Ads 468x60px

.

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

TRÚC HÀ - Một ngọn bút mới - ông Nguyễn Công Hoan


Mời nghe đọc tại Trung Tâm Vì Người Mù Sao Mai - Người đọc: Nguyên Lộc.



NGUYỄN CÔNG HOAN CÂY BÚT HIỆN THỰC XUẤT SẮC
Phần I: Nguyễn Công Hoan - Nhà văn hiện thực lớn, bậc thầy truyện ngắn trào phúng.


MỘT NGỌN BÚT MỚI -
ÔNG NGUYỄN CÔNG HOAN

TRÚC HÀ

 

Từ mục "Xã hội ba đào ký" xuất hiện trên mặt Annam tạp chí thì những ai là độc giả tất đã nhận thấy một ngọn bút mới: ngọn bút ông Nguyễn Công Hoan.
Trong mục ấy, ông chép những cảnh ba đào trong xã hội, lối viết văn theo thể tiểu thuyết, ngoài ra ông còn soạn nhiều bài đoản thiên tiểu thuyết khác.
Không réo rắt như một khúc đàn, không nhẹ nhàng như một bài thơ, không "man mác như gió thổi mặt nước", không "bóng bẩy như cành hoa trong gương”, văn ông có cái hay, rõ ràng, sáng sủa, thiết thực, hơi văn nhanh và gọn. Lời văn hàm một giọng trào phúng, lại thường hay đệm vào một vài câu hoặc một vài chữ có ý khôi hài, bông lơn thú vị. Như trong bài Oẳn tà roằn, Annam tạp chí số 12 - kể cái lo của một đôi tình nhân khi quá cả nể:
"Hai vẻ mặt cùng lo, nhưng hai cái lo khác nhau. Ả thì lo vì quá nhẹ dạ, nên phải nặng lòng, cái khối lo nó nằm co ở trong bụng. Cậu P.H lo vì vô tình định thoả bụng muốn, bây giờ phải cố tình đẩy cái không muốn ra".
Hay tả bộ dạng anh kéo xe:
"Anh xe kéo giờ, cho nên cũng chỉ chạy "dưỡng lão" thôi, đít nhổm mạnh mà bước ngắn, vì thì giờ là tiền bạc, chậm phút nào tiền phút ấy."
Người ngựa và ngựa người (Nam phong số 18)
Hoặc là cười một anh học trò biếng học mà mê gái như trong bài Bố anh ấy chết:
"Thi đến nơi rồi mà anh chẳng lo lắng gì cả, chỉ nay trả lời cái thư tim tím, mai học thuộc cái thư hồng hồng".
(Annam tạp chí số 29)
Ấy đại khái những bài văn đã đăng trong Annam tạp chí trước sau đều có ý khôi hài, giọng trào phúng như thế dầu là câu chuyện nó thương tâm thế nào, trong khi đọc văn cũng phải buồn cười, nhưng mà cái cười đắng cay chua chát, theo sau nụ cười thường là cái buồn ngấm ngầm trong tâm hồn. Như bài Ngựa người và người ngựa, kể "cái vết ba đào của cảnh
phu xe trong kiếp ngựa người, tình cờ bị vạ lây với cái bước ba đào của cảnh giang hồ trong kiếp người ngựa..." đọc qua rất lấy làm buồn cười, đọc xong lại thấy cảm động vô hạn. Tiếc rằng không thể trích lấy một đoạn nào được, chỉ phải đọc trọn bài mới lĩnh hội hết lý thú, cái lý thú ở trên lời nói của các nhân vật trong truyện, lối văn vấn đáp viết được tự nhiên linh hoạt lắm, hoặc giọng nói nghiêm trang hoặc lả lơi, hoặc nài nỉ hay mắng mỏ, giọng nào ra giọng ấy, người nào ra người ấy như đứng trước cảnh thực vậy.

Ông có xuất bản quyển Kiếp hồng nhan, một tập đoản thiên tiểu thuyết mà Kiếp hồng nhan là câu chuyện đầu, trong ấy có nhiều bài như: Sóng vũ môn, Tri kỷ trần ai, Không biết sướng... ngụ ý sâu xa về sự đời, truyện đọc có hứng thú lắm.



(Trích trong bài "Lược thảo về sự tiến hóa của quốc văn trong lối viết tiểu thuyết", Nam phong, tháng 7-1932)






Nam phong 176, tháng 9/1932, tr 38-39/120 (246-247)

0 comments:

Đăng nhận xét

[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉