Ads 468x60px

.

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

Nhiều tác phẩm của Nguyễn Công Hoan bị thất lạc


Rating:★★★
Category:Books
Genre: Biographies & Memoirs
Author:Theo VnExpress
"Thời kỳ trước cách mạng, vì bị kiểm duyệt gắt gao nên bố tôi đã sắp xếp ngược lại các chữ cái trong tên mình (Công Hoan) thành bút danh Ngọc Oanh và chuyên tâm viết mảng truyện thiếu nhi. Thế nhưng, hiện nay chưa một tác phẩm nào ký tên Ngọc Oanh được tìm thấy", bà Lê Minh, con gái nhà văn cho biết.

- Gần đây, NXB Trẻ cho ra mắt một số tác phẩm dành cho thiếu nhi của Nguyễn Công Hoan như "Đồng trinh Gia Long", "Tấm lòng vàng"... Những tác phẩm này đã được tìm thấy trong trường hợp nào, thưa bà?

- Tôi rất bất ngờ khi tìm thấy các trước tác đó. Tôi phải cảm ơn Thư viện Quốc gia rất nhiều, vì khi nhận được một số tài liệu báo chí cũ do Thư viện Paris chuyển cho, họ phát hiện có truyện của cụ Hoan. Thư viện gọi điện bảo tôi đến lấy mà không đòi hỏi một chút gì. Nhiều bạn đọc thích truyện của cụ, lưu giữ bao nhiêu năm rồi lại mang đến cho tôi.

- Trong thư ngỏ của Nguyễn Công Hoan xuất bản tháng 9/1957, nhà văn có ý muốn nhờ bạn đọc tìm giúp các tập truyện ngắn của mình đã được xuất bản trước đó, như "Hai thằng khốn nạn", "Người vợ lẽ của bạn tôi", "Ông chủ báo", "Kiếp hồng nhan". 4 ấn phẩm này đã được tìm thấy chưa?

- Hiện tại thì chưa. Năm 1942, gia đình tôi tìm được 1 truyện ngắn và 1 vở kịch. Năm 1959, lại có thêm 1 truyện vừa nữa. Nhưng tạm thời mới chỉ có ngần đó, chắc chắn là chưa đủ.

- Tại sao bà biết là chưa tìm thấy đủ?

- Tôi đọc các tờ báo hồi trước cách mạng. Rất nhiều tờ bàn đến truyện của cụ, mà những truyện đó hiện chưa tìm thấy. Ví dụ, tiểu thuyết Những cảnh khốn nạn có 2 tập, tập 1 mang tên Tay trắng, trắng tay đã được tìm thấy. Còn tập 2 là Chiếc nhẫn vàng thì vẫn biệt tăm.

(Theo Thể Thao & Văn Hóa)





Đọc sách Nguyễn Công Hoan tại "Tìm sách" timsach.com.vn





1. Tắt Lửa Lòng

(NXB Vĩnh Thịnh, 1951):

- Phần 1 (thiếu, chỉ có 8 trang): Xem

- Phần 2_Đủ (từ trang 120 - Chương IX - đến hết trang 213): Xem

2. Lá Ngọc Cành Vàng

(NXB Thiều Quang, 1967)

- Trọn Bộ_Đủ (184 trang):
Xem

3. Nợ Nần

(NXB Hoa Tiên, 1967)

- Trọn Bộ_Đủ (180 trang):
Xem

4. Lệ Dung

(NXB Hoa Tiên, 1967)

- Trọn Bộ_Đủ (155 trang):
Xem

5. Trên Đường Sự Nghiệp

(NXB Hợp Lực, 1968)

- Trọn Bộ_Đủ (272 trang):
Xem

Mua sách


Mã số: VVTN010
Tác giả: Nguyễn Công Hoan
Nhà xuất bản: Văn nghệ TP.HCM
Ngày xuất bản: 3/1998
Số trang: 292
Kích thước: 14,5 x 20,5cm
Trọng lương: 260g

Số quyển / 1 bộ: 1
Hình thức bìa: Bìa mềm
Giá bìa: 19.000 VNĐ
(giảm: 20%)
Giá bán: 15.200 VNĐ
Giá USD: 0.9 USD



Tóm tắt nội dung:
1. CÔ GIÁO MINH
Vì chữ hiếu, Minh buộc lòng phải về làm dâu nhà bà Tuần, làm vợ Sanh. Mâu thuẫn liên tiếp nổ ra vì Minh là một cô giáo, được hưởng nền giáo dục mới trong khi gia đình bên chồng lại quá cổ hủ, lạc hậu. Quá tủi nhục và cực khổ trăm bề, Minh đã nghĩ đến chuyện ra đi. Tình yêu của cô dành cho Nhã - một thanh niên tân thời, cũng khiến Minh luôn buồn rầu, đau đớn. Trong cuộc đối đầu giữa cái cũ và cái mới này, giữa hạnh phúc chung và hạnh phúc riêng, ai sẽ thắng?
Nha Sach SONGHUONG.


Mã số: VVTT201-THN
Tác giả: Nguyễn Công Hoan
Nhà xuất bản: Thanh niên
Ngày xuất bản: quý 1/2005
Số trang: 623
Kích thước: 14,5 x 20,5cm
Trọng lương: 710g

Số quyển / 1 bộ: 1
Hình thức bìa: bìa cứng
Giá bìa: 80.000 VNĐ
(giảm: 20%)
Giá bán: 64.000 VNĐ
Giá USD: 3.81 USD



Tóm tắt nội dung:

Sách gồm hai tiểu thuyết: “Tranh tối tranh sáng” và “Danh tiết”.
Tiểu thuyết “Tranh tối tranh sáng” vẽ nên bức tranh xã hội Việt Nam những năm 40 dưới gọng kìm áp bức của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Vào thời đó, một bộ phận người dân Việt Nam đã chạy theo Pháp, mà chủ yếu là bọn nhà giàu, nhằm mưu cầu danh lợi, chúng cho rằng “thời buổi Tây Tàu, không có tí danh thì bị người ta khinh là trọc phú”. Và Hàn Thưởng là một trong số đó. Ngoài việc cướp trắng trợn phần tài sản của anh em trong gia đình, hắn cố sức chạy chọt được làm Hàn lâm và mẹ hắn được truy Tiết hạnh khả phong, còn nhà hắn nghiễm nhiên trở thành nhà quan. Tiếp theo, nhờ nịnh nọt một quan công sứ Pháp (Va - mê), hắn được tiến cử đảm nhiệm việc thu hồi thóc gạo của dân. Trong thời buổi cạnh tranh này, Hàn Thưởng đã học được bài học quý báu: “sự giả dối là cần cho người ta muốn sống sung sướng trong sự sang giàu”. Hắn hiểu điều đó và vận dụng một cách nhanh chóng trong công việc thu vét lúa gạo của nhân dân. Bởi chính người đỡ đầu của hắn - Va - mê có tiếng là thanh liêm nhưng cũng “không thể thanh liêm thì Hàn Thưởng quyết tâm phóng tay làm bậy…”. Để rồi tất cả chỉ làm giàu cho bọn xâm lược còn người dân trong nước rơi vào cảnh lầm than, nghèo đói và chết chóc... Nhưng cuối cùng, thắng lợi đã về tay Việt Minh, về tay chính quyền nhân dân cách mạng. Thực dân Pháp, phát xít Nhật và những kẻ như Hàn Thưởng đón nhận một tương lai phía trước là “cả vùng trời tối tăm, bát ngát, thăm thẳm, mù mịt”; còn phía sau “là cờ, là đèn, là tiếng hát, là tiếng cười, là cả cảnh tươi sáng, tưng bừng, nhộn nhịp của cả một nhân dân được giải phóng”.

Tiểu thuyết “Danh tiết” kể về cuộc đời người con gái xinh đẹp, nết na, ngoan hiền tên Thúy. Xuất thân từ một gia đình nho giáo, nên Thúy được bố mẹ dạy dỗ chu đáo và chọn cho cô một tấm chồng xứng đáng - Chính, một anh học trò giỏi, đức hạnh. Cuộc sống vợ chồng của đôi trai tài gái sắc này sẽ hạnh phúc biết bao nếu không có sự lừa dối bỉ ổi của tên Hạnh - người bị Thúy và gia đình từ hôn. Do mai mối và lễ giáo, đến ngày cưới Thúy và Chính mới biết mặt nhau. Lợi dụng điều đó, trong đêm tân hôn của hai người, Hạnh đã sắp đặt và lẻn vào với Thúy trước Chính. Do đó, khi Chính vào Thúy có những câu nói khiến chàng đâm ra nghi ngờ và suy nghĩ suốt ngần ấy năm trời sống chung, cho đến cả khi có hai mặt con với nhau… Biết được sự thật, Thúy căm hận kẻ xấu xa kia đã phá hỏng danh tiết của mình và hạnh phúc gia đình bé nhỏ của nàng. Và, vì danh tiết của mình, cô quyết định từ bỏ gia đình đi tìm gặp Hạnh để trả thù…

Nha Sach SONGHUONG.


Mã số: VVTT202-THN
Tác giả: Nguyễn Công Hoan
Nhà xuất bản: Thanh niên
Ngày xuất bản: quý 1/2005
Số trang: 578
Kích thước: 14,5 x 20,5cm
Trọng lương: 670g

Số quyển / 1 bộ: 1
Hình thức bìa: bìa cứng
Giá bìa: 80.000 VNĐ
(giảm: 20%)
Giá bán: 64.000 VNĐ
Giá USD: 3.81 USD



Tóm tắt nội dung:
Bốn tiểu thuyết xoay quanh bốn số phận khác nhau, đáng thương và đáng trân trọng.

“Một kiếp người” đầy gian truân, tủi hổ của cô Muộn. Vì quá khứ chống và giết người Pháp của cha mà Muộn phải sống khổ sở, không nơi nào được tồn tại lâu dài với nghề nghiệp. Từ nhỏ cho đến lớn, từ việc học hành đến việc mưu sinh, từ gia đình đến bè bạn dẫu có che giấu, khuất lấp thì vẫn bị kẻ xấu ganh tỵ, xúc xiểm và đào bới quá khứ đó lên. Cô trở nên căm thù bọn địa chủ giàu có và người Pháp. Sự va chạm trên đường đời đã làm cho cô trở nên lọc lõi, khôn ngoan. Cô được tên công sứ Pháp là Lơ-măng thương yêu và sống trong cảnh giàu sang, một bước lên xe có người hầu kẻ hạ. Nhưng, cuộc đời vốn không bằng phẳng. Cảnh vợ chồng chẳng được bao lâu thì quân Pháp thua, Muộn bị bắt và bước vào con đường tốt hơn - con đường phục thiện, theo cách mạng…

Lệ Dung
Khác với Muộn trong “Một kiếp người”, Lệ Dung trong truyện cùng tên, là cô con gái xinh đẹp, may mắn sống trong sự giáo dục chu đáo của gia đình và nền học vấn tiến bộ. Cô có một tình yêu đằm thắm với người bạn học Liêm Khê. Nhưng đến ngày cưới thì Liêm Khê bị bắt, để lại Lệ Dung với nỗi buồn đau tuyệt vọng, không tin tức. Rồi Lệ Dung tìm được niềm vui bên Hải Ngọc - người bạn học từng thầm yêu nàng. Thế mà, ông trời cứ trêu ngươi với người con gái ngoan hiền này. Ngày cưới nàng với Hải Ngọc thì Liêm Khê bỗng trở về. Vì Liêm Khê và Hải Ngọc là bạn thân và cùng yêu Lệ Dung nên họ muốn nhường hạnh phúc đó cho bạn và tự bỏ đi…

“Tấm lòng vàng”
Còn tiểu thuyết “Tấm lòng vàng” kể về anh chàng học trò nghèo tên Đức. Do thông cảm và thương Đức hiếu học nhưng không có tiền trọ học, nên một người thầy đã âm thầm giúp anh một số tiền nhỏ. Đến khi đỗ đạt làm quan, Đức cố công tìm cho ra ân nhân của mình và trả ơn một cách thích đáng, không những về vật chất mà cả tinh thần.

“Bơ vơ”
Riêng số phận bơ vơ của Sửu (tiểu thuyết “Bơ vơ”) khiến người đọc phải bùi ngùi. Bị vứt ra khỏi gia đình từ khi mới lọt lòng bởi quan niệm “môn đăng hộ đối”. Sửu được người ta nhặt về nuôi, nhưng cũng là vật cầu may cho những gia đình hiếm muộn con cái. Khi đã đạt được ước nguyện, họ đã đánh đuổi Sửu ra khỏi nhà mà không hề thương tiếc. Để rồi một đứa bé 13 tuổi, hiền lành, ngoan ngoãn phải lăn lộn kiếm sống và trở thành một kẻ trộm cắp, cướp giật, vào tù ra khám…

Nha Sach SONGHUONG.

Đọc sách Nguyễn Công Hoan


Đọc sách Nguyễn Công Hoan

http://maxreading.com/
http://maxreading.com/?book=599

Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan



---------------
http://vnthuquan.net/
http://vnthuquan.net/truyen/tacpham.aspx?tacgiaid=396
34 Tác phẩm + 25

-----
http://music.vietfun.com/
Đọc: "Bước Đường Cùng " tại VietFun Storyhttp://music.vietfun.com/trview.php?cat=15&ID=6052
Và tại maivoo.com
http://thuvien.maivoo.com/Ti%E1%BB%83u-Thuy%E1%BA%BFt-c23/B%C6%B0%E1%BB%9Bc-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-c%C3%B9ng-Ch%C6%B0%C6%A1ng-30-d24229
-----


http://vietmessenger.com/
http://kinhdotruyen.com/
http://elib.quancoconline.com/ (sách nói)
http://vantuyen.net/index.php?view=author&id=941
Tổng số truyện: 62

http://www.xbook.com.vn/newsdetail.asp?CatId=88&NewsId=360

http://www.xbook.com.vn/showcat.asp?CatID=267&Lang=VN&seach_filter=5&keyword=Nguy%E1%BB%85n%20C%C3%B4ng%20Hoan
Văn phòng:Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội - Tel : CSKH:(04)366 86 155 - 366 86 198 - 6 2922 446
Thời gian: Thứ Hai - thứ Sáu, 8:00 - 18:00 và thứ Bảy, 8:00 - 12:00 (trừ các ngày nghỉ và ngày lễ).

www.vinabook.com Vinabook.com
http://www.vinabook.com/?s=vinabook&q=Nguy%E1%BB%85n-C%C3%B4ng-Hoan
© 2008 - Bản quyền công ty Mekongcom.
119-121 Bàu Cát 3, P.12, Quận Tân Bình, Tp. HCM, Việt Nam
Tel: 08.39492343 - Fax:08.39492344. Email: sales@vinabook.com
Giấy phép ICP của Bộ Thông Tin và Truyền Thông số 542/GP-CBC


http://tiki.vn


http://www.minhkhai.com.vn/
http://www.minhkhai.com.vn/store/index.aspx?ss&ShopID=0&searchText=NGUY%e1%bb%84N+C%c3%94NG+HOAN
Công Ty TNHH Minh Khai S.G (Nhà sách Minh Khai)
249 Nguyễn Thị Minh Khai, F. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4102019159
Ðiện Thoại (08)39250590 - (08)39250591 -Fax: (08)39257837
Website: www.minhkhai.vnwww.minhkhai.com.vn
E-mail:mk.book@minhkhai.vn hoặc mk.book@minhkhai.com.vn


http://songhuong.com.vn/
http://www.songhuong.vn/index.php?module=search

Nhà sách Sông Hương: 

            ĐC         :  94 Nguyễn Thị Minh Khai, P.6, Q.3, TP.HCM 

            ĐT         :  (84-8) 38223040- 38222905 

            Fax        :  (84-8) 38232296 

            Email     :  songhuong@songhuong.com.vn 

           Website  :  www.songhuong.com.vn

                            www.lich.com.vn

                            www.lichvietnam.com.vn

                            www.vinabook.com.vn



http://www.nobita.vn/


http://vietnamsach.com.vn/
http://vietnamsach.com.vn/index.php?route=product/search&keyword=Nguy%E1%BB%85n%20C%C3%B4ng%20Hoan&proproperty_id=15
Vietnamsach

Công TY TNHH TM DV TRÍ ANH Vp : 40/14 Trần Quang Diệu P14.Q3.TPHCM
Mã Số Thuế : 0305318742 .GPK :410255679. Ngày 8/11/2007 –Tài khoản : 6277040999043 (VIB)
Tel:(84.8) 35020186 – Fax: (84.8) 35103313. Bán hàng Qua ĐT: 08.35 020 186 – – 093.400.36.86
Bản quyền © 2010 công ty Trí Anh | www.vietnamsach.com.vn Email: vietnamsach@vietnamsach.com


Địa chỉ: 40/14 Trần Quang Diệu P.14 Q3 TP.HCM

Điện thoại: (84.8) 35020186 - 0934003686

Fax: (84.8) 3 50 20 186

Website: http://www.vietnamsach.com.vn  - Nhà sách Trên Mạng


http://sachminhtri.com/



Davibooks http://davibooks.vn
http://www.davibooks.vn/products/viewbrand/8126.Nguyen-Cong-Hoan.html
Davibooks CO., LTD
Địa chỉ: 23-25 Hoàng Hoa Thám, Phường 13, Quận Tân Bình, TP.HCM , Việt Nam. 
Tel: (84.8) 62 97 23 54  - Fax: (848) 62 92 57 49 - Email: kinhdoanh@davibooks.vn

http://reader.vn2011 © Reader.vn.
Phiên bản thử nghiệm .
Bản quyền thuộc về Công ty TNHH Tri Thức Số.
Địa chỉ: 127 Điện Biên Phủ, Quận 1, TP. HCM

http://chodientu.vnChợĐiệnTử.vn - Mạng xã hội mua sắm, đấu giá, tích hợp thanh toán trực tuyến Việt Nam
http://chodientu.vn/tim-kiem/?keyword=Nguy%E1%BB%85n%20C%C3%B4ng%20Hoan
Hà Nội: Tầng 12A, Tòa nhà 18 Tam Trinh, Quận Hai Bà Trưng.

Tel: 1900-585-888, Fax: 04-3632-0987. [ Bản đồ đường đi ]

TP.HCM: Số 9-11 Đường D52, Phường 12 Quận Tân Bình

Tel: 1900-585-888, Fax: 08-6292-0945. [ Bản đồ đường đi ]


http://www.vatgia.com/ - Thông tin, giá cả
Công ty Cổ phần Vật Giá Việt Nam - Vatgia.com, Website TMĐT số 1 Việt Nam.
Mã số Doanh nghiệp: 0102015284, cấp ngày: 21/08/2006.
Giấy phép thiết lập TTĐT số 303/GP-BC, cấp ngày 17/7/2007.


Trụ sở chính : Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Chi nhánh Hồ Chí Minh : Đường Cộng Hòa, Tân Bình, HCM.
Chi nhánh Đà Nẵng : Lưu Quý Kỳ, Hải Châu, Đà Nẵng.

http://nhasachtritue.com/book/search/searchauthor.aspx?type=author&aut=5052Nhasachtritue.com - Nhà sách trên mạng lớn nhất Việt Nam
Trụ sở 1: 187 Giảng Võ - Đống Đa - Hà Nội
Tel: 04 - 38515567 Fax: 04 - 35143483

Trụ sở 2: 27 Trần Xuân Soạn - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Tel: 04 - 22147215 Fax: 04 - 38212940

Email : support@nhasachtritue.com




Xem Blog VƯƠNG-TRÍ-NHÀN - Mục CHÂN DUNG NHÀ VĂN --> NGUYỄN CÔNG HOAN
http://vuongtrinhan.blogspot.com/



Giới thiệu sách

Nguyễn Công Hoan - Về tác gia và tác phẩm




Nhà xuất bản: Nxb Giáo dục
Số trang: 644
Hình thức bìa: Mềm
Kích thước: 16x24 cm
Ngày xuất bản: 2000
Trọng lượng: 816 gram
Giá bìa: 54.000 VNĐ

Giới thiệu về nội dung
Nguyễn Công Hoan là một nhà văn hiện thực lớn, với một khối lượng sáng tác đồ sộ, có một vị trí quan trọng trong lịch sử văn học hiện đại Việt Nam. Từ khi xuất hiện trên văn đàn đến nay, ông luôn được sự quan tâm, chú ý của giới nghiên cứu phê bình, của nhiều thế hệ bạn đọc.

Cuốn Nguyễn Công Hoan - Về tác gia và tác phẩm tập hợp nhiều bài báo, tạp chí, những trang sách viết về sự nghiệp văn chương và cuộc đời của nhà văn. Đây là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập của bạn đọc.

Sách gồm có bốn phần:
  1. Phần 1: Một sức sáng tạo mãnh liệt, gồm những bài viết đánh giá chung về toàn bộ hoặc một bộ phận sáng tác của Nguyễn Công Hoan.
  2. Phần 2: Tác phẩm và dư luận, gồm những bài nghiên cứu, phê bình những sáng tác riêng lẻ, đáng chú ý của nhà văn.
  3. Phần 3: Nghệ thuật viết truyện ngắn đặc sắc và độc đáo là những bài đi sâu phân tích nghệ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan.
  4. Phần 4: Một nhân cách đẹp, gồm những hồi ức, kỷ niệm của bạn bè, đồng nghiệp, người nghiên cứu, người thân, bạn đọc... về Nguyễn Công Hoan.

Cuối sách có phần Thư mục về Nguyễn Công Hoan, tập hợp tương đối đầy đủ những bài viết về Nguyễn Công Hoan.

Mong rằng cuốn sách Nguyễn Công Hoan - Về tác gia và tác phẩm sẽ là tài liệu tham khảo có ích cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập và thưởng thức những sáng tác của Nguyễn Công Hoan.




Thứ Hai, 6 tháng 6, 2011

SỰ CHUYỂN ĐỔI CỦA LOẠI HÌNH TÁC GIẢ VĂN HỌC VIỆT NAM TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM QUA TRƯỜNG HỢP NGUYỄN CÔNG HOAN


SỰ CHUYỂN ĐỔI CỦA LOẠI HÌNH TÁC GIẢ VĂN HỌC VIỆT NAM TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM QUA TRƯỜNG HỢP NGUYỄN CÔNG HOAN

HÀ HUY THÍCH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Hà Nội – 2015

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan / Lê Thị Đức Hạnh - Luận án phó tiến sĩ Văn học



Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan / Lê Thị Đức Hạnh - Luận án phó tiến sĩ Văn học
Link lấy về http://vannghiep.vn/wp-content/uploads/2017/02/Truy%E1%BB%87n-ng%E1%BA%AFn-Nguy%E1%BB%85n-C%C3%B4ng-Hoan-pts-L%C3%AA-Th%E1%BB%8B-%C4%90%E1%BB%A9c-H%E1%BA%A1nh.pdf
tại trang Thư viện Quốc gia Việt Nam -
LUẬN ÁN TIẾN SĨ - Cơ sở dữ liệu toàn văn > Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan 1979



PGS-TS Lê Thị Đức Hạnh: Người sưu tầm tư liệu trở thành nhà nghiên cứu văn học

Minh Nhật

"Alo, tôi Đức Hạnh nghe".
Tôi chững lại khoảng 3 giây trước giọng nói trẻ trung, khỏe khoắn khó tin là thuộc về người phụ nữ 83 tuổi..

Phó Giáo sư - tiến sỹ Lê Thị Đức Hạnh. Ảnh: Việt Văn

Quả đúng như PGS-TS Nguyễn Bích Thu - nguyên Phó trưởng phòng Văn học Việt Nam đương đại, Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - nhận xét: "Chị Hạnh tuy vóc dáng gầy yếu nhưng có giọng nói vừa mạnh mẽ, rắn rỏi vừa trong trẻo, dịu dàng. Những người như thế đều có một nội lực rất lớn".

Tình toán, duyên văn

PGS-TS Đức Hạnh từng tự bạch trong hội nghị gặp mặt lao động giỏi thủ đô năm 1993 mà bà là đại diện duy nhất của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tham gia: “Tôi vốn là một học sinh say mê và có năng khiếu toán. Tôi có thể làm toán ngày đêm, quên ăn, quên ngủ với ước mơ trở thành sinh viên khoa toán của Đại học Tổng hợp”. Nhưng không may, gần đến ngày thi, cô gái trẻ Đức Hạnh đau ốm liên miên, không dự thi được nên đành gác lại ước mơ, tìm việc làm phụ giúp gia đình - ban ngày đan lát, tối đi dạy ở trường cán bộ đoàn.

Tâm sự với tôi, PGS Đức Hạnh cho biết, năm 1960 là năm tạo bước ngoặt đối với cuộc đời bà, khi Viện Văn học tổ chức làm cuốn “Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945”, cần người làm tư liệu. Bà đã nhận, để rồi hằng ngày cặm cụi sưu tầm, thống kê, ghi chép các tài liệu phục vụ cuốn sách - một công việc mà bà gọi là đơn điệu, nhàm chán, mất thì giờ.

“Ôi! Đang mê toán như thế mà sao “ma đưa lối, quỷ dẫn đường”, tôi lại vào đây để suốt ngày chìm ngợp trong cái không khí toàn sách báo văn chương đó chứ. Nhiều lúc tôi đã định xin thôi việc” - PGS Đức Hạnh thốt lên khi nhớ lại.

Nhưng lạ thay, cái không khí văn chương, chữ nghĩa ấy lại như có ma lực cuốn hút bà. Dần dần, bà không chỉ làm theo yêu cầu đơn giản của cơ quan mà đọc nhiều hơn, kỹ hơn, ghi chép cẩn thận, tỉ mỉ hơn, có ý thức tích lũy tài liệu, kiến thức cho bản thân để nâng cao trình độ.

“Tôi lặng lẽ vừa làm, vừa học, vừa giấu diếm tập viết vì sợ bị giễu cợt. Tôi ngồi liền 3 ngày tết, đóng cửa lại để tập viết. Dù đã đọc kỹ, suy nghĩ, viết đi viết lại mấy lần, sửa từng câu, từng chữ nhưng bài viết đầu tiên của tôi vẫn chưa thành công, nhưng tôi luôn tự nhủ với bản thân rằng công việc viết lách vô cùng khó khăn, càng khó càng phải cố gắng nhiều” - PGS Đức Hạnh kể.

Chuyên gia hàng đầu về Nguyễn Công Hoan

Kể lại những tháng ngày tìm cách đặt chân vào thế giới văn chương, PGS Hạnh cho biết nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng căn dặn bà rằng để nghiên cứu văn học hiện đại, cần tiếp xúc với nhà văn để hiểu những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm, ý đồ sáng tác, cung cách lao động, sáng tạo... của họ, để khen chê thấu tình, đạt lý hơn.

PGS Hạnh cười, nói với giọng bồi hồi: “Nhưng để có thể phê bình được tác phẩm của nhà văn, nói chuyện được với họ thì phải có vốn kiến thức, vốn sống nhất định. Đây lại là vấn đề. Càng đọc càng thấy mình dốt, nhưng tôi nghĩ không thể nôn nóng, đốt cháy giai đoạn mà cần bình tĩnh, có kế hoạch, chương trình học tập và làm việc cụ thể, đặc biệt phải tranh thủ sự giúp đỡ của mọi người”. Thế là bà nộp đơn theo học lớp đại học văn - sử ban đêm, rồi tới lớp chuyên ngành của Viện Văn học. Nhờ sự “gan lì” đó của bà, giới nghiên cứu văn học Việt Nam đã có thêm một gương mặt mới.

Luôn tâm niệm chỉ viết khi có ý kiến mới, có đóng góp nhất định nên ở thời điểm làm luận án phó tiến sỹ với đề tài “Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan”, bà đã tìm đọc hơn 30 truyện dài, hơn 200 truyện ngắn, nhiều bài viết khác của ông, tìm trong khoảng 200 loại báo ở thư viện quốc gia và các nơi khác. Luận án được hoàn thành năm 1976 rồi sửa chữa, nâng cấp thành sách với nhan đề “Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan”.

Theo PGS Bích Thu, đây là tác phẩm rất dày công trong việc sưu tầm tư liệu, lục tìm trong kho sách báo trước cách mạng, bởi có nhiều sáng tác mà chính Nguyễn Công Hoan cũng không nhớ. Bởi vậy mà trong cuốn “Đời viết văn của tôi”, ông đã dành hẳn một trang viết về Lê Thị Đức Hạnh, trong đó có câu: “Tôi rất cám ơn chị bạn trẻ”.

Nói về cuốn sách thứ hai, xuất bản năm 1991, nhan đề “Nguyễn Công Hoan 1903-1977”, PGS Bích Thu nhận xét, đó là kết quả của cả một quá trình nhẫn nại, lặng lẽ mà đầy nhiệt hứng, chuyên tâm về một đối tượng nghiên cứu”.

Theo năm tháng, các chuyên luận trên đã trở thành sách công cụ, tài liệu nghiên cứu giảng dạy văn học, được đồng nghiệp đánh giá cao và nhiều chuyên gia nước ngoài tham khảo, nhiều luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ trích dẫn. “Có thể nói rằng, PGS-TS Lê Thị Đức Hạnh là chuyên gia hàng đầu về nhà văn Nguyễn Công Hoan” – bà Bích Thu nhận xét.

Để có được những thành công đó, ít người biết rằng bà từng trải qua cảnh “3 giờ đêm bế con lên ôtô về Hà Nội để gặp nhà văn, chuẩn bị cho bài viết”, hay “đêm đêm chờ con ngủ mới ngồi vào bàn làm việc, người gầy rộc đi”. Bà nhớ lại: “Năm 1976, tôi làm xong luận án phó tiến sỹ nhưng mãi đến năm 1982 mới bảo vệ thành công do bằng đại học không chính quy, phải bảo vệ đi bảo vệ lại 3 lần”.

Tuy nhiên, với một người phụ nữ dám bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu từ vị trí của một người phục vụ tư liệu, những trắc trở đó không thể làm bà nản lòng, như nhận xét của đồng nghiệp Bích Thu:
“Với đức tính khiêm nhường nhưng không tự ti, biết rõ sở trường, sở đoản của mình, PGS Hạnh đã âm thầm, chủ động tìm niềm vui, sự sáng tạo trong công việc phê bình, nghiên cứu. Thư thái, nhẹ nhàng mà bền bỉ, dẻo dai như mưa dầm thấm đất, tự khi nào, nhà nghiên cứu, phê bình văn học Lê Thị Đức Hạnh đã lặng lẽ thành danh”.

PGS-TS Lê Thị Đức Hạnh sinh năm 1934 tại Hà Nội, nguyên là cán bộ Viện Văn học. Bà có hơn 90 bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí và báo chuyên ngành, khoảng 20 báo cáo khoa học (trong đó có một số cho chuyên gia nước ngoài).

PGS Hạnh cũng là tác giả 7 cuốn sách in riêng và 31 cuốn sách in chung (trong đó có cuốn do bà làm chủ biên). Các sách tiêu biểu: “Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan” (năm 1979); “Nguyễn Công Hoan 1903-1977” (năm 1991); “Mấy vấn đề trong văn học Việt Nam hiện đại (năm 1999, đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam); “Nguyễn Công Hoan: Về tác giả và tác phẩm" (năm 2000); "Nguyễn Công Hoan, những tác phẩm tiêu biểu trước năm 1945" (năm 2000).


Minh Nhật


TIỂU THUYẾT NGUYỄN CÔNG HOAN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM, NHÌN TỪ ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI


LÊ QUÍ HÀ 2012

ĐẶC ĐIỂM CÁC KIỂU TÌNH HUỐNG ĐỐI THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG HOAN


ĐẶC ĐIỂM CÁC KIỂU TÌNH HUỐNG ĐỐI THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG HOAN

Nguyễn Thị Thanh Hương


Tóm tắt

Tình huống đối thoại trong truy ện có tính mạch lạc, là lời thuyết minh trong văn bản mang dấu ấn của nhà văn tạo nên khung cảnh cho cuộc thoại giữa các nhân vật. Nó được tạo nên bằng ngôn ngữ truyện thể hiện một thế giới dù rất hữu hạn của nhân vật cũng có hi thể hiện tâm tư nhân vật hoặc ngược lại, tâm tư làm thay đổi cách nhìn của nhân vật. Trong truy ện ngắn Nguyễn Công Hoan, tình huống đối thoại là tình huống trào phúng mang tính nghịch lí, phi lí, oái oăm của cảnh đời ngang chướng trong xã hội. Sự đa dạng các kiểu tình huống đối thoại đã tạo ra những màn cảnh giàu kịch tính mà mỗi màn cảnh có một cách tạo tình huống riêng, một kiểu dẫn riêng. Điều này khẳng định tài năng phát hiện và tạo dựng tình huống cũng như nghệ thuật kể chuyện “rất duyên” của nhà văn.




Hành động nói gián tiếp thực hiện bằng hành động hỏi trên tư liệu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan



Hành động nói gián tiếp thực hiện bằng hành động hỏi trên tư liệu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan


TS. NGUYỄN THỊ THUẬN (Đại học Hải Phòng)
THS NGUYỄN THỊ HỒNG TOAN (Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, Hải Phòng)


Trong bài viết này, tác giả tiến hành khảo sát 73 truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, nhằm xác định: 1/ Tần số xuất hiện của các hành động nói gián tiếp được thực hiện bằng hành động hỏi; 2/ Tìm hiểu mối quan hệ giữa giữa hành động nói gián tiếp với phép lịch sự; 3/ Xem xét đặc trưng ngữ dụng của việc sử dụng hành động nói gián tiếp. Mời bạn đọc cùng tham khảo để biết thêm nội dung chi tiết.

BÚT PHÁP HIỆN THỰC TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN VÀ NAM CAO - NHỮNG TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT - LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC


Nguyễn Thị Thanh Thảo


Nhan đề : Bút pháp hiện thực trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao - những tương đồng và dị biệt
Mã định danh : htu.2012-08-22.3344379097
Trạng thái : đã xuất bản
Tác giả : Nguyễn Thị Thanh Thảo; TS. Hoàng Trọng Quyền (hướng dẫn)
Người tạo : danh
Nguồn : Trường ĐHSP Tp. HCM, 2011
Định dạng của tư liệu (format) : application/pdf
Năm xuất bản : 2011
Ngôn ngữ : vi
Loại : Luận văn Thạc sĩ
Bộ sưu tập : Văn học
Chủ đề : Bút pháp hiện thực, Truyện ngắn Việt, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao
Nội dung toàn văn : Vui lòng liên hệ với thư viện
Mô tả : 150 tr.

Vai trò của đoạn một câu trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan



Vai trò của đoạn một câu trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan

Đặng Thị Thanh Hoa
(ThS, Trường Đại học Quy Nhơn; Email: dangthithanhhoa@qnu.edu.v)


Trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, việc sử dụng các đoạn một câu nhằm nhấn mạnh nội dung được tác giả sử dụng và khai thác rất hiệu quả, góp phần tạo nên những thành công về nội dung và nghệ thuật cho tác phẩm; qua đó, nhà văn đã chứng tỏ tài năng bậc thầy khi vận dụng ngôn ngữ tiếng Việt một cách sáng tạo, khéo léo và uyển chuyển.

Luận văn về đề tài liên quan đến Nguyễn Công Hoan


Luận văn về đề tài liên quan đến Nguyễn Công Hoan

Lấy về được toàn bộ
1. Tiểu thuyết Nguyễn Công Hoan trước cách mạng tháng tám, nhìn từ đặc trưng thể loại. pdf
http://tailieuso.udn.vn/bitstream/TTHL_125/3815/1/Toanvan.92.pdf

2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn Sekhov pdf
Link lấy về file KILOBOOKS.COM - 0018.pdf tại http://tienphongonline.vn/luan-van/van-hoc/27545-gioi-nhan-vat-trong-truyen-ngan-nguyen-cong-hoan-va-sekhov.html

3. Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan / Lê Thị Đức Hạnh - Luận án phó tiến sĩ Văn học
Link lấy về http://vannghiep.vn/wp-content/uploads/2017/02/Truy%E1%BB%87n-ng%E1%BA%AFn-Nguy%E1%BB%85n-C%C3%B4ng-Hoan-pts-L%C3%AA-Th%E1%BB%8B-%C4%90%E1%BB%A9c-H%E1%BA%A1nh.pdf
tại trang Thư viện Quốc gia Việt Nam -
LUẬN ÁN TIẾN SĨ - Cơ sở dữ liệu toàn văn > Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan 1979


4. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan doc
Nguyễn Thị Thành 2006
Link lấy về file 30970 - KILOBOOKS.COM.doc tại trang http://tienphongonline.vn/luan-van/thac-si-tien-si/30970-gioi-nhan-vat-trong-truyen-ngan-va-tieu-thuyet-cua-nguyen-cong-hoan.html

5. Thành ngữ trong tác phẩm Nguyễn Công Hoan Luận văn dài 111 trang PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cần Thơ ...
www.KILOBOOKS.com
Link lấy về file KILOBOOKS.COM.rar (632.3 KB) tại trang: http://tienphongonline.vn/luan-van/van-hoc/68660-thanh-ngu-trong-tac-pham-nguyen-cong-hoan.html

6. Quán ngữ trong chức năng rào đón, đưa đẩy và khảo sát, phân tích quán ngữ rào đón, đưa đẩy trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan doc
Link lấy về file 17654 - KILOBOOKS.COM.doc (669.5 KB) tại trang http://tienphongonline.vn
Xem online: www.KILOBOOKS.com

7. Phân tích và thống kê các đoản ngữ trong một truyện ngắn bất kì
Link lấy về file docx_20110803_TNN1043.do.doc (118.5 KB) tại trang http://tienphongonline.vn/
Xem Online: http://doan.edu.vn/

Đọc Online Toàn bộ
1. Tính Kịch trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước cách mạng tháng 8 - 1945 (59 trang)
http://www.zbook.vn/;

2. Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý trong ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan (123 trang)
http://www.zbook.vn/
3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan (KL05169) (123 trang)
http://thuvien.hpu2.edu.vn:81/
4. Ngôn ngữ và giọng điệu trào phúng Nguyễn Công Hoan - Thành Đức Bảo Thắng, Tạp chí khoa học số 22 - Tháng 12/2012
Thư viện Trường ĐHSP Hà Nội 2

Đọc Online tóm tắt
1. Chức năng ngữ nghĩa của từ tính thái đứng đầu phát ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan - LV tốt nghiệp DH Võ Thị Dung 2010 - Truong DH Vinh - Khoa Ngu van - Người hướng dẫn: GS.TS. Đỗ Thị Kim Liên
- Đọc Online tóm tắt gồm Mục lục và Phần mở đầu tại http://www.kilobooks.com; http://thuvien24.com/;

2. Khảo sát từ loại tiếng việt trong truyện ngắn “Kép tư bền” của Nguyễn Công Hoan
- Đọc Online tóm tắt gồm Mục lục và Phần mở đầu tại www.KILOBOOKS.com
http://tienphongonline.vn (Co file NN026 - KILOBOOKS.COM.pdf - 184.5 KB để lấy về nhưng hỏng)

3. Nghệ thuật điển hình hoá trong những sáng tác tiêu biểu trước Cách mạng tháng Tám của Nguyễn Công Hoan 115 trang Nguyễn Cẩm Yến 2009
- Đọc Online tóm tắt gồm Mục lục và Phần mở đầu tại http://www.doko.vn/
http://khotailieu.com/

4. Câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan 115 trang - HÀ THỊ TUYẾT - LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC - Thái Nguyên - 2010 - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
http://www.doko.vn/; http://www.kilobooks.com/, PDF.

5. So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan
HOÀNG THỊ TỐ QUYÊN - LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC - Thái Nguyên - 2010 - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
http://www.doko.vn/

6. Cấu trúc so sánh tu từ trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước cách mạng >73 trang
http://thuvien24.com

7. Quan niệm của Nguyễn Công Hoan về một số vấn đề văn học THẠC SỸ
123doc.org, http://tailieukhoaluan.com

8. Tiếng cười trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao.
http://thuvien24.com/
9. So sánh câu văn trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn Thạch Lam
http://thuvien24.com/

10. Đối sánh ngôn ngữ trào phúng trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và tiểu thuyết Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng
http://thuvien24.com/

11. Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan trước 1945
http://thuvien24.com/

12. Quan niệm văn học của Nguyễn Công Hoan 96 trang
https://123doc.org

13. Cái đói trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn Nam Cao trước 1945 THẠC SỸ
http://thuvien24.com/

14. Nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn của Sekhop và Nguyễn Công Hoan
http://thuvien24.com/

15. ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ NGUYỄN CÔNG HOAN
https://123doc.org/, http://thuvien24.com/.

16. Khảo sát hành động van xin qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan THẠC SỸ
http://thuvien24.com/

17. Ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện trào phúng của Nguyễn công Hoan Luận văn Thạc sỹ Ngữ văn
http://thuvien24.com/

18. Tiếng cười qua một số phương tiện và biện pháp tu từ trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
http://thuvien24.com/

19. Đặc điểm cách xưng hô của các vai giao tiếp trong truyện ngẵn Nguyễn Công Hoan (Chọn lọc)
http://thuvien24.com/

20. Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý trong ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan
http://thuvien24.com/

21. Các phương thức và đặc điểm gây cười qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan THẠC SỸ
http://thuvien24.com/

22. THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG HOAN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8/ 1945 Hà Thanh Thủy - Lớp CLC -K61
Khoa ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

23. So sánh đặc điểm phong cách ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao (qua hai tuyển tập truyện ngắn) Nguyễn Thị Huệ
Trường Đại học KHXH&NV - Luận văn ThS. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học - Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hữu Đạt, Mã số: 60 22 01
Năm bảo vệ: 2009.
PDF

24. Phong cách truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan
123doc.org

25. Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan - HÀ MỸ HẠNH, LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN HÀ NỘI – 2009, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN,
Xemtailieu.com - 20 trang, Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội - 40 trang

26. Chất umua trong truyện ngắn nguyễn công hoan trước cách mạng tháng tám 1945 - THÁI THỊ NHƯ NGUYỆT MSSV: 6075438, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN NGỮ VĂN, Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Ngữ Văn, Cán bộ hướng dẫn: HỒ THỊ XUÂN QUỲNH, Cần Thơ, 5-2011.
m.123doc.org


Chỉ có Link lấy về
1. Lịch sử nghiên cứu về truyện ngắn nguyễn công hoan và câu văn trong truyện của ông
Chi có Link lấy về tại http://vdoc.vn/; http://tailieu.sharingvn.net/
2. Từ quan niệm nghệ thuật đến nghệ thuật ngôn từ trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan - Tác giả: Nguyễn Thanh Tú, Đại học Sư phạm Hà Nội - 1996.
3. Ba phong cách trào phúng trong văn học Việt Nam thời kỳ 1930-1945: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao - Tác giả: Trần Văn Hiếu, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đại học Sư phạm - 1999.






Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan


Trích: Luận văn - Ngành Sư phạm ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - tháng 12/2006

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan

Nguyễn Thị Thành
Luận văn
Khoa Ngữ văn -  
Trường Đại học Sư  phạm Hà Nội
Hà Nội tháng 12 năm  2006



Nguyễn Công Hoan là một trong số không nhiều nhà văn đã có thể in rõ dấu ấn bản sắc riêng của mình lên bối cảnh văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt văn học 1930 - 1945. Ông viết khá nhiều sáng tác văn xuôi thuộc mọi thể loại nhưng trong đó truyện ngắn là phần đặc sắc hơn cả. Tuy nhiên, nếu chỉ xét riêng về truyện ngắn thì có thể sẽ không có được một cái nhìn toàn bộ về nhà văn - một cây bút hiện thực sắc sảo về nhiều mặt xấu xa của xã hội cũ... Ưu điểm này thể hiện rõ trong hệ thống truyện ngắn và một số tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan trước cách mạng. Sau cách mạng tháng Tám - 1945 Nguyễn Công Hoan vẫn tiếp tục sáng tác song vì nhiều lý do các tác phẩm của ông không được phát huy trong nền văn học mới.

Bằng sự từng trải và kinh nghiệm sống dồi dào cùng với cái nhìn nghệ thuật của nhà văn là nhìn vào mặt trái của cuộc đời, mắt trái của con người... bộ mặt xã hội trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan bị phơi ra với tất cả sự xấu xí, trống rỗng, vô hồn, vô cảm, đê tiện, thấp hèn. Đó là cả một xã hội gồm đủ mặt các loại người: nông dân, địa chủ, lý dịch, cường hào, nghị viên, quan lại, quan huyện, quan tuần, quan phủ, công nhân, phu phen, thợ thuyền, con buôn, tư sản, thầu khoán, các loại tiểu tư sản trí thức, người làm nghề tự do, thầy thuốc, nhà báo, nghệ sĩ, học trò, công chức, cô đầu, gái điếm, phu xe, con sen, đứa ở, kẻ cắp, hát xẩm, bồi bếp, lính tráng, tây đen, me tây, lính cơ, thầy quyền, chủ báo. Tẩt cả làm thành bức tranh đời khá nhiều màu sắc, một tấn trò đời với nhiều cung bậc khác nhau của tình cảm: hài hước, đau xót, thương tâm, uất ức, khinh bỉ, căm giận.

Bức tranh đời khá phong phú ấy cùng với cách nhìn của nhà văn cho chúng ta thấy rõ đối tượng trào phúng đả kích được thể hiện dưới dạng thể kết hợp khái quát và cá biệt.

Trước hết Nguyễn Công Hoan nhìn đời theo quan niệm giàu-nghèo. Nguyễn Đăng Mạnh đã viết: “Quan điểm giàu nghèo đã trở thành một niềm tin, một nguyên tắc nhận thức luận bền vững giúp ông phám phá ra biết bao chuyện bất công, vô lý, vô nghĩa trong xã hội cũ: Một đằng chẳng làm gì mà ăn ngập mặt không hết tiền, một đằng thi vất vả đủ đường mà suốt đời đói rách”.(Đọc lại truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan).

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung nhận xét: “Mâu thuẫn giữa giàu - nghèo trong xã hội là nỗi ám ảnh thường trực, trở thành ý thức nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan, chi phối cả cách dựng truyện, cách kết cấu, xây dựng nhân vật trong tác phẩm của ông”.

Hầu hết truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan đều xoay quanh sự đối chọi giữa kẻ giàu và người nghèo, kẻ giàu là bọn có thế lực, địa vị, bọn thực dân, bọn quan lại, cả quan ông lẫn quan bà, bọn tư sản, địa chủ, cường hao, lính tráng.thủ phạm gây ra những chuyện xấu xa nhơ nhuốc trong xã hội. Người nghèo là lớp dân nghèo thành thị, phu xe, kép hát, người ở, ăn mày, gái điếm, lưu manh, mở rộng ra ông đi vào đời sống nông dân, công nhân.
Nghèo dưới con mắt của Nguyễn Công Hoan cũng không tránh khỏi các nết xấu, có các thói tật. Đó là một cái nhìn trào lộng của một người bị quan nhìn cuộc đời toàn những cái đáng cười. Cười để chế giễu, khinh bỉ, đau xót, căm giận, cười ra nước mắt của một tấm lòng ưu ái, nhân hậu.

1Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan hầu như đều có một ngoại hình xấu xí. Điều này trở thành thói quen, ý thức thẩm mỹ trong ông. "Tôi vẽ người xấu nhạy hơn người tốt. Bởi vì tôi vốn bi quan nên nhìn mọi vật bằng con mắt hoài nghi, chỉ thấy phía xấu. Phía xấu dễ nhập tâm hơn phía tốt”.

Ta hãy xem cách miêu tả bức chân dung của một bà cụ.
"Người đàn bà ấy trạc ngoài sáu mươi tuổi, trông rõ quê mùa, đần ngốc. Mặt mũi đen đủi, dăn deo, xấu như con khỉ. Hai mắt thì toét nhoèn những dử. Cái hàm trên thì chìa ra như mái hiện. Hai tay thì lóng cóng, gí cái nút buộc dải yếm vào tận mắt, lúng túng cởi mãi mới lấy được một miếng trầu, bỏ vào mồm, nhai phóm phém. Trông lại càng xấu. Cái áo vải nâu dày cồm cộp cái quần một ống - nói nôm na ra là cái váy - lùng thùng như cái bồ, chỗ thì ướt, chỗ thì khô. Có lẽ là bộ cánh quí nhất nên ra tỉnh mới dám mặc đến, nay bị ướt thì tiếc nên cố vắt mãi cho khỏi đẫm nước mưa. Rồi lại cởi cái khăn vuông ra để hở cái đầu bạc trọc tếch mà gãi, nhăn mặt lại mà gãi. Rồi lấy ngay cái khăn đội đầu ấy mà lau chỗ gấu váy có dính đất. Gớm, sao mà người đâu lại có người không biết thế nào là bẩn cả!
Rét đã run lên chẳng được, lại còn cứ lèm bèm nói một mình. Không biết nói những gì? Tính công tính việc hay là than thở, hay là vui thú cái chi chi? Nhưng thế thực rõ là cái lối người từ thuở bé chưa hề được thấy cái gì là hể hả".
(Báo hiếu: trả nghĩa cha)
Đó là chân dung của một bà mẹ ông chủ sang trọng - ông chủ hãng xe ô tô Con Cọp. Nhưng bà mẹ không được kính trọng, bị hắt hủi thì khác gì kẻ ăn xin.
Đây là một bức chân dung của thằng ăn cắp:
"Trông nó đáng sợ thật. Hai mắt trắng dã, lấm la lấm lét, tóc thì bồng lên như tổ quạ. Da đen thui thủi. Mặt rạn như men lọ cổ.
Hai tay thọc vào túi cái áo tây tàng, xơ xác như tổ đỉa, nó đứng nhích ra chỗ bóng nắng, dún dẩy cho ấm"
(Thằng ăn cắp).
Một bức chân dung khác còn đáng sợ hơn nhiều:
"Nó có một cái sọ đếm được tóc. Không biết một thứ bệnh gì hương hoả của cha mẹ đã làm cho cả da chỗ ấy nhẵn thín, bóng lộn, đỏ đòng đọc như cái mụn đương loét, khiến tóc nó chỉ có thể mọc lơ thơ, như vầng cỏ trên tảng đá cằn.
Nó có một cái mặt - mẹ ơi! Không biết có được gọi là mặt không đấy! Mặt gì mà mắt lại thế kia và miệng lại vô dụng thế được. Phải, mắt đâu có thứ mắt xung quanh là một hình bầu dục, vẽ bằng vành thịt trơ đỏ lầy nhầy, lúc nào cũng ứa ra một dòng nước vàng vàng và giữa thì lờ đờ hạt nhãn, thứ hột nhãn non choèn, vàng ễnh. Còn cái miệng nó thì dô ra như miệng khỉ, hai hàm răng to tướng, lúc nào cũng cầm cập hục hặc với nhau. Nhưng không phải để nhai, mà để run. Vì trời rét.
Những quần áo nó mang vào người chỉ có một mục đích là che thân nó không kín. Chắc là những thứ giẻ khươm mươi niên, người ta vứt đi vì bợt quá. Nhưng nay nó buộc miếng nọ với miếng kia, díu mảnh này vào mảnh khác và vì dùng lâu ngày nên cũng dày thêm bằng tầng mồ hôi, quyệt với ghét và bụi. Đố ai đếm nổi tất cả có bao nhiêu chỗ rách và những chỗ rách ấy hình gì. Đố hoạ sĩ nào pha đúng được màu quần áo ấy, nếu nó cởi những thứ ấy ra, đem treo lên cho công chúng đoán - đố ai dám nói là đồ mặc của người.
Vậy thì với bộ quần áo xơ mướp ấy nó biến thành một cái bù nhìn. Bù nhìn là cái khung có hai tay, hai chân làm bằng ống tre. Thì nó cũng là cái khung có hai tay và hai chân chẳng to hơn mấy. Bù nhìn có bộ mặt chẳng thành hình thì nó có bộ mặt cũng dúm dó, xấu xí như con ma dại.
Nhưng bù nhìn chỉ làm cho chim chóc phải sợ hãi, còn nó thì có thể làm cho người ta không dám đến gần. Vì đến gần nó, trông thấy nước da đen sạm, dăn deo của nó, người ta tưởng như đó là thây ma chưa tiêu hết hiện về. Và cũng có mùi hôi thối xông lên. Và cũng có ruồi nhặng bám vào để hút chất bẩn"
(Hai cái bụng).
Một bức chân dung nữa của thằng ăn cướp.
"Cái áo ấy có hai công dụng. Vừa để che cái thân khẳng khiu, khô đét cho khỏi rõ những mạch máu và bộ xương sườn, vừa để giấu tạm thời các thứ lấy cắp.
Nhưng nó chẳng bưng kín được khí cục của nó hiện cả ở trên đầu, không có gì che đậy. Đầu nó chỉ còn hình cái sọ cắm trên cái cổ dai ngoách, mà luồng gân kheo như kéo nổi lên, mấp mô như thớ chiếc kẹo kéo. Da mặt bọc ít thịt quá, thành ra thừa nhiều, nó nhăn nheo lại, mà những đường nhăn chi chít như vết rạn của men cái lọ cổ. Tóc nó chịu nằm ẹp trên đầu, không dậy được, nhưng những ngọn lúa bị bão, mà chảy cả xuống, quắp vào trán, vào gáy, vào mang tai.
(Bữa no... đòn).
Thông qua mọt số bức chân dung nhân vật người nghèo ta thấy Nguyễn Công Hoan miêu tả khắc hoạ những kẻ nghèo khổ khốn cùng ấy như đồ vật, vật hoá một cách tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ cốt là để cho người đọc thấy được trạng tháí thảm hại vốn có của nó.

Qua hình hài gớm ghiếc của những nhân vật, nhà văn đã vạch trần sự thối tha của một xã hội phi nhân tính. Những hình nhân đồ vật kia chỉ là nạn nhân của sự vô lương tâm, thói đạo đức giả. Hơn thế nữa đằng sau của sự miêu tả tỷ mỷ ấy người ta còn thấy cả một lòng căm thù, sự ghê tởm của một xã hội đầy rẫy sự tàn bạo, thối nát làm cho con người không còn là người nữa. Miêu tả tưởng chừng một cách khách quan đứng ngoài cuộc để nhìn vào với một thái độ khinh miệt thực ra là cả một tấm lòng nhân đạo, thiết tha, của Nguyễn Công Hoan.

Không chỉ nhìn thấy những kẻ nghèo khổ xấu xí vì đói kém, vì sự bóc lột tàn tạ cả về thể xác lẫn tinh thần, Nguyễn Công Hoan còn nhìn thấy được sự xấu xí, kỳ dị, ở những hạng người giàu có mà bất nhân, đểu cáng. Ở đây ngoại hình và tính cách nhân vật thường thống nhất nhau. Nghĩa là đối với loại nhân vật này, xấu về ngoại hình tức là xấu về tính cách, bản chất.

Ta hãy xem một loạt bức chân dung nhân vật quan được Nguyễn Công Hoan vẽ theo nguyên tắc "vật hoá"
"Chà! Chà! Béo ơi là béo! Béo đến nỗi giá có thằng dân nào vô ý, buột mồm ra nói một câu sáo rằng: "Nhờ bóng quan lớn", là ông tưởng ngay nó nói xỏ ông. Tức thì, mặt bàn là một, mặt nó là hai, bị vả đôm đốp... Trên mép ông, ông đã bao công trình mới cấy được từng ấy râu. Ông để râu, cho khác hẳn với tụi huyện trẻ nhãi. Nguyên cái da mặt ông nhỏ, mà có lẽ vì ông béo quá, nên lỗ chân lông căng ra, căng thẳng quá, đến nỗi râu không có chỗ nào lách ra ngoài được. Đến nỗi năm bốn mươi tuổi, mà mặt ông nó cứ nhẵn thín như thường. Ông bực mình, bèn ra lệnh cấm thợ cạo lia lưỡi dao lên môi ông một dao, để ông nuôi râu. Thì sau hết, những lông tơ nó cũng dài ra, và trông rõ hơn. Và đến bây giờ, đứng ở hai bên miệng ông, nó thành hai cái dấu chua nghĩa (...).
(Đồng hào có ma)
Đây là hình ảnh quan Nghị Trinh qua ngòi bút của nhà văn:
"...một người mặt mũi phương phi, cổ rụt, bụng phệ môi trề mà không râu, mặc quần áo lụa, phe phấy cái quạt, ra vườn chơi.
Bác đoán là ông Nghị, bèn đánh tiếng. Thì quả là ông Nghị thực. Vì nghe giọng nói hách dịch lắm...
(Hai thằng khốn nạn).
Và đây là chân dung quan phụ mẫu trong tiểu thuyết Bước đường cùng.
"Quan phụ mẫu là một người có nhiều cái đặc biệt. Đứng trước ngài, ta có cảm tưởng hỗn xược như ta lại phải ăn một mâm cỗ đầy ắp những thịt mỡ khi ta đã no nê. Nghĩa là ta phát ngấy về sự phì nộn của ngài. Ngài cúi mặt xuống, cả tấm thịt trên quai hàm bị cổ áo cứng nó đùn lên, nó vẽ nên một nét răn, chia má ra làm hai khu đều nhau, khu nào cũng phính và nung núc những thịt. Cái tấm má ấy đầy đặn đến nỗi giá chỉ một mũi ghim nhỏ lỡ đụng vào, là chỗ đó có thể chảy ra hàng lít nước nhờn nhờn mà ta quen gọi là mỡ. Lông mi ngài rậm mà vòng lên, đối với đôi mắt ngài hùm hụp cong xuống. Từ thái dương, đến má, đến xương quanh miệng ngài, người ta tưởng mặt ngài làm bằng sắt, vì nó đen đen. Nhưng không, màu ấy chỉ là di tích bộ râu quai nón mà sáng nay ngài quên chưa cạo".
Đúng là thuần tuý một khuôn mặt thịt, không tâm hồn, vô cảm. Không chỉ một loạt các quan ông được mô tả nhất loạt đều béo, mà quan bà cũng vậy.
"Vậy thì bà nằm đó. Nhưng thoạt trông đố ai dám bảo là một người. Nếu người ta chưa nom rõ cái mặt phị, cái cổ rụt, cái thân nung núc, và bốn chân tay ngắn chùn chùn, thì phải bảo là một đống hai ba cái chăn bông cuộn lại với nhau, sắp đem cất đi".
(Phành phạch)
Ta thấy Nguyễn Công Hoan tả người mà không còn ra người với cách sử dụng các chi tiết "mặt phệ", cổ rụt" “thân nung núc và bốn tay chân ngằn chùn chùn" như cái chăn bông cuộn lại. Hình ảnh bà chủ trên qua ngòi bút của Nguyễn Công Hoan đã biến thành hình ảnh một con vật.
"Anh xe nhấc càng lên, nặng nề rạp người xuống, bước vài bước thực dài để lấy đà, rồi mới đưa ngược khuỷu tay, cúi đầu mà chạy.
Trên nệm lò xo rung rinh, thấy đặt một thứ cây quý giá tuy hơi cổ thụ, nhưng chưa có vẻ gì cằn cỗi.
Ngọn cây còn xanh tốt, lại có điểm một bông hoa đỏ thắm. Vỏ cây đã có chỗ nhăn nheo, song người ta khôn khéo, lấy một lần bột gạo thơm che lấp đi. Toàn thân phủ nhiễu trắng, thứ nhiễu tây mềm nhũn và má trợi.
Cây đó là một cây thịt.
Cây thịt đó là bà Phán Tuyên. (Cho tròn bổn phận)...

Cách miêu tả người bị vật hoá của Nguyễn Công Hoan làm nổi bật sự kệch cỡm, lố bịch ở cái vẻ bề ngoài hào nhoáng nhưng thật thô thiển. Và một bức chân dung khác béo đến phát sợ
"Nguyên là bà ấy béo quá - Gớm! Béo đâu có béo lạ béo lùng thế! - Béo đến nỗi hai má chảy ra, cổ rụt lại. Béo đến nỗi bụng sệ xuống. Béo đến nỗi trông phát ngấy lên! (Hai cái bụng)

2Tả người Nguyễn Công Hoan thường đặc biệt chú ý tới khuôn mặt mà theo Bônđơle "Bộ mặt xấu là bộ mặt thiếu sự hài hoà, bệnh hoạn, thiếu hưng phấn sáng sủa, thiếu sự phong phú nội tâm". Nhận xét trên rất đúng với nhân vật phản diện của Nguyễn Công Hoan. Hãy xem nhà văn tả cái mặt của bà lớn
"Hình như trời đã đặt một cái khuôn riêng để đúc nặn các người làm bà lớn. Nên chăng mấy chốc, bà phủ đã được đúng kiểu mẫu, chỉ riêng bộ mặt cũng đã long trọng. Người ta tương chiếc bánh dầy đám cưới, ở giữa đặt một quả chuối ngự, và ngay đầu quả chuối, nằm dài hai múi cà chua"
(Đàn bà là giống yếu).
Có thể nói rằng trước Nguyễn Công Hoan chưa có nhà văn nào miêu tả bộ mặt con người thảm hại như ông, phải có lòng căm phẫn cao độ, trí tưởng tượng phong phú, khiếu hài hước, có biệt tài riêng thì mới có thể tạo nên những ẩn dụ đầy ngộ nghĩnh đến vậy.

Những hạng người giàu có, ta thấy Nguyễn Công Hoan không chỉ miêu tả ngoại hình xấu xí mà đều nhất loạt béo, cái béo của nhân vật làm cho người đọc có cảm giác như đang tả một đồ vật, con vật, được chăm bẵm quá mức. Nó đối lập hoàn toàn với những hình nhân nghèo khổ kia.

Xét về mặt ý nghĩa xã hội cách miêu tả ngoại hình chân dung nhân vật như vậy biểu hiện sự phân hoá giai cấp tầng lớp sâu sắc.

3Không phải ngẫu nhiên Nguyễn Công Hoan tả bọn quan lại, bọn tư sản, địa chủ, cường hào... đều nhất loạt to béo, béo đến chảy mỡ, đến phát phì ra như vậy. Đây là cách giải thích của Nguyễn Công Hoan về lý do béo của chúng
“Tôi cực lực công kích sách vệ sinh đã dạy ta ăn uống phải sạch sẽ, nếu ta muốn được khoẻ mạnh, béo tốt. Thuyết ấy sai! Trăm lần sai! Nghìn lần sai! Vì tôi thấy sự thực ở đời này bao nhiêu những anh béo khoẻ đều là những anh thích ăn bẩn cả”
(Đồng hào có ma).
Theo Nguyễn Công Hoan “béo” là do “ăn bẩn” nghĩa là ăn cắp, ăn cướp, ăn hiếp, đục khoét của dân, hút máu, hút mủ của dân. Hàng loạt truyện ngắn và một số tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan đều xoay quanh các mánh khoé, thủ đoạn “ăn bẩn” của bọn quan lại, cường hào, địa chủ.
Có những cách ăn thật oái oăm, kỳ lạ và hết sức đê tiện.
“Tiếng khóc của người mẹ trước thi hài con chết đuối đã trương làm ai cũng phải cảm động. Nhưng trái lại, nó không làm chuyển nét mặt của quan tư pháp. Đến đây, ông là đại biểu cho pháp luật, ông đã từ người bằng xương, bằng thịt biến thành pho tượng bằng sắt đá lạnh lùng”.

Vậy đã là sắt đá không thể cảm nhận được những tiếng khóc ẻo lả của người mẹ mất con hoặc những tiếng kêu nài mềm yếu của người cha oan uổng. Cảm được sắt đá duy chỉ có một vật. Vật ấy cố nhiên phải rắn hơn đá. Mà vật rắn ấy nhà ông Cửu không thiếu. Nó làm bằng loại bạc.
Và lời kết chuyện:
“Và một giờ sau, lũ ruồi, lũ nhặng, lũ cá, lũ quạ, tiếc ngẩn ngơ.
Chúng có biết đâu rằng quan huyện tư pháp đã tranh mất món mồi ngon của chúng” (Thịt người chết).
Bằng sự so sánh đồng nhất quan huyện tư pháp với lũ ruồi, lũ nhặng, lũ cá, lũ quạ cùng nhau tranh mồi là các thây ma cho ta thấy sự đê tiện đáng kinh tởm của một viên quan “ăn bẩn”.
Nghĩ lại, thấy người dân đen ngày trước thật cực khổ vô cùng, khổ vì nghèo đói đã đành, đến con chết cũng không được chôn, mẹ chết cũng không được ra đồng (Người thứ ba).
“Cái miệng, trước khi để khóc mẹ, hãy phải dùng để trình nhà chức trách biên vào sổ tử cho, thì mới đúng là trong nhà có người chết. Nếu không, thành ra mình khóc lậu à? Mà trình nhà chức trách, đố ai làm nổi việc ấy bằng lời nói suông. Cho nên, vừa bị kéo tới thềm nhà, chị cu đã lạy van cụ thư ký bằng một món tiền (...).
Tiếng phèng rè nổi lên như run, như khóc. Chiếc nhà táng vừa nâng cao, chị cu thương tâm quá, đứng không vững, ngã khuỵu xuống đất.
Nhưng mà:
- Này! Hãy dậy đã.
Chị mở mắt ra, nhìn.
Ông quản cố cầm roi mây, phì hơi rượu vào mặt chị, nói:
- Mày dậy đã, không có phép thế.
Chị cu vừa khóc, vừa rên rỉ:
- Phép thế nào, ông ơi.
Ông quản lộ cau mặt, gõ đầu roi vào nhà táng:
- Nghĩa là nó là phép thế. Đường là đường làng. Làng cắt tôi ra trông nom. Chị có tư cách gì mà dám đưa ma bà cụ lại không nói với tôi một tiếng? Bốn người này khiêng áo quan vào trong nhà giả chị ấy!
(...) Chị không khóc nữa, lấy vạt áo chùi đôi mắt đỏ hoe, rồi từ từ cởi nút giải yếm.
Liếc mắt thấy phát tài đến nơi, ông quản dịu mặt:
- Tôi vẫn biết chỗ người làng người nước, làm ra sinh mất lòng mất bề nhau, nhưng nghĩa là việc quan anh cứ phép công anh làm, ai oán thì oán.
Nói đoạn, ông lại liếc mắt lượt nữa, thấy chị cu đã nắm cái gì ở trong tay. Ông biết rằng không phải nói thêm gì. Ông đứng yên, để nhường lời cho chị. Mặt ông, lúc đó, tuy trơ trẽn, nhưng tươi lắm.
Chị nhờ người vào nhà lấy cái đĩa, rồi để đánh cạch hai mươi trinh vào, dịu dàng thưa:
- Gọi là thế, có cơi giầu biếu ông, thôi thì ông cho các bác ấy khênh bà cháu ra đồng.
Ông quản để năm đầu ngón tay vào lòng đĩa, vét một cái rất anh hùng, rồi gật đầu, hất roi:
- Thôi được!
(Người thứ ba)

4Ở tầng lớp quan lại, tư sản, địa chủ, cường hào mà Nguyễn Công Hoan gọi chung là bọn nhà giàu ấy không chỉ diễn trò “ăn bẩn” mà còn diễn trò “ăn cắp”, “ăn cướp”. Đó cũng là đề tài trở đi, trở lại trong những truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Có lẽ xoay quanh những vụ trộm cắp, nhà văn dễ tìm ra những tình tiết ly kỳ và có dịp vạch trần bản chất đểu cáng, giả dối của chúng.
Song có cả những nhân vật vì nghèo khổ, gầy, đói quá do không có gì mà ăn nên cũng phải diễn trò ăn cắp, ăn xin.
Trong sự đối lập kẻ giàu, người nghèo ấy cùng diễn ra trò, dĩ nhiên nhà văn đứng về phía người nghèo, bênh vực họ.
Ví dụ: Ở những truyện ngắn: Thằng ăn cướp, Bữa no... đòn, Thế cho nó chừa...
Vì đói quá phải ăn quỵt hai xu bún riêu, bốc trộm củ khoai, một tấm bánh. Nguyên nhân thì nhỏ nhưng kết quả là những trận đòn bán sống, bán chết và rồi bị nhốt trong nhà lao. Đó là giá trị con người dưới thời thuộc Pháp. Nguyễn Công Hoan đã giáng một đòn chí mạng vào chế độ xã hội coi mạng người như cỏ rác. Ngược lại với thủ phạm là bọn nhà giàu: với tài dựng truyện Nguyễn Công Hoan dẫn dắt độc giả bằng những tình tiết lôi cuốn để bắt quả tang những vụ trộm bất ngờ. Ví dụ: Cái ví ấy của ai là truyện mấy ông huyện, ông đốc, bà tham, bà cử nào đó rất chi là sang trọng, lịch sự, đang khiêu vũ với nhau, nói toàn tiếng Tây, tưởng đâu chỉ có say vì nhạc, mê vì tình. Ấy thế mà xoay ra lần ví của nhau. Để rồi thằng xe phải một trận đòn oan thừa sống, thiếu chết. Truyện Thằng Quýt tố cáo một ông Phán ăn cắp mười đồng tiền công của đầy tớ một cách đểu rả, độc ác.
Cụ Chánh Bá mất giầy cũng là một kiểu ăn cắp không hơn, không kém: cụ Chánh Bá dựng đứng lên chuyện mất cắp đôi giày của mình. Đôi giày của cụ:
“...chẳng biết cụ mua từ Khải Định mấy niên, đến bây giờ, đóng lại đế là lần thứ bốn, mà nó vẫn hoàn không đế. Mũi thì nứt rạn và vá nhiều nơi. Cái cá đã đóng thêm lượt nữa, nhưng nó vẫn thủng. Lượt da thì ải và bật dây gần hết. Bọn thợ khâu giày phải trốn như chạch, vì lỡ ra không nhẹ tay mà chọc mạnh cái dùi vào, là nó toạc ra - vì tất nó toạc ra - thì oan gia.
(...) Lúc chập tối, trong khi có hai thầy trò cụ chánh Bá ở nhà trên, thì cụ khẽ gật tên đầy tớ, và liếc mắt một cái. Anh này hiểu ý, ra hiên đứng nhìn, rồi đến cạnh cụ, cúi xuống nhặt... Rồi thu thu vào trong bọc. Rồi len lén ra ngoài ao. Rồi giơ thẳng cánh tay, ném xuống nước. Tõm!...”
Cụ Chánh được không một đôi giày mới. Thật là đểu cáng, lừa lọc hết mức. Đê tiện và bất ngờ nhất có lẽ là vụ trong truyện Đồng hào có ma.
Bà Nuôi, một nông dân nghèo bị mất trộm sạch của cải tìm lên huyện để trình quan. Theo lệ quan bà phải khấu một đồng bạc, quan mới nhận đơn. Vậy là tính quan thích “ăn lễ, ăn tiền”. Nhưng ăn lễ, ăn tiền, ăn đút, là cách ăn bẩn hàng ngày của quan lại. Ở quan huyện Hinh oai vệ, béo tốt hơn người ấy có cách ăn bẩn thượng hạng hơn. Ông ăn cắp một đồng hào đánh rơi của con mẹ Nuôi mà mặt cứ tỉnh như không, đúng là ăn cắp chính tông.
“Ông huyện Hinh cứ ngồi yên sau bàn giấy để nhìn theo con mẹ khốn nạn. Rồi khi thấy nó đã đi khuất, ông mới đưa mắt xuống chân, dịch chiếc giầy ra một tý. Và vẫn tự nhiên như không, ông cúi xuống thò tay, nhặt đồng hào đôi sáng loáng, thổi những hạt cát nhỏ ở đế giầy bám vào, rồi bỏ tọt vào túi”.
Ông huyện Hinh đã ăn không, ăn cắp, ăn cướp đồng hào đôi của bà Nuôi nghèo khổ đang cơn hoạn nạn. Một cách “ăn bẩn” thượng hạng của thó vật, sự béo khoẻ đặc biệt của ông là điều dễ hiểu.
Từ “ăn bẩn” dùng cho các ông huyện, lũ quan... ở đây không hiểu theo nghĩa đen chỉ áp dụng cho động vật, loài chó, lũ lợn thích ăn những cái dơ bẩn. Từ được dùng theo nghĩa ẩn dụ, so sánh với cách kiếm chác, ti tiện, đê tiện, bần tiện của bọn quan lại sâu mọt .
Thế là trong cái xã hội của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, bọn thống trị chỉ là một lũ ăn cắp, ăn cướp, luật pháp của chúng bày ra chỉ là để đè đầu người dân xuống mà ăn cắp, ăn cướp. Nguyễn Công Hoan đã phản ánh được chính xác một khía cạnh bản chất hiện thực bằng tài đả kích tuyệt vời, chứng cứ rõ ràng. Ông đã đưa bọn thống trị lên sân khấu, cho chúng tự lột mặt nạ trước người đọc. Đó cũng là sở trường của Nguyễn Công Hoan, sở trường tố cáo vạch mặt bọn thống trị .
Chúng ta thấy rõ Nguyễn Công Hoan là nhà văn có tài xây dựng nhân vật phản diện. Việc xây dựng nhân vật phản diện cho phép nhà văn được tô đậm, phóng đại những nét tiêu biểu của nhân vật.

5Thế giới nhân vật của ông không chỉ quẩn quanh với những lớp dân nghèo thành thị (phu xe, kép hát, người ở, ăn mày...). Ông đã mở rộng thế giới nhân vật của mình đi vào đời sống công nhân, nông dân, không chỉ mô tả họ như những nạn nhân tiêu cực mà còn phát hiện ra bản chất ngoan cường, bất khuất. Đó là hình ảnh chị công nhân Sáng trong truyện Sáng... chị phu mỏ, hình ảnh anh Pha trong tiểu thuyết Bước đường cùng (nói sau).

Khi xây dựng nhân vật chính diện mặc dù chưa có gì sâu sắc lắm những biểu hiện một cái nhìn đúng đắn, một thái độ trung hậu, thông cảm của tác giả. Không phải không có lý do khi Nguyễn Công Hoan viết trong Đời viết văn của tôi.
“Nhân vật quen thuộc của tôi đều là những nhân vật xấu trong xã hội thuộc Pháp. Họ là bọn nhà giàu, cậy quyền thế mà áp bức bóc lột người nghèo. Họ là quan lại, địa chủ, là tư sản, tiểu tư sản líp trên. Vẽ họ tôi tìm đủ các nét nhơ bẩn về vật chất cũng như về tinh thần. Còn nhân vật chính diện thì tôi thường chỉ tả họ qua ngôn ngữ, cử chỉ để thấy được con người của họ”.
Thông qua thế giới nhân vật trong những sáng tác trước cách mạng của Nguyễn Công Hoan, ta thấy hầu hết các tầng lớp trong xã hội phong kiến đều có mặt, từ các giai cấp bị áp bức bóc lột, các giai cấp thống trị và các tầng lớp trung gian cho đến những người ở dưới đáy của một xã hội hết sức phức tạp. Tất cả đều có vai trong tấn bi hài kịch đồ sộ với bao nhiêu màn, lớp.
Trên sân khấu ấy đã diễn ra hầu như đủ mọi tấn trò đời, bao nhiêu tác phẩm là bấy nhiêu cảnh sống của các xã hội cũ thối nát.
Bằng một năng khiếu trào phúng dường như bẩm sinh, một vốn sống phong phú về trường đời và một trí tuệ sắc sảo, nhà văn Nguyễn Công Hoan đã phơi bày “thế giới bị lộn trái” ấy đậm chất hài hước. Ông cười con người tha hoá chính là để cười sự tha hoá của cả xã hội. “Quan niệm con người này làm cho tác phẩm có được chiều sâu phổ quát hơn một chủ đề tố cáo bọn thống trị hoặc nói đúng hơn tố cáo trạng thái phi nhân tính của đời sống” (Trần Đình Sử: Một số vấn đề thi pháp học hiện đại - BGĐ và ĐT 1993 trang 39).
Tố cáo trạng thái phi nhân tính để đòi một trạng thái có nhân tính. Đó là giá trị nhân bản trong những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Công Hoan trước cách mạng.






Xem toàn bộ luận văn

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan

Rating:
Category:LUẬN VĂN THẠC SĨ - TIẾN SĨ
Genre: Science
Author:Nguyễn Thị Thành

Mục lục


Mở đầu .4
1. Lý do chọn đề tài 4
2. Lịch sử vấn đề 6
3. Nhiệm vụ, đóng góp đề tài 13
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13
5. Phương pháp nghiên cứu .14
6. Cấu trúc luận văn 14

Nội dung: 15
Chương I: Từ quan niệm nghệ thuật về con người đến thế giới nhân vật trong sáng tác trước cách mạng của Nguyễn Công Hoan 15

I. Từ quan niệm nghệ thuật về con người 15
II. đến thế giới nhân vật trong sáng tác trước cách mạng 23

Chương II: Nhân vật và bức tranh hiện thực đời sống trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan .39
I. Nhân vật và bức tranh hiện thực đời sống trong truyện ngắn .39
1. Nhân vật trong những truyện ngắn tiêu biểu 40
1.1 Nhân vật tính cách 41
1.2 Nhân vật số phận 47
2. Bức tranh hiện thực đời sống trong truyện ngắn 49

II. Nhân vật và bức tranh hiện thực đời sống trong tiểu thuyết 51
Nhân vật trong tiểu thuyết 54
1.1 Nhân vật trong tiểu thuyết Ông chủ 54
1.2 Nhân vật trong tiểu thuyết Bước đường cùng 57
Bức tranh hiện thực đời sống trong tiểu thuyết 71

Chương III: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan 72
I. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn 72
1. Nghệ thuật xây dựng tình huống 72
2. Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật 75
II. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết 83
1. Thành công của Nguyễn công Hoan trong việc xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết 83
Hạn chế của Nguyễn Công Hoan trong việc xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết 86

Kết luận: 89

Tài liệu tham khảo: 92



Mở đầu


1. Lý do chọn đề tài:


Trong các nhà văn hiện thực tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam . Nguyễn Công Hoan nổi lên là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào, dẻo dai, một tài năng xuất sắc độc đáo và đậm bản sắc dân tộc.
Cuộc đời viết văn của Nguyễn Công Hoan bắt đầu từ năm 17 tuổi và 20 tuổi in cuốn sách riêng. Ông là một hiện tượng văn học sớm so với đương thời và ông viết đến năm 76 tuổi. Hơn nửa thế kỷ cầm bút, Nguyễn Công Hoan đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam hơn 300 truyện ngắn và hơn 20 truyện dài và nhiều công trình nghiên cứu văn học có giá trị.
Con đường viết văn của ông đã bộc lộ đầy đủ tính cách và hoàn cảnh riêng tạo nên đạc điểm cây bút ông. Ông là một trong những người đã đặt nền móng cho dòng văn xuôi hiện thực phê phán. Đó cũng là thời kỳ văn học Việt Nam đang ở buổi sơ khai của nền văn học viết bằng chữ quốc ngữ mà mỗi tác giả đều phải tự tìm lấy mình, tự khẳng định mình, khẳng định văn học Việt Nam.
Nguyễn Công Hoan đã chọn và dám táo bạo đi thẳng đến một mình viết những truyện trong đời sống bình thường, về những con người cùng khổ bị bọn cường hào địa chủ, tham quan, ô lại đè nén, bóc lột đến cùng cực và bị giết hại. Bằng con mắt nhìn đả kích giễu cợt sâu cay, xuất phát từ tấm lòng căm giận kẻ cường quyền và tình yêu thương những người nghèo khổ.
Văn ông dễ hiểu, giản dị, trong sáng, tự nhiên và rất sống động.
Ông đã khai thác câu chữ chọn lọc rất tinh tế và sắc sảo. Những cảnh huống xã hội, những nỗi lòngvà số phận các nhân vật như hiện hình dưới ngòi bút của ông, khiến khi truyện đã kết thúc vẫn dội mạnh vào những âm vang sâu lắng trong tâm trí người đọc đến phải bật lên tiếng cười mỉa mai, chua chát và nghẹn dòng nước mắt.

Nguyễn Công Hoan là một trong số ít các nhà văn Việt Nam hiện đại có tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong bậc trung học ở nước ta. Song ở đâu và lúc nào, ông cũng được quan tâm biểu hiện là đã có rất nhiều nhà nghiên cứu và những người say mê yêu thích văn ông đã dụng công tìm hiểu và đánh giá.
Có thể nói Nguyễn Công Hoan là nhà văn chưa bao giờ bị quên. Ông là người thường xuyên được nhắc nhở trong làng văn Việt Nam hiện đại. Người có vị trí như ông không phải là quá hiếm hoi nhưng có người danh đang nổi như cồn bỗng bị lãng quên ngay. Có người rất thực tại nhưng phải chịu nhiều thăng trầm. Có người chịu một số phận âm thầm thật lâu rồi mới sáng sủa dần lên. Còn ông - nhà văn Nguyễn Công Hoan thì lúc nào cũng là người hiện diện của độc giả.
Là một độc giả, thế hệ sinh sau khi ông đã mất yêu thích văn ông cũng như con ngưòi, cá tính và khả năng sáng tác. Chúng tôi muốn tìm hiểu một khía cạnh trong những sáng tác của ông, đó là đi vào thế giới nhân vật trong những tác phẩm tiêu biểu trước cách mạng. Theo nhận biết chủ quan của chúng tôi đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về truyện ngắn cũng như tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan nhưng chưa có công trình nào lấy hình tượng nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan làm xuất phát điểm, nghiên cứu có hệ thống, trong khi hình tượng nghệ thuật là căn cứ tin cậy nhất để người nghiên cứu có thể hiểu được phần nào tư tưởng nghệ thuật cũng như tài năng của nhà văn. Hơn nữa, thế giới nhân vật của Nguyễn Công Hoan lại rất phong phú với số lượng tác phẩm lớn - ở đó hội tụ đầy đủ những nét dáng cuộc đời. Qua nhân vật ta có thể thấy được sự am hiểu sâu sắc, tinh tế của nhà văn về cuộc sống xã hội và con người Việt Nam trong những năm đen tối trước cách mạng. Đó là những lí do thúc đẩy chúng tôi viết chuyên luận này.




2- Lịch sử vấn đề:


Nguyễn Công Hoan gây được sự chú ý của dư luận ngay từ khi những truyện ngắn đầu tiên ra đời. Sau khi tập truyện Kép Tư Bền xuất bản 1935 truyện ngắn của ông ngày càng được chú ý, quan tâm của giới nghiên cứu. Từ đó đến nay nhiều công trình tìm hiểu, đánh giá nội dung -hình thức biểu hiện, cách đánh giá bút pháp miêu tả nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan vẫn là chủ yếu. Những bài nghiên cứu, đánh giá về tiểu thuyết chỉ nằm xen kẽ trong nhận định chung cụ thể. Sau đây là một số nhận định, đánh giá mà chúng tôi thống kê được có liên quan đến nhân vật trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan trước cách mạng, chia làm hai thời kì.

2.1: Trước cách mạng:
Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu chú ý về truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Phê bình Kép Tư Bền in trong báo Bắc HàT8/1935 Trần Hạc Đình viết: “ Cái biệt tài viết tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan chỉ có ở trong truyện ngắn . Nguyễn Công Hoan là nhà văn ưa tả, ưa vẽ cái xấu xa, hèn mạt, đê tiện của một hạng ngưòi xưa nay vẫn đeo cái mặt lạ giả dối. Ông không hề có tỉ mỷ, lôi thôi như phần nhiều các nhà văn tả chân. Vậy mà từ một lời nói, từ một cử chỉ của những nhân vật trong truyện đều như chép nguyên sự thực. Ông làm “sống” một cách linh động những nhân vật”.
Hải Triều-nhà phê bình đương thời cho phái nghệ thuật vị nhân sinh cũng đã cảm nhận khá sâu sắc ý nghĩa của những vấn đề xã hội trong những truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan: “ Cái chủ trương nghệ thuật vị nhân sinh của tôi ngày nay đã được biểu hiện rõ bằng những bức tranh rất linh hoạt dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Nguyễn Công Hoan ”
Trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam, tác giả Nguyễn Trác nhận định: “truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là một tấn trò đời rộng rãi và phong phú. Ông chỉ cốt khám phá trong hiện thực những mâu thuẫn, những cảnh tương phản hoặc trái ngược nhau . Thế giới của Nguyễn Công Hoan là thế giới của những kẻ khốn khổ đáng thương”.
Tập thể tác giả cuốn Sơ thảo Lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945 nhận xét: “Ông sở trường về cách mô tả tư cánh hèn hạ, đê tiện hết chỗ nói của bọn quan lại sâu mọt, bọn nha lại hãnh tiến giàu có sang trọng và khinh người”.
Thiếu Sơn nhận xét: “Cái đặc sắc của Nguyễn Công Hoan là ở chỗ ông biết quan sát những cái chung quanh mình, biết kiếm ra truyện tức cười, biết vẽ người bằng những nét vẽ ngộ nghĩnh, thần tình. Biết vấn đáp bằng những giọng hoạt kê lí thú và biết kết cấu thành những tấn bi hài kịch”- Phê bình Kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoan 1935.
Đặc biệt Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại NXB Thăng Long 1944 đã có ý kiến sắc sảo chỉ ra những ưu, nhựơc điểm về nhân vật của Nguyễn Công Hoan “Ông tả đủ hạng người trong xã hội nhưng ít khi ông tả những ý nghĩ của họ nhất là những điều u uẩn của họ thì không bao giờ ông đả động đến. Bao giờ ông cũng đặt họ vào những khuôn riêng, đó là khuôn lễ giáo hay phong tục mà họ đã ra trò với những bộ mặt phường tuồng của họ”.
Vũ Ngọc Phan còn nhận xét rất sâu sắc và xác đáng về cây bút Nguyễn Công Hoan ở hai thể loại: ”Người ta nhận thấy Nguyễn Công Hoan sở trường về truyện ngắn hơn truyện dài. Trong các truyện dài nhiều chỗ lúng túng rồi ông kết thúc giản dị quá, không xứng với một truyện to tát ông dựng. Trái lại ở truyện ngắn ông tỏ ra là một người kể truyện có duyên. Phần nhiều truyện ngắn của ông linh động lại có nhiều cái bất ngờ, làm cho người đọc khoái trá vô cùng. Những truyện ngắn của ông tiêu biểu cho một thứ văn rất vui, thứ văn mà có lẽ từ ngày nước Việt Nam có tiểu thuyết viết theo lối mòn người ta chỉ thấy ở ngòi bút của ông thôi. ”
Có thể thấy Vũ Ngọc Phan là một trong số ít những nhà nghiên cứu trước cách mạng nhìn nhận một cách thấu đáo về nhân vật cũng như ngòi bút xây dựng truyện của Nguyễn Công Hoan.
Như vậy từ những năm đầu tiên của quá trình nghiên cứu nhân vật trong truyện của Nguyễn Công Hoan đã được chú ý .

2.2: Sau cách mạng tháng Tám đến nay:
ở miền Bắc đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan song chủ yếu vẫn là mảng truyện ngắn . PGS Lê Thị Đức Hạnh là người dành nhiều tâm huyết nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan và đã công bố nhiều công trình nhất về truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Trong cuốn Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. NXB Khoa học - xã hội 1979 tác giả đã chia quá trình viết truyện ngắn của nhà văn thành 5 thời kì.
Theo tác giả thời kì 1929-1935 Nguyễn Công Hoan viết theo 3 chủ đề;
- Tố cáo, lên án những bọn chuyên sống bằng cách áp bức, bóc lột những người nghèo khổ.
- Miêu tả những cảnh khổ cực của người nông dân và của ngững người nghèo khác như kép hát, đi ở, phu xe .
- Phê phán những hạng người tuy không phải là tư sản nhưng nhờ đế quốc mà phong lưu, ảnh hưởng lối sống tư sản đồi truỵ ở Châu Âu.

Thời kì 1936-1939: Nguyễn Công Hoan đã có những truyện châm biếm, đả kích cả tên đầu sỏ phong kiến rồi tên thực dân Pháp, cả những vấn đề chiến tranh chống phát xít. Đối với tầng lớp lao động ông đã có những truyện viết về công nhân.
Thời kì 1940-1945: Ngòi bút Nguyễn Công Hoan tuy phần nào biểu lộ sự bất bình, tố cáo những hiện tượng áp bức nhưng do những khó khăn khách quan và cả chủ quan nên mặt tiến bộ của nhà văn không phát triển được, còn mặt tiêu cực thì lại có dịp được bộc lộ. Đó là tư tưởng vốn có của nhà văn, cộng với ảnh hưởng một cách không tự giác của chủ trương không phục cổ của thực dân phát xít. Tác giả có một nhận định chung. ” với Nguyễn Công Hoan thì chỗ mạnh nhất của ông là miêu tả nhân vật phản diện, tức bọn quan lại, địa chủ, cường hào với bao điều xấu xa, dơ dáng của xã hội cũ “ . cách miêu tả nhân vật là miêu tả trong sự đối lập giữa hai sự vật, bản chất khác nhau, giữa bản chất - hiện tượng, giữa nội dung - hình thức”.
Tác giả Nguyễn Đức Đàn trong Mấy vấn đề văn học hiện thực phê phán Việt Nam. NXB khoa học xã hội 1968, đã nhận xét về thế giới nhân vật trong những tác phẩm của Nguyễn Công Hoan như sau: “Với một số lượng khá lớn như vậy . truyện ngắn Nguyễn Công Hoan hợp thành một bức tranh rộng lớn khá đầy đủ về xã hội cũ. Hầu hết trong xã hội thực dân phong kiến đều có mặt: nông dân, công nhân, tiểu tư sản, trí thức làm các nghề tự do như thầy thuốc, làm báo, nhà văn, nhà giáo, các nghệ sĩ, rồi tư sản, nhà buôn, nhà thầu khoán, địa chủ, quan lại, cường hào, nghị viên, công chức, học sinh, cô đào, nhà thổ, đứa ở, phu xe, kẻ cắp, anh hát xẩm, chị bán hàng rong, binh lính, bồi bếp . từ các giai cấp bị áp bức, bóc lột, các giai cấp thống trị và các tầng lớp trung gian cho đến những người ở dưới đáy của một xã hội hết sức phức tạp”.
Trong một bài nghiên cứu Phan Cự Đệ cũng đã chỉ ra những đóng góp và hạn chế: ” . truyện của Nguyễn Công Hoan có nhiều nét gần gũi với truyện cười dân gian . Chú ý xây dựng cốt truyện hơn là xây dựng tính cách nhân vật”.
Trong lời giới thiệu Truyện ngắn Việt Nam 1930-1945 nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung đã nhấn mạnh về tài năng cuả Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn “truyện ngắn cuả Nguyễn Công Hoan là hiện tượng chưa từng có tới hai lần trong văn học Việt Nam’. Tính chất trào phúng ở Nguyễn Công Hoan là thuộc về ‘năng khiếu thiên bẩm”là sự kế thừa truyền thống trào phúng của văn học dân tộc.
Trong giai đoạn hiện nay các công trình nghiên cứu của GS Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Hoành Khung đã để tâm nhiều đến tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan. GS Nguyễn Đăng Mạnh viết: “Hầu hết truyện ngắn và truyện dài của Nguyễn Công Hoan đều xoay quanh sự đối chọi giữa kẻ giàu và người nghèo. Một đằng chẳng làm gì cả mà ăn ngập mày, ngập mặt không hết tiền, hết của. Một đằng thì vất vả đủ đường mà suốt đời đói rách”.
Nguyễn Hoành Khung trong: Văn học Việt Nam 1930 - 1945(tập 1) đã đi từ quá trình sáng tác tiểu thuyết trước cách mạng đến sau cách mạng của Nguyễn Công Hoan và dừng lại lâu hơn ở Bước đường cùng. Nguyễn Hoành Khung đã phát hiện phân tích và lý giải rất nhiều những vấn đề thuộc về nội dung cũng như nghệ thuật đầy sức thuyết phục. Đặc biệt ở phương diện nghệ thuật tác giả đã có những ý kiến sắc sảo chỉ ra những ưu nhược điểm về nhân vật Bước đường cùng: ”đã xây dựng thành công hai nhân vật chính Nghị Lại và Pha. Do cái nhìn xã hội tiến bộ gần với quan điểm giai cấp nhà văn đã thể hiện khá sâu sắc bản chất giai cấp bọn địa chủ và số phận người nông dân lao động.
Tuy vậy những hình tượng nhân vật này vẫn chưa có sức sống nội tại mạnh mẽ với một cá tính sắc nét . cây bút Nguyễn Công Hoan ít thành công trong việc xây dựng những tính cách có giá trị điển hình cao vừa có cá tính sắc nét vừa đa dạng, đầy đặn có sức sống nội tại tự thân. Chưa hoàn toàn vượt khỏi trình độ tư duy nghệ thuật của tiểu thuyết truyền thống”.
Về tiểu thuyết, nhìn chung các tác phẩm đã phản ánh được nhiều mặt của đời sống xã hội Việt Nam trước cách mạng dù viết bằng bút pháp hiện thực hay lãng mạn, đều có sức tố cáo . Nhiều nhà nghiên cứu đều thống nhất khặng định: ’Tiểu thuyết không phải là sở trường của Nguyễn Công Hoan”.
Trong dịp mừng thọ Nguyễn Công Hoan tròn 60 tuổi, nhìn lại chặng đường sáng tác của Nguyễn Công Hoan trong suốt 40 năm nhà văn Tô Hoài khái quát: ’Nếu ta nhẩm từ cái hồi mà lời văn bổng trầm khóc đứng, khóc ngồi đến thời kì văn chương sạch sẽ kiểu "Tự lực" thì lực lưỡng như một tay đô vật không có địch thủ. Từ Kiếp hồng nhan tới nay truyện ngắn, truyện dài Nguyễn Công Hoan sừng sững tạo thành một thế Tam Đảo, Ba Vì, hùng vĩ vượt qua hai thời kỳ tiến vào cách mạng tháng Tám”.
Gần đây cũng đã có rất nhiều những chuyên đề luận văn thạc sĩ tìm hiểu về văn chương Nguyễn Công Hoan về phương diện nghệ thuật, ngôn ngữ, phong cách . Đó là những công trình chúng tôi sơ bộ, thống kê có đề cập đánh giá đến nhân vật. Điều này giúp cho chúng tôi có những gợi ý quan trọng và có hướng khám phá về toàn bộ các yếu tố nghệ thuật tạo nên đặc điểm thế giới nhân vật trong luận văn này.


 

3. Nhiệm vụ và đóng góp của đề tài

3.1- Nhiệm vụ:
Luận văn đặt ra nhiệm vụ là tìm hiểu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan một cách hệ thống dưới góc độ thi pháp học. Từ đó tìm ra “cái riêng” của nhà văn trong sự đóng góp vào mảng văn học hiện thực và tiến trình phát triển của văn học dân tộc, cũng từ đó để hiểu thêm về ông qua lời khẳng định “Ông là một trong những người đặt viên gạch đầu tiên xây nền móng cho dòng văn xuôi hiện thực phê phán Việt Nam.
3.2- Đóng góp:
Lấy thế giới nhân vật trong truyện ngắn và một số tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan làm đối tượng nghiên cứu. Luận văn đã đi sâu vào đời sống tâm hồn, tính cách con người để “nắm bắt” được tư tưởng của nhà văn bởi nhân vật là yếu tố để nhà văn bộc lộ chủ đề, tư tưởng. Đồng thời qua nhân vật nhà văn muốn bày tỏ những quan niệm, suy tư trăn trở của mình trước thế sự, trước cuộc đời . Để từ đó chúng ta nhận ra quan điểm nhân sinh mới mẻ, nhận ra con người, cá tính Nguyễn Công Hoan trong văn học.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu chủ yếu của chúng tôi tập trung tìm hiểu hầu hết là những nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và hai cuốn tiểu thuyết Ông chủ và Bước đường cùng bởi vì trong di sản văn học đồ sộ mà Nguyễn Công Hoan để lại, thể loại truyện ngắn được ông viết thành công nhất tạo nên gương mặt độc đáo của nhà văn.

Tiểu thuyết Bước đường cùng cũng đã có những thành công nhất định. So sánh ở hai thể loại với những tác giả cùng thời để thấy được những thành công và hạn chế của ông trong việc xây dựng nhân vật. Qua đó giúp chúng tôi có một cái nhìn đầy đủ hơn về quá trình sáng tạo những hình tượng nghệ thuật của ông.

5. Phương pháp nghiên cứu

1- Phương pháp phân tích nhân vật theo loại hình.
2- Phương pháp hệ thống, liệt kê, so sánh, đối chiếu.

6. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận



Luận văn chia 3 chương lớn:
Chương I: Từ quan niệm nghệ thuật về con người đến thế giới nhân vật trong sáng tác trước cách mạng của Nguyễn Công Hoan.
Chương II: Nhân vật và bức tranh hiện thực đời sống trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan
Chương III: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan.


Tài liệu tham khảo


1- Lê Thị Bình: Nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước cách mạng: Luận văn thạc sĩ trường ĐHSP Hà Nội 1997
2- Nguyễn Đình Chú: Khái quát về văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng 8-1945. NXB giáo dục 1998.
3- Chu Thị Kim Chung: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Khái Hưng: Luận văn thạc sĩ trường ĐHSP Hà Nội 2003
4- Trần Ngọc Dung: Ba phong cách truyện ngắn trong văn học Việt Nam thời kỳ đầu những năm 1930 - 1945 Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao. Luận văn thạc sĩ trường ĐHSP Hà Nội 1992
5- Lò Thị Duyên: Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuận truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan trước cách mạng tháng 8. Luận văn thạc sĩ trường ĐHSP Hà Nội 1998
6- Nguyễn Đức Đàn: Mấy vấn đề về văn học hiện thực phê phán Việt Nam. NXB khoa học xã hội 1968
7- Nguyễn Đức Đàn: Trào lưu chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam 1930 - 1945: Tạp chí văn học số 5
8- Nguyến Đức Đàn: Đặc điểm văn học hiện thực phê phán Việt Nam. NXB văn học 1964
9- Nguyễn Văn Đấu: Chất kịch trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan - tạp chí văn học số 5 - 1999
10- Phan Cự Đệ: Lời giới thiệu Tuyển tập truyện ngắn Việt Nam 1930 - 1945. NXB ĐH và TH chuyên nghiệp 1981
11- Phan Cự Đệ: Lời giới thiệu “Tuyển tập Nguyễn Công Hoan”, (tập 1) NXB văn học Hà Nội 1983
12- Phan Cự Đệ: Nguyễn Công Hoan - Trong nhà văn Việt Nam 1945 - 1975 (tập 2). NXB ĐH và TH chuyên nghiệp Hà Nội 1983
13- Phan Cự Đệ: Văn học Việt Nam 1900 - 1945. NXB giáo dục Hà Nội 1999
14- Phan Cự Đệ: Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. NXB giáo dục 2001
15- Phan Cự Đệ: Văn học Việt Nam thể kỷ 20. NXB giáo dục Hà Nội 2004
16- Hà Minh Đức: Văn học Việt Nam hiện đại. NXB Hà Nội 1998
17- Hà Minh Đức: Nhà văn và tác phẩm. NXB văn học 1971
18- Nguyễn Minh Châu: Nhà văn Nguyễn Công Hoan - văn nghệ số 40- 1985 in lại trong "Trang giấy trước đèn". NXB khoa học xã hội Hà Nội 1994
19- Trương Chính: Bước đường cùng - Tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan. Tuần báo văn nghệ số 144 tháng 11 năm 1956
20- Trương Chính: Đọc “Tuyển tập Nguyễn Công Hoan”. Tuần báo văn nghệ số 48 năm 1985
21- Lê Thị Đức Hạnh: “Ông chủ” một tác phẩm hay của Nguyễn Công Hoan về vấn đề nông dân trước cách mạng. Tạp chí văn học số 2 năm 1969
22- Lê Thị Đức Hạnh: ảnh hưởng của Đảng đối với sáng tác của Nguyễn Công Hoan trong thời kỳ mặt trận dân chủ . Tạp chí văn học số 1 - 1970
23- Lê Thị Đức Hạnh: Vấn đề nông dân và cuộc sống nông thôn trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan trước cách mạng. Tạp chí văn học số 6 -1970
24- Lê Thị Đức Hạnh: Sáng tác của Nguyễn Công Hoan sau cách mạng. Tạp chí văn học số 6- 1971
25- Lê Thị Đức Hạnh: Nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Tạp chí văn học số 5 -1975
26- Lê Thị Đức Hạnh: Nghệ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Tạp chí văn học số 4 - 1977
27- Lê Thị Đức Hạnh: Nguyễn Công Hoan sau cách mạng in trong “Tác gia văn xuôi Việt Nam hiện đại”. NXB khoa học xã hội Hà Nội 1977
28- Lê Thị Đức Hạnh: Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. NXB khoa học xã hội 1979
29- Lê Thị Đức Hạnh: Một nhà văn hiện thực lớn in trong “Nguyễn Công Hoan - nhà văn hiện thực lớn”. NXB hội nhà văn Hà Nội 1993
30- Lê Thị Đức Hạnh: “Bước đường cùng” lấy cảm hứng từ đâu. Báo Lao động số 46 - 1993
31- Lê Thị Đức Hạnh: Trà Cổ trong ký ức của Nguyễn Công Hoan. Phụ san văn nghệ tháng 2 - 1993
32- Lê Thị Đức Hạnh: Nguyễn Công Hoan - tài năng và nhân cách. Tạp chí tác phẩm mới số 12 - 1996
33- Lê Thị Đức Hạnh: Nhà văn Nguyễn Công Hoan. Tuần báo văn nghệ số 31 - 1997
34- Hà Thị Hoa: Tìm hiểu nguồn gốc, sức sống mạnh mẽ của truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan trước cách mạng. Luận văn thạc sĩ trường ĐHSP Hà Nội 1990
35- Nguyễn Công Hoan: Chân dung văn học. Trường viết văn Nguyễn Du Hà Nội 1992
36- Nguyễn Công Hoan: Đời viết văn của tôi. NXB hội nhà văn 1994
37- Nguyễn Công Hoan: Trên đường sự nghiệp. NXB hội nhà văn 1997
38- Nguyễn Công Hoan: Danh tiết. NXB thanh niên 1997
39- Nguyễn Công Hoan: Tơ vương. NXB thanh niên 1997
40- Nguyễn Công Hoan: Lá ngọc cành vàng. NXB thanh niên 1997
41- Nguyễn Công Hoan: Nhớ và ghi. NXB Hải Phòng 2000
42- Nguyễn Công Hoan: Bước đường cùng. NXB Đồng Nai 2000
43- Nguyễn Công Hoan - Nguyễn Tuân: Phê bình - bình luận văn học. NXB tổng hợp Khánh Hoà - Vũ Tiến Quỳnh tuyển chọn.
44- Nguyễn Công Hoan: Tác giả - tác phẩm. NXB giáo dục 2002
45- Nguyễn Khắc Hiếu: Phê bình câu truyện Ngựa người và Người ngựa. Thanh Nghệ Tĩnh tuần báo số 2 - 1935
46- Trần Văn Hiếu: Chất trí tuệ của tiếng cười và óc châm trọc tinh quái của Nguyễn Công Hoan. Tạp chí văn học số 2 - 1999
47- Trần Đình Hượu - Lê Trí Dũng: Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 - 1930. NXB đại học và TH chuyên nghiệp Hà Nội 1988
48- Tô Hoài: Người bạn đọc ấy. In lại trong Tác giả - tác phẩm. NXB giáo dục 2002
49- Tô Hoài: Ngòi bút Nguyễn Công Hoan lực lưỡng, dũng khí, lạ lùng. In lại trong Tác giả - tác phẩm NXB giáo dục Hà Nội 2002
50- Hội nhà văn: Nguyễn Công Hoan - nhà văn (1903-1977). Trích trong Nhà văn Việt Nam hiện đại. NXB hội nhà văn Hà Nội 1997
51- Nguyên Hồng: Thư Nguyên Hồng gửi Nguyễn Công Hoan nhân dịp Nguyễn Công Hoan tròn 60 tuổi. In lại trong Tác giả - tác phẩm. NXB giáo dục 2002
52- Nguyễn Hoành Khung: Bước đường cùng trong từ điển văn học (tập 1). NXB khoa học và xã hội Hà Nội 1984
53- Nguyễn Hoành Khung: Nguyễn Công Hoan trong từ điển văn học (tập 2). NXB khoa học xã hội Hà Nội 1984
54- Nguyễn Hoành Khung: Lời giới thiệu truyện ngắn 1930 - 1945 (tập 1). NXB giáo dục Hà Nội 1990
55- Ba Ky: Phê bình “Lá ngọc cành vàng” của Nguyễn Công Hoan. Báo Bắc Hà số 12 - 1935 in lại trong Tác giả - tác phẩm. NXB giáo dục 2002
56- Phong Lê: Nguyễn Công Hoan in trong “Văn và Người”. NXB văn học Hà Nội 1976
57- Phong Lê: Một đời văn lực lưỡng. Tạp chí văn học số 6 - 1993 in lại trong Nguyễn Công Hoan Tác giả - tác phẩm. NXB giáo dục 2002
58- Phương Lựu - Trần Đình Sử: Lý luận văn học. NXB giáo dục 2003
59- Hoàng Như Mai: Lời giới thiệu Nguyễn Công Hoan trong tác phẩm Trên đường sự nghiệp. NXB hội nhà văn 1997
60- Nguyễn Đăng Mạnh: Đọc lại truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan. In lại trong Nhà văn - tư tưởng và phong cách. NXB văn học Hà Nội 1983
61- Nguyễn Đăng Mạnh: Tổng tập văn học Việt Nam (Phần khải luận). NXB khoa học xã hội Hà Nội 1981
62- Nguyễn Đăng Mạnh: Lịch sử văn học Việt Nam (tập 5- chương 7). NXB giáo dục 1978
63- Nguyễn Đăng Mạnh: Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam. NXB đại học Quốc gia Hà Nội 1999.
64-Nguyễn Đăng Mạnh: Dẫn luận nghiên cứu tác gia văn học. Trường ĐHSP Hà Nội 1993
65- Nguyễn Đăng Mạnh: Nhà văn- tư tưởng và phong cách. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2001.
66- Nguyễn Đăng Mạnh: Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn. NXB giáo dục 2006.
67- Lê Minh: Lời nói đầu - Chân dung văn học. Trường viết văn Nguyễn Du xuất bản 1992
68- Lê Minh: Sức trẻ một cây bút. In lại trong Nguyễn Công Hoan - nhà văn hiện thực lớn. NXB hội nhà văn Hà Nội 1993.
69- Lê Minh: Nguyễn Công Hoan- nhà văn hiện thực lớn (sách sưu tầm, biên soạn) . NXB hội nhà văn 1993.
70- Jan Mucka: Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn của Sê khốp
71- Nam Mộc: Đọc lại “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan. In lại trong tiểu thuyết Bước đường cùng. NXB Đồng Nai 2002.
72- Tú Mỡ: Thư Tú Mỡ gưỉ Nguyễn Công Hoan. In trong Nguyễn Công Hoan- nhà văn hiện thực lớn. NXB hội nhà văn Hà Nội 1993.
73- Tú Mỡ: Mừng bác Nguyễn Công Hoan 70 tuổi (Một bài thơ) . In trong Nguyễn Công Hoan nhà văn hiện thực lớn. NXB hội nhà văn Hà Nội 1993, in lại trong Tác giả - tác phẩm. NXB giáo dục 2002.
74- Đào Thị Hằng Nga: Một số nét nghệ thuật xây dựng nhân vật của Bernard Rieux. Luận án phó tiến sĩ trường ĐHSP Hà Nội 1988.
75- Đào Thị Nguyên: Nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Khải. Luận án phó tiến sĩ trường ĐHSP Hà Nội 1985.
76- Vương Trí Nhàn: Nguyễn Công Hoan và lý luận - nhân đọc hỏi truyện các nhà văn. Văn nghệ 19. T08/1978.
77- Vương Trí Nhàn: Những cái nháy mắt tinh nghịch. In trong “Cánh bướm và đoá hướng dương”. NXB Hải Phòng 1999.
78- Vũ Ngọc Phan: Nguyễn Công Hoan và những truyện ngắn của anh. Tác phẩm mới số 24 - 1973.
79- Vũ Ngọc Phan: Thương tiếc Nguyễn Công Hoan - Nhà văn hiện thực lớn. Báo nhân dân ngày 17/06/1977.
80- Thiếu Sơn: Phê bình “Kép Tư Bền”. In lại trong Tác giả - tác phẩm . NXB giáo dục Hà Nội 2002.
81-Trần Đình Sử: Tuyển tập những công trình thi pháp học(tập 2). NXB giáo dục-2005
82- Trần Đình Sử: Giáo trình dẫn luận thi pháp học. NXB giáo dục 2005
83-Trần Đình Sử-Nguyễn Thanh Tú: Thi pháp trào phúng Nguyễn Công Hoan. NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội 2001.
84- Trần Đăng Suyền: Nhà văn, hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo. NXB văn học 2004.
85- Trần Đăng Suyền: Văn học Việt Nam thế kỷ XX (tập 2). NXB ĐHSP Hà Nội 2004.
86-Thành Đức Bảo Thái: Nghệ thuật xây dựng trong truyện ngắnViệt Nam từ đầu thế kỷ XXđến 1945(Khảo sát qua 3 tác giả Nguyễn Công Hoan-Thạch Lam - Nam Cao). Luận văn thạc sĩ trường ĐHSP Hà Nội1999.
87-Hoài Thanh: Nhân xem quyển Kép Tư Bền - Nguyễn Công Hoan nhà văn có nhiều triển vọng. In lại trongNguyễn Công Hoan tác giả-tác phẩm. NXB giáo dục 2002.
88- Bùi Viết Thắng: Nguyễn Công Hoan-văn và người. In trong Các nhà văn được giải thưởng Hồ Chí Minh. NXB hội nhà văn. Hà Nội 1997.
89-Hải Triều: Kép Tư Bền-Một tác phẩm thuộc về cái trào lưu nghệ thuậtvị nhân sinh ở nước ta. In lại trong Nguyễn Công Hoan-tác giả-tác phẩm. NXB giáo dục Hà Nội 2002.
90-Nguyễn Thanh Tú: Chất hài trong câu văn Nguyễn Công Hoan. Tạp chí ngôn ngữ số 1-1995
91-Nguyễn Thanh Tú: Lời văn mỉa mai trong Đồng hào có ma của Nguyễn Công Hoan. Báo giáo dục và thời đại T9/1995.
92-Nguyễn Thanh Tú: Lối gây cười trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Ngôn ngữ và đời sống số 1/1996.
93-Nguyễn Thanh Tú: Lời văn song điệu trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Tạp chí THPTsố 11T9/1996.
94-Nguyễn Thanh Tú: Kịch hoá trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Tuần báo khoa học của các trường đại học. Hà Nội 1996.
95-Lê Thị Vân: Nhân vật trong tiểu thuyết hiện thực Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945. Luận án tiến sĩ ngữ văn Hà Nội 2005
96-Viện văn học: Sáng tác của Nguyễn Công Hoan trước cách mạng (trong Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam1930-1954). NXB văn học Hà Nội 1964. In lại trong Nguyễn Công Hoan tác giả- tác phẩm. NXB giáo dục 2002.

Xem toàn bộ https://docs.google.com/file/d/0B2stK1wD-8HLZ3RGT2hvR21sQ1E/edit