Trách nhiệm đạo đức xã hội của người cầm bút
Minh Hải
Trích
Văn học và xã hội
Văn học bắt nguồn từ đời sống xã hội, chịu sự chi phối của những điều kiện kinh tế xã hội cụ thể. Văn học phản ánh thực tại đời sống, nó là một hình thái ý thức xã hội. Không có thứ văn học nào đứng ngoài xã hội, chính trị, kinh tế.
Để định giá tác phẩm văn học và định vị những đóng góp của chủ thể sáng tạo đối với lịch sử văn học dân tộc, không thể không xét tới chức phận của nó đối với cái xã hội sinh ra nó, mang lại ý nghĩa cho nó.
Chức năng của văn học trước hết là phục vụ xã hội, phục vụ nhân dân, dân tộc. Lý giải nét đặc sắc và sức sống của văn chương Nguyễn Công Hoan, trong một bài viết cách nay 30 năm, Nguyễn Minh Châu cho rằng: Ở cái buổi giao thời biết bao sự mời gọi tưởng rất khó cưỡng nổi của văn hóa ngoại lai, đứng trước nguy cơ bật gốc trốc rễ hồi đầu thế kỉ XX, Nguyễn Công Hoan là một cây bút giàu bản lĩnh.
Bài học kinh nghiệm mà cây bút trào phúng bậc thầy này để lại là: “đừng bao giờ lười biếng nằm ỳ ra trên trang viết như một sự tự khuôn định, và cũng đừng bao giờ để cho văn chương trở nên xa lạ với đời sống dân tộc mình”.
Ở trong con người nhà văn Nguyễn Công Hoan có một thứ “bản năng tinh thần dân tộc mạnh mẽ”, ông thường xuyên mô tả các nhân vật của mình “bằng ngôn ngữ dân tộc, bằng lối nói nôm na đầy ý vị của người Việt Nam”; “đối với một đời văn, cái đáng kể là những điều nhà văn ấy đã làm được cho đời”, Nguyễn Công Hoan là “người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng cho nền văn xuôi hiện thực phê phán”, ông “ra đời như một tác giả truyện cười dân gian, mà ngày xưa thời nào trong nông thôn ta cũng có”.
Để tạo ra cái mới, làm giàu thêm truyền thống văn học dân tộc, nhà văn có thể chỉ cần đi sâu vào văn hóa dân tộc mình, trở về với suối nguồn tư duy dân gian, ngôn ngữ dân gian, với lời ăn tiếng nói hàng ngày.
Để thực hiện chức phận đối với xã hội, văn học không chỉ tin tưởng vào con người, bênh vực con người, phê phán cái xấu, cảnh tỉnh người đọc, mà còn góp phần xác lập, duy trì và phát triển những chuẩn mực đạo đức trong xã hội hiện đại.
Thiên chức của nhà văn là tạo ra cái đẹp giàu giá trị thẩm mỹ và nhân văn. Qua hình tượng thẩm mĩ độc đáo, văn chương khơi gợi ở người đọc những cảm xúc nhân văn, dẫn dắt người đọc đến chân trời mĩ cảm cao đẹp.
Nhưng để làm tốt trách nhiệm đối với xã hội, trước hết nhà văn phải làm tốt trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm đối với những gì mình viết ra, với bạn đọc của mình, đối với chính nghề viết của mình.
Nhà văn phải thành thực với bản thân và trung thực với sự thật.Trách nhiệm đạo đức xã hội của người cầm bút
Nhiều giá trị cốt lõi, đức tính tốt đẹp của dân tộc chịu sự tác động tiêu cực của cơ chế thị trường và bối cảnh hội nhập; đạo đức ngành y xuống dốc khiến nhiều người phẫn nộ; đạo đức học đường trở thành vấn đề đáng lo ngại của cả xã hội;
đạo đức gia đình, những giá trị truyền thống đẹp đẽ của gia đình bị băng hoại; nhiều người trẻ thiếu lý tưởng, sống ích kỉ, thực dụng, thích hưởng thụ, đua đòi, lệch lạc; không ít người ở độ tuổi trưởng thành cũng sống thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội;
hiện tượng máu lạnh giết người không ghê tay, mất hết nhân tính có chiều hướng gia tăng, lương tâm con người bị bào mòn, ngày càng nhiều hiện tượng vô cảm, thờ ơ trước số phận ngang trái, nỗi đau của con người; sự suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống, tư tưởng của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên làm suy giảm niềm tin của quần chúng nhân dân...
[...]
Văn học và xã hội
Văn học bắt nguồn từ đời sống xã hội, chịu sự chi phối của những điều kiện kinh tế xã hội cụ thể. Văn học phản ánh thực tại đời sống, nó là một hình thái ý thức xã hội. Không có thứ văn học nào đứng ngoài xã hội, chính trị, kinh tế.
Để định giá tác phẩm văn học và định vị những đóng góp của chủ thể sáng tạo đối với lịch sử văn học dân tộc, không thể không xét tới chức phận của nó đối với cái xã hội sinh ra nó, mang lại ý nghĩa cho nó.
Chức năng của văn học trước hết là phục vụ xã hội, phục vụ nhân dân, dân tộc. Lý giải nét đặc sắc và sức sống của văn chương Nguyễn Công Hoan, trong một bài viết cách nay 30 năm, Nguyễn Minh Châu cho rằng: Ở cái buổi giao thời biết bao sự mời gọi tưởng rất khó cưỡng nổi của văn hóa ngoại lai, đứng trước nguy cơ bật gốc trốc rễ hồi đầu thế kỉ XX, Nguyễn Công Hoan là một cây bút giàu bản lĩnh.
Bài học kinh nghiệm mà cây bút trào phúng bậc thầy này để lại là: “đừng bao giờ lười biếng nằm ỳ ra trên trang viết như một sự tự khuôn định, và cũng đừng bao giờ để cho văn chương trở nên xa lạ với đời sống dân tộc mình”.
Ở trong con người nhà văn Nguyễn Công Hoan có một thứ “bản năng tinh thần dân tộc mạnh mẽ”, ông thường xuyên mô tả các nhân vật của mình “bằng ngôn ngữ dân tộc, bằng lối nói nôm na đầy ý vị của người Việt Nam”; “đối với một đời văn, cái đáng kể là những điều nhà văn ấy đã làm được cho đời”, Nguyễn Công Hoan là “người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng cho nền văn xuôi hiện thực phê phán”, ông “ra đời như một tác giả truyện cười dân gian, mà ngày xưa thời nào trong nông thôn ta cũng có”.
Để tạo ra cái mới, làm giàu thêm truyền thống văn học dân tộc, nhà văn có thể chỉ cần đi sâu vào văn hóa dân tộc mình, trở về với suối nguồn tư duy dân gian, ngôn ngữ dân gian, với lời ăn tiếng nói hàng ngày.
Để thực hiện chức phận đối với xã hội, văn học không chỉ tin tưởng vào con người, bênh vực con người, phê phán cái xấu, cảnh tỉnh người đọc, mà còn góp phần xác lập, duy trì và phát triển những chuẩn mực đạo đức trong xã hội hiện đại.
Thiên chức của nhà văn là tạo ra cái đẹp giàu giá trị thẩm mỹ và nhân văn. Qua hình tượng thẩm mĩ độc đáo, văn chương khơi gợi ở người đọc những cảm xúc nhân văn, dẫn dắt người đọc đến chân trời mĩ cảm cao đẹp.
Nhưng để làm tốt trách nhiệm đối với xã hội, trước hết nhà văn phải làm tốt trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm đối với những gì mình viết ra, với bạn đọc của mình, đối với chính nghề viết của mình.
Nhà văn phải thành thực với bản thân và trung thực với sự thật.Trách nhiệm đạo đức xã hội của người cầm bút
Nhiều giá trị cốt lõi, đức tính tốt đẹp của dân tộc chịu sự tác động tiêu cực của cơ chế thị trường và bối cảnh hội nhập; đạo đức ngành y xuống dốc khiến nhiều người phẫn nộ; đạo đức học đường trở thành vấn đề đáng lo ngại của cả xã hội;
đạo đức gia đình, những giá trị truyền thống đẹp đẽ của gia đình bị băng hoại; nhiều người trẻ thiếu lý tưởng, sống ích kỉ, thực dụng, thích hưởng thụ, đua đòi, lệch lạc; không ít người ở độ tuổi trưởng thành cũng sống thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội;
hiện tượng máu lạnh giết người không ghê tay, mất hết nhân tính có chiều hướng gia tăng, lương tâm con người bị bào mòn, ngày càng nhiều hiện tượng vô cảm, thờ ơ trước số phận ngang trái, nỗi đau của con người; sự suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống, tư tưởng của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên làm suy giảm niềm tin của quần chúng nhân dân...
[...]
Minh Hải
0 comments:
Đăng nhận xét
[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉