Nếu tôi là một độc gỉa đọc cuốn tiểu thuyết nầy vào năm 1933, thời tác giả đang sống thì phải công nhận rắng
"Tắt lửa lòng" là một quyển sách hay. Hay từ hình thức đến nội dung, nhất là cốt truyện vô cùng cảm động trong cái môtíp cổ điển. Nhưng ở thế kỷ nầy, phải thành thật mà nói khi đọc lại nó tôi không còn cảm xúc như những ngày trước nữa, bởi vì cốt truyện đã trở nên quá quen thuộc, cảm tính gần như không còn bởi môtíp viét truyện bây giờ đã khác nhiều. Có những tác phẩm khai sinh cùng thời đó như Đoạn Tuyệt của Nhất Linh, Nửa Chùng Xuân của Khái Hưng v..v.. bây giờ khi đọc lại tôi vẫn còn những hoài cảm chênh vênh. Sự đồng cảm đó như còn đọng lại dù rất ít có lẽ do văn phong của tác giả, do cách viết văn của hai nhà văn lớn nầy diễn tả sâu hơn vào tâm lý nhân vật nên tạo ra sự gần gũi đồng cảm, nhiều ấn tường để lại trong người đọc. Tiểu thuyết là một phương tiện dể dàn trải nổi lòng nhất, dễ gần gủi nhất với người đọc nhất.
Nhưng đọc
"Tắt lửa lòng" của nhà văn Nguyễn Công Hoan, theo tôi (không biết có đúng không) hình như cách viết văn của ông không phải là lối văn viết tiểu thuyết, lãng mạn mà là lối văn tự sự, nặng phần miêu tả. Nói cách khác gần như là kể truyện với nhiều lời đối thoại rất bình dân.
Thường lối văn tiểu thuyết, nhất là viết những truyện tình cảm, các nhà văn thường lồng tâm lý nhân vật vào những ngoại cảnh xung quanh, đào sâu những suy nghĩ của họ, tạo ra những bối cảnh đồng sắc, đồng điệu, tạo những ấn tượng cảm xúc. Những ấn tượng đó ăn sâu vào tâm hốn ngưới đọc như một vết thương không thể tránh khỏi, không thể quên. Chính những cách viết đó nó làm cho cốt truyện sinh động nhiều mầu sắc hơn, có cái hồn hơn.
Ở đây, hình như nhà văn Nguyễn Công Hoan, cốt viết cho cốt truyện được nhiều tình tiết éo le mà quên hẳn văn phong của viết tiểu thuyêt là tâm lý nhân vật, tâm lý của họ đối với ngoại cảnh và người. Ông viết cho mau kết thúc cốt truyện, theo sự chờ đợi của độc giả là sự tò mò, đợi chờ để biết một kết thúc ra sao chứ không phải thưởng thức cái xác, (văn phong) cái hồn (tâm lý nhân vật) của một tác phẩm nghệ thuật.
Vì quá chú trọng cốt truyện, nên trong
"Tắt lửa lòng" rất nhiều đoạn đối thoại không cần thiết, nên ông chia ra rất nhiều những phân đoạn chỉ có vai trò cầu nối, nhưng tác gỉa đã tách ra thành một số phân đoạn chính yếu làm cho cuốn tiểu thuyết quá dài trong khi nội dung thì quá ngắn (tất cả 19 phân đọan).
Theo tôi những đoạn có vai trò cầu nối như phân đọan 14 "Mẩu Chuyện Cũ" phân đoạn 16 "Cha Thằng Vũ", tác gỉả nên gom lại, viết vắn tắt thành một phân đọan chung.
Theo ý riêng của tôi, tác giả nên xoay mạnh vào tâm lý của Lan và Điệp khi mới yêu nhau, lúc dang dở (đọan cao trào), đến khi họ xa nhau ngàn thu vĩnh biệt. Những thảm kịch của gia đình Điệp, sau khi cưới Thúy Liễu như đoạn Điệp gây gổ với ông Phủ và Thuý Liễu, đoạn Thuý Liễu khinh bỉ mẹ chồng là bà Cử là những đọan tác giả muốn nói lên cái cốt cách của nhân vật nhưng thiết nghĩ không nên viét quá dài. Hay đoạn viết đời riêng cuả Vũ (con hoang của Thúy Liễu và Tư Kềnh) đi tìm cha, mẩu đối thoại của Vũ và cha ruột của mình là Tư Kềnh không nên kéo dài quá, vì nó sẽ làm hỏng những cảm động của độc giả còn đọng lại, chưa thật sâu lắng, khi độc giả đã quá mệt mỏi đi theo nhân vật phụ mà quên đi nhân vật chính.
Chỉ có đọan cuối, khi Điệp gặp lại Lan trong khi cô bệnh nặng nửa mê nửa tỉnh và sự chăm sóc của Điệp và Xuân là đoạn văn viết rất thành công nhất của tác giả khiến người đọc khó ngăn dòng nước mắt:
"Bệnh Lan mỗi lúc một trầm trọng đến nỗi Điệp không những không có hy vọng chữa khỏi mà cũng không mong hằng ngày nửa, được giờ nào hay giờ ấy mà thôi. Điệp hết sức chữa cho Lan tỉnh trong một lúc để được nói chuyện trước khi vĩnh quyết, nhưng khó quá, lúc nào Lan cũng li bì, mà ba bốn bận ngất đi. Bỗng nhiên Lan thở mạnh một cái, rồi hai con mắt mở to có vẻ có tinh thần. Điệp mừng quá nhưng là cái mừng trong sự tuyệt vọng, vì biết rằng đó là phút cuối cùng của đời Lan. Lan giương mắt nhìn Điệp và Xuân. Điệp ghé đầu lại gần gọi:
- Cô Lan
Xuân rơm rớm nước mắt:
- Chị ơi
Điêp hỏi:
- Cô Lan, cô có biết tôi là ai không?
Lan lim dim hai mắt gật đầu
Điệp bảo:
- Cô thử nói tên xem có đúng không?
Lan giương đôi mắt chòng chọc nhìn vào mặt Điệp khẽ cất tiếng
- Điệp
Lan ú ớ nói líu lưỡi:
- Thầy mạnh chứ?
- Thầy mất sáu năm nay rồi chị không biết à?
Lan gật, rồi cố dùng hết sức hỏi Điệp bằng giọng khàn khàn khó nghe:
- Mấy con?
Điệp trố mắt ngạc nhiên hỏi:
- Cô tỉnh hay mê cô Lan?
- Tỉnh
- Thế cô có nhận được ba cái thư tôi gởi vào Chùa không?
Lan gật đầu
- Sao cô lại hỏi thế?
Lan lắc đầu đáp:
- Tôi không đọc
Một hồi trồng ngực làm cho Điệp bồi hồi. Điệp nhăn nhó hỏi dồn:
- Sao lại không đọc?
Lan lắc, lả ngoẹo đầu thở dài:
- Thế cô có biết tôi bỏ Thúy Liễu ngay sau mấy tháng sau khi cưới không?
Lan lắc đầu, Xuân nhìn Điệp nói:
- Hay la chị vẫn tưởng Thuý Liễu vẫn ở với anh mà không muốn đứng giữa làm rối cuộc hoà hơp của gia đình anh nên mới thế?
Lan gật đầu. Điệp nói:
- Tôi không lấy ai cả, ngày đó tôi bị bắt buộc cưới Thúy Liễu chứ không nhận Thúy Liễu là vợ.
Lan gật đầu
- Ngày tôi bỏ Thúy Liễu tôi có đến Chuà định thăm cô, nhưng không vào vì tôi quyết lập thân trước, rồi mới nghĩ đến cuộc nhân duyên sau.
Một nụ cười héo hắt nở trên cặp môi khô đét của Lan
- Sao cô lại đày đọa thân cô quá thế. Cô làm gì nên tội để thiệt một đời?
Lan nhăn mặt, lắc đầu cố nói:
- Tôi tưởng...
Rồi rú lên mà ho, ho xong hai mắt đờ ra, lim dim thở
Điệp hỏi:
- Thế ba cái thư tôi gởi giờ ở đâu?
Lan lim dim mắt:
- Hòm (rương)
Điệp vò đầu bứt tai:
- Khổ quá, tôi thương cô quá.
Điệp nức nở lên mấy tiếng, Xuân cũng thổn thức, Quanh mắt Lan bấy giờ cũng lóng lánh một quầng lệ. Rồi Lan rên, ú ớ như gọi, nhưng không còn ra tiếng gì nữa. Đứng trước cái phút cuối cùng của Lan, Điệp cảm động quá không thể khóc được, cố giương mắt nhìn Lan để được in sâu trong óc người đã hy sinh một đời cho mình được sung sướng. Rồi giật mạnh một cái, hai bàn tay lạnh như đồng, Lan chòang tay ra nắm chặt lấy cổ tay Điệp và Xuân, thì một tiếng nấc, ngực Lan không thoi thóp nữa, hai mắt lờ đờ trắng phết vẫn cố mở nguyên để nhìn vào phía Điệp đứng.
Cũng có những đoạn tác giả viết tả tâm lý nhân vật, ngoại cảnh, nhưng lại quá ngắn như là nét phác họa chưa đủ sức hút tâm lý nhạy cảm của người đọc. Chỉ đến cuối cùng, khi sắp kết thúc cốt truyện, tác giả mới viết một đọan cuối rất hay sau đây:
"Năm giờ chiều hôm sau ở chợ Gỏi, người ta đã thấy phường kèn trống, bát âm, và phu đòn, sắp sẳn nhà táng linh xa ngồi chờ ở gốc đa để đón đám ma. Cảnh xuân mà ảm đạm. Mặt trời chìm về Tây hắt cái bóng uá tận lên những đám mây bạc mờ, tạo ra các mầu óng ánh như khảm. Cây khô chưa nẩy lộc đứng lom khom bên cạnh đường. Khóm tre kẽo kẹt, làm tơi tả chiếc lá vàng xum xoe bay, rồi nằm mắc trên bui tầm xuân dại."
Đến đọan đám tang Lan ông viết rất cảm động:
"Tiếng kêu nổi lên theo gió đưa đi nhưng giọng rền rĩ sầu thảm, khói hương phảng phất bay lên. đám ma thong thả theo lối rẻ vào làng Văn Ngoại, rồi đi qua rặng tre bên bờ sông, người đưa mỗi lúc một đông... Trời đã về chiều đã tăng cái vẻ sầu thãm, trời về chiều lại bày thêm cảnh đám ma có giọng khóc nỉ non ai oán. Tạo hoá như khéo vẽ lên bức tranh đoạn trườn. Trống vẫn thúc, kèn vẫn rên. Hồn và xác Lan trong chiếc nhà táng nghênh ngang theo sau tiếng bát âm ẻo lả, lượn vùng quanh lũy, qua mấy thửa ruộng trồng mã đề thì hạ xuống, cạnh cái gò chính Điệp và Lan đã ngồi nói chuyện hôm mười sáu tháng năm khoãng mười lăm năm trước.
Trời thấp dần. Núi non xa dần. Cảnh vật xung quanh đã nhuộm một mầu sẫm buồn rười rượi như sắp chết. Bức màn sương, trên rũ xuống. Xa đưa lại cũng dần dà trùm khuất mọi nơi rải rác vè u ám thê lương vào buổi chiều hôm hiu hắt. Rồi sau, cây lẫn với núi, núi lẫn với trời, ánh sáng lờ mờ chỉ còn thu lại có một khỏang xung quanh gò đất nhô lên giữa cánh đồng không mông quanh"
Và rồi như say sưa, nhập tâm theo cái hồn của cốt truyện, ông viết kết thúc:
"Chim lạc đàn bay về tổ đã hết, người đưa đám ma đi về nhà đã thưa. Thấy sự vắng vẻ mỗi lúc một buồn tênh như cảnh chợ buổi chiều hôm thưa lác đác. Điệp xúc động đến cái nổi đời lẻ tẻ kẻ còn người khuất, tử biệt sinh ly. Rồi đây chàng cũng ít khi về thăm cái gò nầy, mà Lan sẽ một mình chôn chặt khối tình, chờ trăng, đón gió để ôn lại những ngày thơ ngây. Trời thấp dần, xung quanh không có một tiếng động. Núi non cảnh vật đều nhuộm một mầu đen bi đát như để tang. Giữa khoãng vũ trụ cao thâm man mác, trên đỉnh gò còn trơ hai cái bóng người đen đen nhỏ xíu đứng sững gục đầu lặng lẻ trước nấm mồ mới đắp".
Có lẽ, sau khi đã say sưa viềt về cốt truyện, đến phút chót nhà văn Nguyễn Công Hoan mới thấy mình còn thiếu những đoạn tả cảnh, tả tình người trong mối tương quan giữa tâm lý nhân vật và ngoại cảnh, cái quy luật cốt lỏi cuả cách viết tiểu thuyết tình cảm lãng mạn nên vội cứu chữa bằng một đoạn cuối rất dài, thật hay như dọn lên một mâm cơm ngon mời thực khách là độc gỉả đang đói để tạ lỗi với người thưởng ngoạn.
Huy Thanh
0 comments:
Đăng nhận xét
[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉