đoạt hết cả; còn trong Đoạn tuyệt, cá nhân kết cục được trội hơn lên và có sự chia rẽ.

Đó là toàn thể hai tập tiểu thuyết, còn nếu xét riêng từng nhân vật, người ta thấy ở cả hai tập,
vai mẹ chồng đều là vai cổ hủ cực điểm và ác liệt đến điều, vai em chồng ở cả hai tập đều là vai nanh nọc và chua ngoa, vai thiếu phụ có óc tân tiến ở hai tập tiểu thuyết đều là những người bị gả ép và đã thầm yêu một thanh niên lỗi lạc.

Nhưng có một điều khác nhau rất quan hệ là ở tiểu thuyết Cô giáo Minh, người con gái tân tiến là người không mơ mộng và bao giờ cũng được chồng yêu, tuy anh chồng là người nhu nhược, hết sợ mẹ quá đáng lại hay nghe em gái xui xiểng; còn ở tiểu thuyết Đoạn tuyệt, người con gái tân tiến là người mơ mộng rất nhiều, và người chồng bao giờ cũng vào hùa với mẹ để trị vợ mình. Có lẽ vì thế mà một đằng, mới cũ có thể điều hoà (cái tình yêu nồng nàn của chồng thật là mối dây khó gỡ cho người vợ) còn một đằng có thể dứt đường ân ái mà đi đến chỗ "đoạn tuyệt".

Còn như bảo Nguyễn Công Hoan phỏng theo Đoạn tuyệt, tôi cho là không đúng. Bảo tác giả Cô giáo Minh viết phản lại, có lẽ đúng hơn. Hai quyển tiểu thuyết đều tả những phong tục cổ hủ trong những gia đình thuộc giai cấp phong lưu Việt Nam, nhưng nếu đem so sánh với nhau thì cả hai đều là hai tập luận thuyết. Một đằng kết luận: Mới cũ không điều hoà được; còn một đằng cãi: mới cũ có thể điều hoà được.




Cô Giáo Minh

Nguyễn Công Hoan


Có trong: Tiểu Thuyết Nguyễn Công Hoan -
Bước Đường Cùng,
Cô Giáo Minh,
Lá Ngọc Cành Vàng


(NXB Thanh Niên 2003 - Nguyễn Công Hoan - 649 Trang​)



Nguyễn Công Hoan sinh ngày 6 tháng 3 năm 1903, tại thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh, nay là tỉnh Hải Hưng, trong một gia đình Nho học. Chính nơi sinh cũng là quê hương ông.
Ông bắt đầu viết văn rất sớm, ngay từ khi còn đương học ở trường Bưởi. Tập truyện ngắn đầu tiên của ông là Kiếp hồng nhan xuất hiện năm 1923, khi ông tròn hai mươi tuổi. Từ đó ông viết nhiều truyện ngắn và truyện dài đăng trên các báo đương thời. Năm 1932 ông bắt đầu được bạn đọc chú ý khi cuốn truyện dài Những cảnh khốn nạn ra đời và nổi tiếng sau khi ra tập Kép Tư Bền (1935).


Ông viết văn vừa dạy học cho đến Cách mạng tháng Tám. Do tham gia hoạt động trong phong trào Quốc dân đảng của Nguyễn Thái Học rồi Đảng xã hội Pháp, và bắt liên lạc được với những người cộng sản Đông Dương, ông luôn luôn bị Sở mật thám theo dõi. Hai lần ông bị bắt giữ rồi lại được thả vì không đủ chứng cớ kết tội. Lần cuối cùng, ông bị Nhật bắt giam cho đến ngày khởi nghĩa tháng Tám.

Link Download
eBook có trong tuyển tập DVD Tác Phẩm Kinh Điển
http://tvdt.langson.gov.vn/DataFile/73260.pdf




Mời xem thêm: Vụ án Cô Giáo Minh và Lá Ngọc Cành Vàng - Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 - 2

Mời xem tại ISSUU




0 comments:

Đăng nhận xét

[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉