Nguyễn Công Hoan –
Một tài năng, một nhân cách lớn
Lê Thị Đức Hạnh
Ngay từ nhỏ, Nguyễn Công Hoan đã là một cậu bé thông mình, hóm hỉnh, thích khôi hài, chế giễu mà cũng tinh nghịch, táo bạo. Được sống trong một gia đình quan lại, nho học, nề nếp, nhưng cậu bé Hoan vẫn bất chấp mình là con cháu nhà quan phải nghiêm chỉnh, mực thước, mà thích la cà, đùa tếu với bọn lính cơ, lính lệ trong huyện. Lớn hơn một chút cậu bắt chước cả Môlie để làm hài kịch. Từ những màn ngắn do "diễn viên cương ra những câu nói nhảm" phỏng theo truyện tiếu lâm để chế giễu bọn thày bói, thày cúng, đến hài kịch lấy đề tài từ những thói hư, tật xấu của những người xung quanh để nhạo báng.
Nguyễn Công Hoan hào hứng soạn kịch và diễn kịch
Hết chuyện gần đến chuyện xa, tất cả đều do mọi người kể cho nghe. Tiếng tăm của "Đoàn kịch" lan truyền. Thế là lính tráng và nhũng người ngoài phố kéo vào nhà học để xem các cậu diễn trò. Cho đến một tối kia, Nguyển Công Hoan đang đường bệ với vai vua thì người bác xuất hiện. Vua sợ run bắn, nhưng không dám chạy, cứ đứng như trời trồng, khán giả thì hoảng hồn chạy toán loạn. Từ đó, đoàn kịch giải tán và cái chính là vì hết hè, Nguyễn Công Hoan phải lên Hà Nội học tiếp. Tiếng là đi học, nhưng Nguyễn Công Hoan để thời gian học ngoài đời nhiều hơn học trong sách vở.
Vốn thông mình nên chỉ nghe giảng trong lóp đã gần thuộc, nếu bài mà phải đọc, bài khó thì trên đường đến trường, Nguyễn Công Hoan nhẩm đọc, còn bài dễ thì nghe vài người đọc trước cũng đủ thuộc. Nhưng bệnh lười và liều lĩnh có khi cũng bị lật tẩy. Một lần, phải làm bài văn "Tả một đêm trăng trên hồ Tây", Nguyễn Công Hoan liền mở Đông dương tạp chí chép nguyên xi "Đêm trăng thú chơi thuyền trên hồ Tây" của Phan Kế Bính đến câu "mấy đóa hoa nở muộn mà lá vẫn còn xanh tốt" cậu học sinh không hiểu "nỏ muộn" là gì cứ viết đúng như thế. Đến khi chấm bài, cụ giáo nhẹ nhàng bảo: "Đây là chữ muộn chứ không phải muộm, nhà in xếp sai đấy, anh không đoán ra à?" Cậu học trò Hoan mới tái mặt.
Ngay khi đã học trưòng Nam sư phạm, chuẩn bị để ra làm một ông thầy mà Nguyễn Công Hoan vẫn không bỏ được lối học quấy quá. Như có lần đầu bài luận quốc văn là: "Ở đời anh có hy vọng gì?" Tất cả lớp, ai cũng làm những bài rất dài, duy có Nguyễn Công Hoan chỉ viết có mỗi một câu ngắn ngủn "Ở đời, tôi không có hy vọng gì cả" rồi đem nộp (Dựa theo Đời viết văn của tôi tr. 49 và 90) Ai mà đoán biết được rằng chính người thanh niên bạt mạng, chỉ làm bài văn có một câu lại đang mang trong mình đầy triển vọng văn chương và về sau có một tường lai rực rỡ, sáng ngời?
Vốn ham mê học trong cuốn sách cuộc đời, khi trưởng thành, đi dạy học lại phải thuyên chuyển hết nơi này đến nơi khác. Đối với mọi người thì đó là điều ngại, nhưng với Nguyễn Công Hoan thì lại như được thượng đế ban cho một ân huệ, có một cơ hội tốt để tích lũy vốn sống về nhiều mặt, nhất là những mặt xấu xa "đáng khôi hài" của xã hội đương thời mà một nhà giáo bình thường không dễ gì có được. Nghề dạy học vốn là một nghề lương thiện, hiền lành không làm hại ai, mà chỉ giáo dục cho thế hệ trẻ những điều hay, lẽ phải, những kiến thức cần thiết cho cuộc sống.
Nhà giáo nói chung thường được mọi người gần gũi, quý mến. Nguyễn Công Hoan lại là người giàu lòng nhân ái nên càng được phụ huynh học sinh tin yêu, cởi mở, dốc bầu tâm sự. Không những thế, nhiều bạn đọc xa gần biết tiếng Nguyễn Công Hoan, người thường viết về những nỗi đau của cuộc đời, những ngang trái bất công của xã hội nên những kẻ xấu xa, tồi tệ thì sợ khiếp vía kinh hồn, còn những người bị nhiều nỗi oan khiên, cay đắng thì lại tìm đến ông để bộc lộ, than thở, mong được ngòi bút nhà văn trút hộ họ những nỗi phẫn uất lên trang giấy.
Tâm trạng đau buồn, cay đắng của người phụ nữ trẻ đẹp Vũ Thị Trúc (chị họ Vũ Lạng), rồi cuộc đời "tự tử mà không chết được" của người bạn đọc ở Yên Mô, Ninh Bình là những kỷ niệm sâu sắc, xúc động trong đời viết văn của Nguyễn Công Hoan. Sống trong xã hội thực dân phong kiến nhan nhản những sự áp bức, bất công, những nỗi ai oán, đau lòng, những điều xấu xa, bỉ ổi thì một người có trực quan sắc bén, có tấm lòng trung thực, có lương tâm trong sạch như Nguyễn Công Hoan không thể không cảm thấy bực bội, ấm ức trong lòng.
Để giải tỏa những nỗi niềm ấy, không có cách nào khác hơn là viết văn châm biếm, đả kích chĩa mũi nhọn vào những kẻ gây ra những điều tàn nhẫn, bất nhân, phi lý trong xã hội, mà thủ phạm chính là bọn quan lại, là chế độ thực dân… nên Nguyễn Công Hoan thường bị đốc học trù ép, mật thám theo dõi, khám nhà, có lần cả hiến binh Nhật bắt. Các em và các con nhà văn lại bí mật hoạt động cách mạng, rồi những người thân trong gia đình lần lượt ra đi hoặc bị xích tay giải vào nhà tù đế quốc và hồi đầu kháng chiến chống Pháp, con trai đầu lòng của nhà văn đã hy sinh.
Cho nên, với ông từ trước đến sau, viết văn là để được giãi bày tâm sự, tỏ thái độ đối với cuộc sống, chứ không phải như nhiều người viết văn trước hết để được gọi là nhà văn. Ở Nguyễn Công Hoan có một cái gì giản dị, hồn nhiên đến tinh khiết khi ông nghĩ: "Chưa bao giờ tôi có định viết văn để được gọi là nhà văn" (ĐVVCT trang 105). Chính từ những nghĩ chân thành, xuất phát từ đáy lòng ấy mà Nguyễn Công Hoan sớm trở thành một nhà văn hơn ai hết (17 tuổi đã có truyện, 20 tuổi có sách được in), một nhà văn lớn, thực sự có tài năng.
Từ những đau khổ của đời người, đến những đau khổ của đời mình, những cảnh chung và riêng ấy càng khiến lòng ông quặn thắt.
Sinh thời, Nguyễn Công Hoan khi đọc bản thảo Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan của tôi, ông rất tâm đắc với nhận xét: "Cái tài của Nguyễn Công Hoan chính là biểu hiện cái tình của ông đối với cuộc sống". Bởi tôi nghĩ, nói đến tài năng của người nghệ sĩ thì trước hết phải nói tới con mắt và tấm lòng của họ (tất nhiên, chúng ta không thể coi nhẹ vấn đề năng khiếu nghệ thuật) vì trong cuộc sống phong phú, phức tạp, bộn bề, rối rắm, nhà văn nhìn thấy cái gì sâu sắc nhất, xúc cảm trước cái gì mãnh liệt nhất, và độ nóng của trái tim đến đâu?
Vào cuối những năm 20 và vài năm đầu những năm 30 của thế kỷ này, văn học ta chưa có sự đổi mới thật đáng kể. Các nhà văn, nhà thơ phần lớn đang còn quanh quẩn trong việc tìm đề tài, cảm hứng ở những gì quá quen thuộc như trăng, nước, gió, mây… ở những thứ đạo đức, luân lý, khuôn vàng, thước ngọc… lại được diễn đạt bằng lối văn cổ, nhiều câu biền ngẫu, du dương, trầm bổng, đầy những sáo ngữ, xa rời cuộc sống của đông đảo quần chúng.
Hoặc ngược lại, có vẻ đi sát gần cuộc sống hơn thì lại là không ít những áng văn lãng mạn, ủy mị, những mộng mơ, những gió nhẹ, mưa bay với những đôi mắt buồn đẫm lệ. Giữa lúc đó thì Nguyễn Công Hoan xuất hiện với hàng loạt sáng tác, phản ánh chân thực xã hội trên nhiều báo chí, dường như đơn độc, mò mẫm, tìm đường, vượt qua mọi chông gai, hiểm trở, nhanh chóng đạt tới chủ nghĩa hiện thực, mà bấy giờ còn gọi là "tả chân" hay "tả thực xã hội".
Nguyễn Công Hoan có niềm say mê văn chương, lại với sự sung sức của ngòi bút nên cùng một thời gian (1933- 1934) đã viết truyện dài Tấm lòng vàng cho báo Cậu ấm, Lá ngọc cành vàng cho Tiểu thuyết thứ bẩy, cả truyện ngắn cho báo Nhật tân. Ông viết ngày, viết đêm, có khi đến sưng cả mắt. Như ông từng nói: "Không có sự khêu gợi nào bứt tôi ra khỏi bàn giấy (ĐVVCT tr.378) cả đến mức con ốm đã đỡ chưa, ông cũng không biết, người giúp việc làm mấy tháng trong nhà, khi gặp ngoài đưòng, ông vẫn ngờ ngợ.
Sự nhiệt tình và niềm đam mê – đương nhiên phải có tài năng – đã tạo cho Nguyễn Công Hoan những kết quả tốt đẹp: được độc giả hâm mộ, bạn bè khen ngợi, nhiều nhà phê bình chú ý. Tiếc nỗi, ông chưa có quyển sách nào xuất bản thật đàng hoàng, chững chạc nên nhiều người muốn viết phê bình mà chưa viết được. Chỉ có Trúc Hà, người đầu tiên viết một đoạn dài trong bài Lược khảo về sự tiến hóa của quốc văn trong lối viết tiểu thuyết đăng trên Nam phong (1932) nói về truyện của Nguyễn Công Hoan.
Sau đó, có thêm một bài của Nguyễn Khắc Hiếu đăng trên Thanh Nghệ Tĩnh tuần báo (1934). Như thế quả là có đặc biệt, nhưng vẫn còn quá ít, nên nhiều người khuyên Nguyễn Công Hoan ra sách. Ông bèn chọn 15 truyện in thành tập Kép Tư Bền. Cuốn sách xuất bản tháng 6/1935 là một sự kiện lớn trong đời sống văn học lúc ấy, một ngòi thuốc nổ cho cuộc tranh luận "nghệ thuật vị nghệ thuât "và nghệ thuật vị nhân sinh" dấy lên mạnh mẽ. Đây là một cuộc tranh luận lớn và có ý nghĩa rất đáng kể trong văn học.
Tham gia chủ yếu là những người có tên tuổi như Hải Triều, Thiếu Sơn, Hoài Thanh… và nửa đầu năm 1935, họ cũng chỉ bàn luận trên lý thuyết, trên quan niệm nhiều hơn là đi vào tác phẩm cụ thể. Sau một thời gian tranh luận, năm đầu coi như kết thúc. Đến khi nhân có quyển Kép Tư Bền ra đời (tháng 6/35) thì màn hai lại tiếp tục ngay rất sôi nổi, lý thú. Hải Triều, nhà phê bình mác xít rất vui mừng khi tìm thấy ở truyện Nguyễn Công Hoan những minh chứng cụ thể, rõ ràng, làm sáng tỏ luận điểm của mình.
Bởi trong tập truyện, nhà văn đã đưa vào văn học nhiều lớp người, nhiều cuộc đời, nhiều tình huống với những cảnh sống hàng ngày, lắm lúc tưởng như bình thường, giản dị, nhưng nhiều khi lại ẩn chứa hoặc phơi bày những nỗi niềm, những tình cảnh khốn khổ, khốn nạn, hoặc quái gở, tởm lợm đến kinh khủng. Nhưng tất cả đều là bản chất của hiện thực muôn hình, nghìn vẻ. Người ta bắt gặp từ những người lao động là nông dân, công nhân, viên chức, kép hát, kéo xe, đi ở, ăn mày, ăn xin… cho đến tên vua bù nhìn, nhất là các loại quan lớn, quan bé rồi lính, cường hào, địa chủ, tư sản… và thoảng hoặc thấp thoáng bóng hình một tên thực dân.
Từ những cảnh sống lam lũ, lầm than, vắt mũi không đủ đút miệng đến những cuộc sống sa hoa, đàng điếm, dâm dật, lấy thịt đè người. Hết thảy đều xuất phát từ thực tế sinh động với những chi tiết sắc nhọn, nóng bỏng hơi thở cuộc sống và vượt lên trên các chi tiết ấy là cả một sự sống phong phú, rộng lớn ẩn náu ở bên trong. Với Nguyễn Công Hoan, hiện thực cuộc sống dường như có sức mạnh ghê gớm, mãnh liệt thường ùa tràn vào tác phẩm, tạo thành những vùng, đôi khi là cả một cái nền sáng lấp lánh, làm nên giá trị lớn lao cho tác phẩm.
Thực ra, ngay từ những năm 20, khi truyện của Nguyễn Công Hoan xuất hiện trên báo, rồi tập Kiếp hồng nhan ra đời đã gây được sự chú ý phần nào. Nhưng phải đến đầu những năm 30, khi những truyện ngắn sắc sảo, đầy sức thể hiện, tái tạo in hàng loạt trên báo này, báo khác, thì tên tuổi ông mới thật nổi bật, đến khi ra sách thì suốt từ Nam chí Bắc đều biết đến Nguyễn Công Hoan, và có tới 18 tờ báo đăng bài khen ngợi Kép Tư Bền. Trong Đời viết văn của tôi, Nguyễn Công Hoan viết: "Việc cuốn Kép Tư Bền được hoan nghênh làm cho tôi tin rằng tôi viết nổi tiểu thuyết, và tôi có thể theo đuổi được nghề viết văn (ĐVVCT tr.188).
Quả là Nguyễn Công Hoan có vững tin hơn (tất nhiên cũng do hoàn cảnh khách quan thuận lợi) nên liền mấy năm sau đó, ông sáng tác có khí thế hơn, cho in liên tục hàng loạt truyện ngắn và nhiều truyện dài, trong đó nhiều truyện có giá trị cao. Sự nghiệp văn học của ông ngày càng phát triển mạnh mẽ, tạo thành bề dày cả chất lưọng và số lượng: hơn hai trăm truyện ngắn được in dần thành các tập Kiếp hồng nhan, Kép Tư Bền, Hai thằng khốn nạn, Đào kép mới, Sóng vũ môn, Người vợ lẽ bạn tôi, Ông chủ báo và sau cách mạng là Nông dân và địa chủ.
Hàng ngót ba mươi truyện dài, trong đó có nhiều truyện hay như Lá ngọc cành vàng, Ông chủ, Bà chủ, Cô làm công, Bước đường cùng, Cái thủ lợn… và sau cách mạng là Tranh tối tranh sáng, Đống rác cũ... Ông cũng viết ký, trong đó xuất sắc như các bài: Những ngày tháng Tám ở Côn đảo, Người cập-rằng hầm xay lúa ở ngục Côn Lôn năm 1930 và đặc biệt là cuốn Đời viết văn của tôi thể hiện rất hồn nhiên, chân thành mà rõ nét con người tài năng, đức độ của Nguyễn Công Hoan.
Cuốn sách không chỉ giúp người đọc hiểu kỹ về con người, về bước đường sáng tạo văn học của nhà văn nói riêng mà còn cung cấp nhiều điều thú vị về tình hình văn đàn nói chung. Lại do đọc rộng, biết nhiều, nhớ lâu, lại được sống cùng thời với một số nhà văn, nhà thơ nên Nguyễn Công Hoan đã viết được một số bài nghiên cứu về văn học cổ, cận và hiện đại Việt Nam có giá trị. Ồng cũng viết cả một số bài về ngôn ngữ… Đương thời, truyện dài, truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan là sản phẩm của nền văn học mới ở nước ta. Đây là sự đổi mới so với nhiều thế hệ sáng tác gần ông.
Riêng về truyện dài, những truyện tiêu biểu như Bước đường cùng thì đã có quá nhiều bài báo, trang sách phân tích, đánh giá, ngợi khen, không chỉ ở trong nước mà phần nào ở cả nước ngoài. Ông chủ cũng đã có bài nghiên cứu kỹ, Lá ngọc cành vàng, Tắt lửa lòng, Tấm lòng vàng, trước cách mạng có khá nhiều bài phê bình, giới thiệu và còn được chuyển thể thành cải lương và được công diễn nhiều lần ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn… Do vậy, ở đây chúng tôi chỉ muốn nói đến truyện ngắn, đặc biệt là truyện trào phúng (hầu hết truyện ngắn của ông là truyện trào phúng) tức là mặt sở trường, mặt kết tinh tài năng xuất chúng của Nguyễn Công Hoan.
Đúng là hoàn cảnh xã hội và điều kiện gia đình cùng cá tính mà Nguyễn Công Hoan để nảy sinh tiếng cười. Cơ sở tiếng cười của ông thường là do nhà văn nhận thức được sự trái ngược giữa hiện tượng và bản chất, giữa nội dung và hình thức hoặc sự vô lý, phi lôgich của các hiện tượng xã hội, v.v… Ở Nguyễn Công Hoan, ta thấy sự phong phú về các thủ pháp nghệ thuật trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề.
Chẳng hạn, chỉ một việc quan ăn tiền mà ông đã viết thành gần một chục truyện ngắn trào phúng tả những thủ đoạn ăn tiền khác nhau, mà truyện nào cũng sinh động, hấp dẫn, mang một dáng vẻ riêng, phanh phui được bản chất tham lam, đểu cáng của bọn mặt người dạ thú. Như có tên xoay tiền một cách quỷ quyệt, tàn nhẫn (Thịt người chết), có tên bịa ra chuyện "duy trì lễ nghi cổ nhân" để ăn của đút (Đi giày). Có tên vô lý đến mức buộc tội cả người làm việc thiện (Chiếc quan tài (III)) v.v…
Ông còn tìm thấy ở vợ con những vị quan lớn cũng có nhiều thủ đoạn để bóp nặn dân, như trong các truyện Hé! hé! hé, Mua lợn, Đổi bạc… mà tác giả đã khái quát thành nhận xét, đúng ra là câu chửi rất đau: "không phải người có dòng máu quan trường, đố ai làm nổi" (Đổi bạc). Hoặc chỉ việc chủ nhà hành hạ, đối xử tàn nhẫn với đầy tớ mà Nguyễn Công Hoan cũng viết được tới 7 truyện ngắn, với những tình huống éo le, đáng cười, đáng khóc, như Quyền chủ, Phành phạch, Thanh! dạ! Thằng Quýt (I) Thằng Quýt (II), Mua bánh, v.v…
Cường độ và mức độ trào phúng của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan cũng mang nhiều sắc thái, cung bậc. Từ chuyện khôi hài với nụ cười thoải mái, như Bộ ấm chén cổ, với nụ cười ngộ nghĩnh như Nỗi lòng ai tỏ, đến những truyện trào phúng mỉa mai, như Xin chữ cụ Nghè, hay giễu cợt, tố cáo như Tôi tự tử… lắm lúc chất trào phúng được nâng lên mức đả-kích sâu cay, gây cho người đọc thái độ căm phẫn, khinh miệt hơn là hài hước, giễu cợt như Thịt người chết hoặc chỉ cười bóng gió ngụ ngôn điểm huyệt hơn là công phá như Đào kép mới... Lại có lúc tiếng cười như lắng đọng thấm lẫn vào bên trong, nhưng sâu cay xót xa như Ngựa người và người ngựa v.v… Tuy vô cùng phong phú, đa dạng, nhưng cũng có thể thấy nổi lên mấy dạng chính:
Có loại dừng ở mức khôi hài do nhà văn cường điệu, phóng đại những hiện tượng nào đó tới mức làm cho nó trở nên dơ dáng, kỳ quặc đến độ ai cũng nhận thấy. Loại này còn là sự phủ nhận những cái cá biệt hoặc thứ yếu, chứ chưa hẳn là những cái thuộc bản chất cuộc sống (Anh hùng tương ngộ, Nỗi lòng ai tỏ…) Có loại ở dạng mỉa mai, giễu cợt.
Nguyễn Công Hoan hào hứng soạn kịch và diễn kịch
Hết chuyện gần đến chuyện xa, tất cả đều do mọi người kể cho nghe. Tiếng tăm của "Đoàn kịch" lan truyền. Thế là lính tráng và nhũng người ngoài phố kéo vào nhà học để xem các cậu diễn trò. Cho đến một tối kia, Nguyển Công Hoan đang đường bệ với vai vua thì người bác xuất hiện. Vua sợ run bắn, nhưng không dám chạy, cứ đứng như trời trồng, khán giả thì hoảng hồn chạy toán loạn. Từ đó, đoàn kịch giải tán và cái chính là vì hết hè, Nguyễn Công Hoan phải lên Hà Nội học tiếp. Tiếng là đi học, nhưng Nguyễn Công Hoan để thời gian học ngoài đời nhiều hơn học trong sách vở.
Vốn thông mình nên chỉ nghe giảng trong lóp đã gần thuộc, nếu bài mà phải đọc, bài khó thì trên đường đến trường, Nguyễn Công Hoan nhẩm đọc, còn bài dễ thì nghe vài người đọc trước cũng đủ thuộc. Nhưng bệnh lười và liều lĩnh có khi cũng bị lật tẩy. Một lần, phải làm bài văn "Tả một đêm trăng trên hồ Tây", Nguyễn Công Hoan liền mở Đông dương tạp chí chép nguyên xi "Đêm trăng thú chơi thuyền trên hồ Tây" của Phan Kế Bính đến câu "mấy đóa hoa nở muộn mà lá vẫn còn xanh tốt" cậu học sinh không hiểu "nỏ muộn" là gì cứ viết đúng như thế. Đến khi chấm bài, cụ giáo nhẹ nhàng bảo: "Đây là chữ muộn chứ không phải muộm, nhà in xếp sai đấy, anh không đoán ra à?" Cậu học trò Hoan mới tái mặt.
Ngay khi đã học trưòng Nam sư phạm, chuẩn bị để ra làm một ông thầy mà Nguyễn Công Hoan vẫn không bỏ được lối học quấy quá. Như có lần đầu bài luận quốc văn là: "Ở đời anh có hy vọng gì?" Tất cả lớp, ai cũng làm những bài rất dài, duy có Nguyễn Công Hoan chỉ viết có mỗi một câu ngắn ngủn "Ở đời, tôi không có hy vọng gì cả" rồi đem nộp (Dựa theo Đời viết văn của tôi tr. 49 và 90) Ai mà đoán biết được rằng chính người thanh niên bạt mạng, chỉ làm bài văn có một câu lại đang mang trong mình đầy triển vọng văn chương và về sau có một tường lai rực rỡ, sáng ngời?
Vốn ham mê học trong cuốn sách cuộc đời, khi trưởng thành, đi dạy học lại phải thuyên chuyển hết nơi này đến nơi khác. Đối với mọi người thì đó là điều ngại, nhưng với Nguyễn Công Hoan thì lại như được thượng đế ban cho một ân huệ, có một cơ hội tốt để tích lũy vốn sống về nhiều mặt, nhất là những mặt xấu xa "đáng khôi hài" của xã hội đương thời mà một nhà giáo bình thường không dễ gì có được. Nghề dạy học vốn là một nghề lương thiện, hiền lành không làm hại ai, mà chỉ giáo dục cho thế hệ trẻ những điều hay, lẽ phải, những kiến thức cần thiết cho cuộc sống.
Nhà giáo nói chung thường được mọi người gần gũi, quý mến. Nguyễn Công Hoan lại là người giàu lòng nhân ái nên càng được phụ huynh học sinh tin yêu, cởi mở, dốc bầu tâm sự. Không những thế, nhiều bạn đọc xa gần biết tiếng Nguyễn Công Hoan, người thường viết về những nỗi đau của cuộc đời, những ngang trái bất công của xã hội nên những kẻ xấu xa, tồi tệ thì sợ khiếp vía kinh hồn, còn những người bị nhiều nỗi oan khiên, cay đắng thì lại tìm đến ông để bộc lộ, than thở, mong được ngòi bút nhà văn trút hộ họ những nỗi phẫn uất lên trang giấy.
Tâm trạng đau buồn, cay đắng của người phụ nữ trẻ đẹp Vũ Thị Trúc (chị họ Vũ Lạng), rồi cuộc đời "tự tử mà không chết được" của người bạn đọc ở Yên Mô, Ninh Bình là những kỷ niệm sâu sắc, xúc động trong đời viết văn của Nguyễn Công Hoan. Sống trong xã hội thực dân phong kiến nhan nhản những sự áp bức, bất công, những nỗi ai oán, đau lòng, những điều xấu xa, bỉ ổi thì một người có trực quan sắc bén, có tấm lòng trung thực, có lương tâm trong sạch như Nguyễn Công Hoan không thể không cảm thấy bực bội, ấm ức trong lòng.
Để giải tỏa những nỗi niềm ấy, không có cách nào khác hơn là viết văn châm biếm, đả kích chĩa mũi nhọn vào những kẻ gây ra những điều tàn nhẫn, bất nhân, phi lý trong xã hội, mà thủ phạm chính là bọn quan lại, là chế độ thực dân… nên Nguyễn Công Hoan thường bị đốc học trù ép, mật thám theo dõi, khám nhà, có lần cả hiến binh Nhật bắt. Các em và các con nhà văn lại bí mật hoạt động cách mạng, rồi những người thân trong gia đình lần lượt ra đi hoặc bị xích tay giải vào nhà tù đế quốc và hồi đầu kháng chiến chống Pháp, con trai đầu lòng của nhà văn đã hy sinh.
Cho nên, với ông từ trước đến sau, viết văn là để được giãi bày tâm sự, tỏ thái độ đối với cuộc sống, chứ không phải như nhiều người viết văn trước hết để được gọi là nhà văn. Ở Nguyễn Công Hoan có một cái gì giản dị, hồn nhiên đến tinh khiết khi ông nghĩ: "Chưa bao giờ tôi có định viết văn để được gọi là nhà văn" (ĐVVCT trang 105). Chính từ những nghĩ chân thành, xuất phát từ đáy lòng ấy mà Nguyễn Công Hoan sớm trở thành một nhà văn hơn ai hết (17 tuổi đã có truyện, 20 tuổi có sách được in), một nhà văn lớn, thực sự có tài năng.
Từ những đau khổ của đời người, đến những đau khổ của đời mình, những cảnh chung và riêng ấy càng khiến lòng ông quặn thắt.
Sinh thời, Nguyễn Công Hoan khi đọc bản thảo Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan của tôi, ông rất tâm đắc với nhận xét: "Cái tài của Nguyễn Công Hoan chính là biểu hiện cái tình của ông đối với cuộc sống". Bởi tôi nghĩ, nói đến tài năng của người nghệ sĩ thì trước hết phải nói tới con mắt và tấm lòng của họ (tất nhiên, chúng ta không thể coi nhẹ vấn đề năng khiếu nghệ thuật) vì trong cuộc sống phong phú, phức tạp, bộn bề, rối rắm, nhà văn nhìn thấy cái gì sâu sắc nhất, xúc cảm trước cái gì mãnh liệt nhất, và độ nóng của trái tim đến đâu?
Vào cuối những năm 20 và vài năm đầu những năm 30 của thế kỷ này, văn học ta chưa có sự đổi mới thật đáng kể. Các nhà văn, nhà thơ phần lớn đang còn quanh quẩn trong việc tìm đề tài, cảm hứng ở những gì quá quen thuộc như trăng, nước, gió, mây… ở những thứ đạo đức, luân lý, khuôn vàng, thước ngọc… lại được diễn đạt bằng lối văn cổ, nhiều câu biền ngẫu, du dương, trầm bổng, đầy những sáo ngữ, xa rời cuộc sống của đông đảo quần chúng.
Hoặc ngược lại, có vẻ đi sát gần cuộc sống hơn thì lại là không ít những áng văn lãng mạn, ủy mị, những mộng mơ, những gió nhẹ, mưa bay với những đôi mắt buồn đẫm lệ. Giữa lúc đó thì Nguyễn Công Hoan xuất hiện với hàng loạt sáng tác, phản ánh chân thực xã hội trên nhiều báo chí, dường như đơn độc, mò mẫm, tìm đường, vượt qua mọi chông gai, hiểm trở, nhanh chóng đạt tới chủ nghĩa hiện thực, mà bấy giờ còn gọi là "tả chân" hay "tả thực xã hội".
Nguyễn Công Hoan có niềm say mê văn chương, lại với sự sung sức của ngòi bút nên cùng một thời gian (1933- 1934) đã viết truyện dài Tấm lòng vàng cho báo Cậu ấm, Lá ngọc cành vàng cho Tiểu thuyết thứ bẩy, cả truyện ngắn cho báo Nhật tân. Ông viết ngày, viết đêm, có khi đến sưng cả mắt. Như ông từng nói: "Không có sự khêu gợi nào bứt tôi ra khỏi bàn giấy (ĐVVCT tr.378) cả đến mức con ốm đã đỡ chưa, ông cũng không biết, người giúp việc làm mấy tháng trong nhà, khi gặp ngoài đưòng, ông vẫn ngờ ngợ.
Sự nhiệt tình và niềm đam mê – đương nhiên phải có tài năng – đã tạo cho Nguyễn Công Hoan những kết quả tốt đẹp: được độc giả hâm mộ, bạn bè khen ngợi, nhiều nhà phê bình chú ý. Tiếc nỗi, ông chưa có quyển sách nào xuất bản thật đàng hoàng, chững chạc nên nhiều người muốn viết phê bình mà chưa viết được. Chỉ có Trúc Hà, người đầu tiên viết một đoạn dài trong bài Lược khảo về sự tiến hóa của quốc văn trong lối viết tiểu thuyết đăng trên Nam phong (1932) nói về truyện của Nguyễn Công Hoan.
Sau đó, có thêm một bài của Nguyễn Khắc Hiếu đăng trên Thanh Nghệ Tĩnh tuần báo (1934). Như thế quả là có đặc biệt, nhưng vẫn còn quá ít, nên nhiều người khuyên Nguyễn Công Hoan ra sách. Ông bèn chọn 15 truyện in thành tập Kép Tư Bền. Cuốn sách xuất bản tháng 6/1935 là một sự kiện lớn trong đời sống văn học lúc ấy, một ngòi thuốc nổ cho cuộc tranh luận "nghệ thuật vị nghệ thuât "và nghệ thuật vị nhân sinh" dấy lên mạnh mẽ. Đây là một cuộc tranh luận lớn và có ý nghĩa rất đáng kể trong văn học.
Tham gia chủ yếu là những người có tên tuổi như Hải Triều, Thiếu Sơn, Hoài Thanh… và nửa đầu năm 1935, họ cũng chỉ bàn luận trên lý thuyết, trên quan niệm nhiều hơn là đi vào tác phẩm cụ thể. Sau một thời gian tranh luận, năm đầu coi như kết thúc. Đến khi nhân có quyển Kép Tư Bền ra đời (tháng 6/35) thì màn hai lại tiếp tục ngay rất sôi nổi, lý thú. Hải Triều, nhà phê bình mác xít rất vui mừng khi tìm thấy ở truyện Nguyễn Công Hoan những minh chứng cụ thể, rõ ràng, làm sáng tỏ luận điểm của mình.
Bởi trong tập truyện, nhà văn đã đưa vào văn học nhiều lớp người, nhiều cuộc đời, nhiều tình huống với những cảnh sống hàng ngày, lắm lúc tưởng như bình thường, giản dị, nhưng nhiều khi lại ẩn chứa hoặc phơi bày những nỗi niềm, những tình cảnh khốn khổ, khốn nạn, hoặc quái gở, tởm lợm đến kinh khủng. Nhưng tất cả đều là bản chất của hiện thực muôn hình, nghìn vẻ. Người ta bắt gặp từ những người lao động là nông dân, công nhân, viên chức, kép hát, kéo xe, đi ở, ăn mày, ăn xin… cho đến tên vua bù nhìn, nhất là các loại quan lớn, quan bé rồi lính, cường hào, địa chủ, tư sản… và thoảng hoặc thấp thoáng bóng hình một tên thực dân.
Từ những cảnh sống lam lũ, lầm than, vắt mũi không đủ đút miệng đến những cuộc sống sa hoa, đàng điếm, dâm dật, lấy thịt đè người. Hết thảy đều xuất phát từ thực tế sinh động với những chi tiết sắc nhọn, nóng bỏng hơi thở cuộc sống và vượt lên trên các chi tiết ấy là cả một sự sống phong phú, rộng lớn ẩn náu ở bên trong. Với Nguyễn Công Hoan, hiện thực cuộc sống dường như có sức mạnh ghê gớm, mãnh liệt thường ùa tràn vào tác phẩm, tạo thành những vùng, đôi khi là cả một cái nền sáng lấp lánh, làm nên giá trị lớn lao cho tác phẩm.
Thực ra, ngay từ những năm 20, khi truyện của Nguyễn Công Hoan xuất hiện trên báo, rồi tập Kiếp hồng nhan ra đời đã gây được sự chú ý phần nào. Nhưng phải đến đầu những năm 30, khi những truyện ngắn sắc sảo, đầy sức thể hiện, tái tạo in hàng loạt trên báo này, báo khác, thì tên tuổi ông mới thật nổi bật, đến khi ra sách thì suốt từ Nam chí Bắc đều biết đến Nguyễn Công Hoan, và có tới 18 tờ báo đăng bài khen ngợi Kép Tư Bền. Trong Đời viết văn của tôi, Nguyễn Công Hoan viết: "Việc cuốn Kép Tư Bền được hoan nghênh làm cho tôi tin rằng tôi viết nổi tiểu thuyết, và tôi có thể theo đuổi được nghề viết văn (ĐVVCT tr.188).
Quả là Nguyễn Công Hoan có vững tin hơn (tất nhiên cũng do hoàn cảnh khách quan thuận lợi) nên liền mấy năm sau đó, ông sáng tác có khí thế hơn, cho in liên tục hàng loạt truyện ngắn và nhiều truyện dài, trong đó nhiều truyện có giá trị cao. Sự nghiệp văn học của ông ngày càng phát triển mạnh mẽ, tạo thành bề dày cả chất lưọng và số lượng: hơn hai trăm truyện ngắn được in dần thành các tập Kiếp hồng nhan, Kép Tư Bền, Hai thằng khốn nạn, Đào kép mới, Sóng vũ môn, Người vợ lẽ bạn tôi, Ông chủ báo và sau cách mạng là Nông dân và địa chủ.
Hàng ngót ba mươi truyện dài, trong đó có nhiều truyện hay như Lá ngọc cành vàng, Ông chủ, Bà chủ, Cô làm công, Bước đường cùng, Cái thủ lợn… và sau cách mạng là Tranh tối tranh sáng, Đống rác cũ... Ông cũng viết ký, trong đó xuất sắc như các bài: Những ngày tháng Tám ở Côn đảo, Người cập-rằng hầm xay lúa ở ngục Côn Lôn năm 1930 và đặc biệt là cuốn Đời viết văn của tôi thể hiện rất hồn nhiên, chân thành mà rõ nét con người tài năng, đức độ của Nguyễn Công Hoan.
Cuốn sách không chỉ giúp người đọc hiểu kỹ về con người, về bước đường sáng tạo văn học của nhà văn nói riêng mà còn cung cấp nhiều điều thú vị về tình hình văn đàn nói chung. Lại do đọc rộng, biết nhiều, nhớ lâu, lại được sống cùng thời với một số nhà văn, nhà thơ nên Nguyễn Công Hoan đã viết được một số bài nghiên cứu về văn học cổ, cận và hiện đại Việt Nam có giá trị. Ồng cũng viết cả một số bài về ngôn ngữ… Đương thời, truyện dài, truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan là sản phẩm của nền văn học mới ở nước ta. Đây là sự đổi mới so với nhiều thế hệ sáng tác gần ông.
Riêng về truyện dài, những truyện tiêu biểu như Bước đường cùng thì đã có quá nhiều bài báo, trang sách phân tích, đánh giá, ngợi khen, không chỉ ở trong nước mà phần nào ở cả nước ngoài. Ông chủ cũng đã có bài nghiên cứu kỹ, Lá ngọc cành vàng, Tắt lửa lòng, Tấm lòng vàng, trước cách mạng có khá nhiều bài phê bình, giới thiệu và còn được chuyển thể thành cải lương và được công diễn nhiều lần ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn… Do vậy, ở đây chúng tôi chỉ muốn nói đến truyện ngắn, đặc biệt là truyện trào phúng (hầu hết truyện ngắn của ông là truyện trào phúng) tức là mặt sở trường, mặt kết tinh tài năng xuất chúng của Nguyễn Công Hoan.
Đúng là hoàn cảnh xã hội và điều kiện gia đình cùng cá tính mà Nguyễn Công Hoan để nảy sinh tiếng cười. Cơ sở tiếng cười của ông thường là do nhà văn nhận thức được sự trái ngược giữa hiện tượng và bản chất, giữa nội dung và hình thức hoặc sự vô lý, phi lôgich của các hiện tượng xã hội, v.v… Ở Nguyễn Công Hoan, ta thấy sự phong phú về các thủ pháp nghệ thuật trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề.
Chẳng hạn, chỉ một việc quan ăn tiền mà ông đã viết thành gần một chục truyện ngắn trào phúng tả những thủ đoạn ăn tiền khác nhau, mà truyện nào cũng sinh động, hấp dẫn, mang một dáng vẻ riêng, phanh phui được bản chất tham lam, đểu cáng của bọn mặt người dạ thú. Như có tên xoay tiền một cách quỷ quyệt, tàn nhẫn (Thịt người chết), có tên bịa ra chuyện "duy trì lễ nghi cổ nhân" để ăn của đút (Đi giày). Có tên vô lý đến mức buộc tội cả người làm việc thiện (Chiếc quan tài (III)) v.v…
Ông còn tìm thấy ở vợ con những vị quan lớn cũng có nhiều thủ đoạn để bóp nặn dân, như trong các truyện Hé! hé! hé, Mua lợn, Đổi bạc… mà tác giả đã khái quát thành nhận xét, đúng ra là câu chửi rất đau: "không phải người có dòng máu quan trường, đố ai làm nổi" (Đổi bạc). Hoặc chỉ việc chủ nhà hành hạ, đối xử tàn nhẫn với đầy tớ mà Nguyễn Công Hoan cũng viết được tới 7 truyện ngắn, với những tình huống éo le, đáng cười, đáng khóc, như Quyền chủ, Phành phạch, Thanh! dạ! Thằng Quýt (I) Thằng Quýt (II), Mua bánh, v.v…
Cường độ và mức độ trào phúng của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan cũng mang nhiều sắc thái, cung bậc. Từ chuyện khôi hài với nụ cười thoải mái, như Bộ ấm chén cổ, với nụ cười ngộ nghĩnh như Nỗi lòng ai tỏ, đến những truyện trào phúng mỉa mai, như Xin chữ cụ Nghè, hay giễu cợt, tố cáo như Tôi tự tử… lắm lúc chất trào phúng được nâng lên mức đả-kích sâu cay, gây cho người đọc thái độ căm phẫn, khinh miệt hơn là hài hước, giễu cợt như Thịt người chết hoặc chỉ cười bóng gió ngụ ngôn điểm huyệt hơn là công phá như Đào kép mới... Lại có lúc tiếng cười như lắng đọng thấm lẫn vào bên trong, nhưng sâu cay xót xa như Ngựa người và người ngựa v.v… Tuy vô cùng phong phú, đa dạng, nhưng cũng có thể thấy nổi lên mấy dạng chính:
Có loại dừng ở mức khôi hài do nhà văn cường điệu, phóng đại những hiện tượng nào đó tới mức làm cho nó trở nên dơ dáng, kỳ quặc đến độ ai cũng nhận thấy. Loại này còn là sự phủ nhận những cái cá biệt hoặc thứ yếu, chứ chưa hẳn là những cái thuộc bản chất cuộc sống (Anh hùng tương ngộ, Nỗi lòng ai tỏ…) Có loại ở dạng mỉa mai, giễu cợt.
Nếu ở loại trên, tác giả hình như hạ thấp hình tượng xuống, thì ở đây lại như nâng nó lên, gắn cho nó những điều mà nó không đạt tới, rồi cuối cùng mới để lộ ra bản chất thực của nó. Loại này đã tiến tới phủ nhận những cái chung, cái cơ bản (cụ Chánh bá mất giầy, Xin chữ cụ Nghè…)
Có loại là sự châm biếm, tố cáo, lên án. Ở đây, người viết nâng cao các đặc điểm vốn có lên tới mức khôi hài, lố bịch, làm cho người đọc nhận thức được mặt trái của hiện tượng đã tới mức phải căm ghét, phẫn nộ, đôi khi có sức kích động, khiến người ta thấy cần thiết phải tiêu diệt hiện tượng đó và cả những điều kiện sản sinh ra nó trong cuộc sống (Tinh thần thể dục, Tôi tự tử)
Đứng trước mỗi người, mỗi cảnh, mỗi hiện tượng, mỗi vấn đề xã hội, từng nhà văn có cách nhìn, cách nghĩ khác nhau, nhất là cách khai thác và thể hiện thành truyện thì thật thiên hình vạn trạng. Thường trong nhiều hiện tượng của xã hội cũ, vừa có cái bi, vừa có cái hài. Nhiều khi cái bi và cái hài đan xen, trộn lẫn vói nhau, Nguyễn Công Hoan luôn biết thể hiện linh hoạt, tài tình những tình huống bi hài lẫn lộn nên đằng sau tiếng cười thường thấm lẫn những giọt nước mắt đắng cay, rất phù hợp với ý kiến của Biêlinxki: "Kết hợp giữa cái bi và cái hài là thể hiện cuộc sống theo bản chất của nó".
Cũng có những hiện tượng trong cuộc sống dường như không thấy lộ rõ cái hài, nhưng với con mắt tinh nhậy, biết sàng lọc của người nghệ sĩ có sở trường về trào phúng như Nguyễn Công Hoan thì lại dễ dàng nắm bắt được những nét lấp lánh của cái hài và có ngay một góc độ để hạ ống kính chiếu thẳng vào những cái đáng cưòi, đáng giễu. Bởi vậy, khi va chạm với thực tế, Nguyễn Công Hoan thường tạo ra được những dạng cốt truyện mang tính trào phúng, có khi còn rất đậm nữa. Đối với ông, cốt truyện là vấn đề quan trọng bậc nhất.
Khi có được cốt truyện rồi, thì do chiêm nghiệm nhiều, viết nhiều thành thuần tay nên Nguyễn Công Hoan khá nhanh chóng xây dựng được những tính cách sắc sảo, rõ nét, chắt lọc được những chi tiết sắc nhọn, đắt giá, tạo ra những kiểu chơi chữ dí dỏm, ngộ nghĩnh… Rồi cách trình bày truyện thế nào cho lôi cuốn, hấp dẫn, mở đầu cho tự nhiên; nhanh gọn, kết thúc cho bất ngờ, thú vị, bố cục cho mới mẻ, chặt chẽ, hợp lý, văn viết và ngôn ngữ sao cho gọn gàng, trong sáng và rất Việt Nam…, tất cả đều được Nguyễn Công Hoan rất quan tâm. Riêng về bố cục truyện, phải nói ông có nhiều đổi mới rất đáng chú ý.
Trong văn học quá khứ, truyện thường được bố cục theo trình tự thời gian. Ở truyện của Nguyễn Công Hoan, có nhiều cách bố cục rất sinh động, khi thì nhà văn đưa người đọc đi sâu dần vào vấn đề (Xin chữ cụ Nghè), khi thì rào đón bằng những câu "bình luận", tâm sự dí dỏm rồi mới đi vào truyện (Đồng hào có ma), lúc lại đột ngột tả thẳng ngay vào nhân vật (Hai cái bụng), hoặc ở chỗ khác lại miêu tả sự kiện diễn biến theo thời gian (Xuất giá tòng phu), lúc lại đảo lộn thời gian:
Việc xẩy ra sau kể trước; việc xảy ra trước kể sau (Lập gioòng), có khi lại dùng toàn những bức thư tạo thành truyện (Thế là mợ nó đi Tây) v.v… Sự bố cục truyện chặt chẽ, hợp lý thể hiện rõ trong việc bắt đầu từ đâu, diễn biến cách nào, khi nào thì kết thúc… Từ cơ sở đó, nhà văn ước lượng cho truyện của mình một khuôn khổ vừa phải, không bị kéo dài hoặc rút ngắn quá đáng. Bởi vậy, hầu hết truyện của ông rất ngắn, rất gọn, thường chỉ vài ba trang, và số lượng nhân vật cũng rất ít, thường từ một đến ba nhân vật.
Nếu tình huống của truyện hơi phức tạp hoặc cần đến số lượng nhân vật nhiều hơn thì ông cắt ra làm hai, hoặc ba truyện tiếp nhau v.v… Nói chung, nghệ thuật truyện ngắn mà chủ yếu là nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan được biểu hiện ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh. Truyện của ông mang đậm chất trào phúng mà cơ bản là do tác giả đã khéo tổng hợp đưọc nhiều yếu tố một cách nhuần nhuyễn, tự nhiên trong thủ pháp gây cười.
Tuy nhiên, trong đó vẫn thấy nổi rõ một thủ pháp chủ yếu là cường điệu, phóng đại mà nói theo cách của Nguyễn Công Hoan là "nói quá lên một tý", làm cho nhân vật, sự việc trở nên lố bịch, kỳ quặc, tạo cho truyện những bất ngờ, đột ngột, thú vị, gây nên những tiếng cười hài hước, mỉa mai, châm biếm.
10
[...]
Bởi thế, ông xoay ra viết truyện cho thiếu nhi, cũng không dám lấy tên thật, lấy bút danh là Ngọc Oanh (đảo lộn vị trí các chữ cái của hai chữ "Công Hoan"). Thấy truyện in được ông lấn tới, viết mấy truyện dài ('Thanh đạm, Danh tiết). Tuy ý đồ tốt, nhưng truyện lại lộ rõ tư tưởng bảo thủ, nên bị báo Tin tức phê phán. Nguyễn Công Hoan lâm vào tình trạng lúng túng, bế tắc và nghĩ rằng truyện ngắn viết tốt thì kiểm duyệt không cho in, truyện dài viết vụng thì bị phê phán nên ngán ngẩm.
Cây bút lừng danh
Trong khi hoàn cảnh riêng cũng có nhiều chuyện đau lòng: bản thân bị đưa ra toà, các em và con trai bị bắt nhiều lần, nhà cửa bị khám xét luôn, bạn bè cũng e ngại ông, ít giục bài. Nguồn cảm hứng sáng tạo dường như bị dập tắt. Nguyễn Công Hoan cảm thấy buồn, chỉ biết quay ra làm thơ tình, khóc trăng, khóc gió cho qua ngày. Nhưng tạng của ông đâu phải ở chỗ làm thơ tình. Giữa lúc, Nguyễn Cồng Hoan chán đời nhất thì cuộc khởi nghĩa tháng Tám thành công. Cơn lốc cách mạng đã cuổn phăng con người tài năng và đầy nhiệt huyết ấy vào lòng mình.
Nhà văn vui mừng, hồ hởi mặc áo lính, làm công tác văn hóa trong quân đội và dần dần có cơ hội để trở lại viết văn. Thoạt đầu, ông viết truyện vừa Đồng chí Tơ cho báo Sao vàng, viết truyện Xổng cũi được đồng chí Trường Chinh khen, được bộ đội học tập để gây căm thù. Rồi Nguyễn Công Hoan viết truyện dài Tranh tối tranh sáng, truyện ngắn Bà lái đò Việt Nam… Ngòi bút của ông lại bắt đầu tung tẩy trong luồng ánh sáng mới và thế là ngay trong thời gian ốm, được nghỉ để dưỡng bệnh, ông cũng viết truyện dài Bà Năm đi tản cư (nhưng vì chiến tranh chưa kết thúc, còn nhiều chi tiết chưa đưa được vào truyện nên phải tạm gác lại).
Đến khi hòa bình lập lại (1954), Nguyễn Công Hoan mới thực sự trở lại với nghề văn. Ông hăng hái tham gia cải cách ruộng đất, viết một số truyện ngắn, in thành tập Nông dân và địa chủ. Nguyễn Công Hoan biết rất rõ chỗ mạnh của mình là vốn sóng cũ dồi dào, phong phú nên viết lại Tranh tối tranh sáng (bản thảo cũ bị mất gần hết, hơn nữa ông thấy cần phải viết sâu hơn), viết Hỗn canh hỗn cư, rồi Đống rác cũ v.v… và còn có nhiều đóng góp mặt này, mặt khác cho nền văn học mới.
Thời đại mới đã mở ra cho công tác nghiên cứu, phê bình một bước phát triển mới. Nguyễn Công Hoan là một trong những nhà văn hiện thực tiêu biểu nên rất được chú ý. Sự nghiệp của ông được đánh giá cao và xác đáng hơn. Nhiều người đã coi ông là "Nhà văn lớn", "tiêu biểu", "xuất sắc", là "người mở đường", là "lá cờ đầu" của dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam. Ông cũng được đánh giá là người có công trong việc khai phá cho thể loại truyện ngắn hiện đại.
Riêng về loại truyện trào phúng thì ai cũng phải thừa nhận ông là người tiêu biểu nhất
Không ít truyện ngắn của ông được in thành tuyển tập, nhiều truyện được tái bản, riêng Bước đường cùng phải trên một chục lần. Vượt qua được sự thử thách của thời gian, hơn nửa thế kỷ nay, có nhiều bài báo, trang sách, cả những công trình nghiên cứu riêng, những luận án phó tiến sĩ và thạc sĩ đánh giá, khẳng định những thành công, những đóng góp to lớn của ông về nhiều mặt, nhiều khía cạnh – tất nhiên những mặt bất cập cũng được nói tới – khẳng định vị trí quan trọng, cao đẹp của ông trong nền văn học hiện đại Việt Nam.
Ông cũng là người được hưởng nhiều vinh dự, có những điều thật đặc biệt mà không phải người cầm bút nào cũng đạt được. Như có quá nhiều độc giả hâm mộ (nhiều người chỉ mua An Nam tạp chí khi có đăng xã hội ba đào ký, tức truyện của Nguyễn Công Hoan), xếp hàng dài xin chữ ký của nhà văn vào sách, được các độc giả ở xa tìm đến để kể nỗi đau của đời mình, được đồng bào Cẩm Giàng làm lễ truy điệu (tưởng Nguyễn Công Hoan bị Nhật bắt đã bỏ mạng trong tù), được Bác Hồ bảo đến dùng cơm với Bác ở Mạc Tư Khoa, được nhà nước ta Tặng thưởng huân chương lao động hạng nhất vì "đã có nhiều công lao đóng góp cho nền văn học Việt Nam" (năm 1977, khi ông mất).
Tên ông còn được đặt cho một đường phố ỏ Hà Nội, và gần đây ông lại là một trong số ít nhà văn có vinh dự được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh (1996). Tên tuổi Nguyễn Công Hoan chẳng những in đậm và sáng lên trên những trang văn học sử nưỏc nhà, mà từ lâu truyện của ông đã được nhiều nước dịch và giới thiệu công phu, trân trọng. Nhà văn trở nên gần gũi và thân yêu với chúng ta, bạn bè ta và nhiều dân tộc khác, hoàn toàn không chỉ với tư cách một sáng tạo cá nhân mà còn với tư cách đại biểu cho một khuynh hưóng, một thể loại, một phong cách có ý nghĩa về phưong diện mỹ học.
Từ những năm 60, nhiều truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan đã được chọn lọc, dịch và giới thiệu ra nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Bungari, Hungari, Anbani, Cộng hòa dân chủ Đức, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Tiệp Khắc… cả quốc tế ngữ, in thành tập với những tên Răng con chó của nhà tư sản, Cụ chánh bá mất giày, Đồng hào có ma (hoặc in mấy truyện trong cùng một tập với những truyện của các nhà văn Việt Nam khác).
Truyện dài Bước đường cùng được dịch ra tiếng Nga, Ba Lan, Mông Cổ, Nhật, quốc tế ngữ. Tranh tối tranh sáng được dịch ra tiếng Trung Quốc v.v…
Từ năm 1962, giáo sư tiến sĩ Niculin, người Nga nghiên cứu và dịch nhiều về văn học Việt Nam đã đặc biệt chú ý đến Nguyễn Công Hoan và cho rằng có thể tìm thấy ở nhà văn này "những trang đẹp nhất của văn xuôi Việt Nam hiện nay". Đến năm 1973, khi cho in tập truyện dịch Đồng hào có ma, nhà nghiên cứu lại giới thiệu với đầy nhiệt tình, mến trọng và đánh giá những truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan viết trước cách mạng "đầy sức thể hiện, tái tạo bức tranh xác thực về cuộc sống của nước Việt Nam thuộc địa phong kiến".
Tiến sĩ khẳng định "văn châm biếm của Nguyễn Công Hoan là vũ khí của cái thiện" và "Nguyễn Công Hoan là bậc thầy về truyện ngắn châm biếm". Nhà nghiên cứu văn học J’an Múcka (Tiệp Khắc) đã đọc tham luận tại hội nghị thế giới về văn học so sánh, với bài: So sánh truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn Sê khốp. Trong tham luận có đoạn viết: "Trong những năm 30 của thế kỷ này, Nguyễn Công Hoan đã đưa vào văn học Việt Nam một cách không theo truyền thống một thể loại truyện ngắn mang tính xã hội mạnh mẽ, truyện ngắn châm biếm.
Một nhà nghiên cứu văn học Việt Nam (Hoàng Ngọc Hiến) có nói rằng ông rất xúc động khi thấy câu lạc bộ Quốc tế tại trường đại học Lômônôxốp ở Liên Xô (ông sống ở bên đó những năm 1959-1964), mỗi nước có hai nhà văn được treo ảnh thì Việt Nam là ảnh Nguyễn Trãi và Nguyễn Công Hoan. Đương nhiên, tên tuổi của Nguyễn Công Hoan cũng có trong Từ điển Bách khoa toàn thư của Liên Xô từ những năm 60.
Là một nhà văn lớn, tài năng, nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà nhiều nước trên thế giới biết tiếng, nhưng trong cuộc sống, Nguyễn Công Hoan luôn luôn khiêm tốn, giản dị, nhân ái, và độ lượng. Ông không tự cho mình là siêu nhân, mà khẳng định "Tôi chịu ảnh hưởng của các bậc tiền nhân không nhỏ" (ĐVVCT – tr.50). Ông chịu khó đọc và không ngần ngại khen người đã đi trước một bước, như nói về Phạm Duy Tốn: "đọc văn của Phạm Duy Tốn trong truyện ngắn Sống chết mặc bay, trong các bài xã thuyết, nhất là trong bốn tập Tiếu lâm Annam mà ông không dám ký tên, thì tôi rất ngạc nhiên vì thấy từ cách dùng chữ cho đến lối đặt câu, sao mà nó lọt vào tai và nó vẫn còn mới thế" (ĐVVCT tr.120) và trong câu chuyện trao đổi riêng, Nguyễn Công Hoan hay khen Tam Lang chơi chữ giỏi, như bài Nam Hương, Nam Phương? lúc lại phục Tú Mỡ làm được những bài thơ hay, như bài Chữa mắt rồng, hoặc những câu thơ hay như: Tiếng Tây ông nói làu làu / Hỏi văn quốc ngữ lắc đầu rằng "non" để mỉa mai Phạm Duy Khiêm.
Là người có cái tâm trong sáng, Nguyễn Công Hoan luôn vui mừng trước những thành công của bạn bè, đồng nghiệp, không gợn một chút ghen tỵ hoặc dìm dập ai. Có lần, trong câu chuyện trao đổi riêng, khi nói về văn học trước cách mạng, nói đến Nhất Linh và Khái Hưng, hai đối thủ của ông (cũng là những người viết khỏe và nổi tiếng), nhưng ông vẫn rất khen và còn phục Nhất Linh không chỉ ở tài viết, mà cả ở tài tổ chức văn đoàn, và tờ báo Phong Hóa, Ngày nay. Duy có lần, ông cười cười nói vói tôi: "Tôi đả báo Phong Hóa và Nhất Linh vì báo có hình vẽ tôi không giống và mấy người trong Tự lực văn đoàn viết truyện hay đề tặng người này, người kia". Nhưng ông cũng chỉ diễu nhẹ nhàng, dí dỏm trong truyện Samandji (Samandji đưa tờ Phong Hóa cho Nguyễn Công Hoan xem rồi bảo ông là "không tốt", "phản bội", "lừa" và người trong tờ báo mới là Nguyễn Công Hoan, chứ ông không phải là Nguyễn Công Hoan").
Truyện đề tặng Nhất Linh, trong đó có mấy câu: "Xưa nay, viết tiểu thuyết, tôi không hề tặng riêng ai, là do tôi nghĩ rằng nếu tặng tiệc như thế thì thà bỏ quách ngay năm xu ra mua con tem gửi thẳng bài đến người ấy, rồi đòi tiền nhuận bút có hợp lý hơn là "chiếm công vi tư" mấy trang báo, vừa làm mất danh dự cho bạn đọc mắc tiếng tò mò, vừa làm ức cho mấy ông chủ báo mất món tiền, mà vì nhã nhặn, ông không nỡ nói ra. Nhưng lần này, tôi lại viết để tặng tác giả cuốn Đoạn tuyệt là do…" Sau này khi đã có tuổi, ông thường động viên, khích lệ và khi cần cũng sẵn sàng giúp đỡ những người cầm bút ở thế hệ trẻ.
Khi nhìn người, nhìn việc, ông rất nhân ái và thường nhìn vào mặt tốt nhiều hơn.
Với bản thân thì chẳng bao giờ ông tự đề cao, không thích ai khen mình quá đáng và đã từng chân thành, thân tình nhắc nhở những người nghiên cứu: "Xin anh em chớ gán cho chúng tôi những ưu điểm mà chúng tôi không có, làm chúng tôi phát ngượng" (ĐVVCT tr.207). Nhà văn còn mách giúp một vài nhược điểm của Bước đường cùng mà nhiều người nghiên cứu bỏ qua hoặc chưa nhìn ra. Ồng rất quý mến những người làm việc cẩn thận, chịu khó, và dù còn có chỗ này, chỗ khác chưa hiểu biết (như về thực tế trước cách mạng) thì ông không coi thường mà sẵn lòng nói cho nghe cặn kẽ, tỉ mỉ.
Riêng tôi rất biết ơn nhà văn đã giúp cho nhiều điều bổ ích trong quá trình nghiên cứu văn học Việt Nam trước cách mạng. Trong cuộc sống, ông được đi nhiều, biết nhiều người, nhiều cảnh, lại đọc rộng, hiểu sâu hay suy ngẫm, vậy mà ông không hề ảo tưỏng là biết đủ, có thể viết được tất cả. Nhà văn có ý nghĩ rất nghiêm túc chân thành "Một mình mình làm sao mà biết được cho xuể" (ĐVVCT tr.284) và chúng ta không thể không vô cùng khâm phục trước những lời tự thú tuyệt vời của nhà văn (về mảng sống mà ông chưa biết): "năm 1938, sau khi viết Bước đường cùng, tôi định viết cuốn Bước đường ngoặt nói về đời người thợ mỏ, lại định viết cả cuốn Bước đường sáng, nói về đời sống người tù chính trị trong các nhà lao, là tôi đã suýt can vào một vụ buôn lậu nghệ thuật khá quan trọng" (DVVCT tr.283).
Thật thú vị biết bao, một cách nghĩ, cách nói mang đậm tư chất Nguyễn Công Hoan, một nhà văn mà ai cũng phải thừa nhận là sống hồn nhiên, chân thành, thủy chung, nhân hậu. Cũng như những sáng tạo nghệ thuật phong phú, độc đáo những nét đẹp trong tính cách Nguyễn Công Hoan thật dồi dào, đa dạng. Có thể nói, ông là một con người tài đức song toàn. Tôi nghĩ, nói đến Nguyễn Công Hoan là nói đến một tài năng và một nhân cách lớn.
Có loại là sự châm biếm, tố cáo, lên án. Ở đây, người viết nâng cao các đặc điểm vốn có lên tới mức khôi hài, lố bịch, làm cho người đọc nhận thức được mặt trái của hiện tượng đã tới mức phải căm ghét, phẫn nộ, đôi khi có sức kích động, khiến người ta thấy cần thiết phải tiêu diệt hiện tượng đó và cả những điều kiện sản sinh ra nó trong cuộc sống (Tinh thần thể dục, Tôi tự tử)
Đứng trước mỗi người, mỗi cảnh, mỗi hiện tượng, mỗi vấn đề xã hội, từng nhà văn có cách nhìn, cách nghĩ khác nhau, nhất là cách khai thác và thể hiện thành truyện thì thật thiên hình vạn trạng. Thường trong nhiều hiện tượng của xã hội cũ, vừa có cái bi, vừa có cái hài. Nhiều khi cái bi và cái hài đan xen, trộn lẫn vói nhau, Nguyễn Công Hoan luôn biết thể hiện linh hoạt, tài tình những tình huống bi hài lẫn lộn nên đằng sau tiếng cười thường thấm lẫn những giọt nước mắt đắng cay, rất phù hợp với ý kiến của Biêlinxki: "Kết hợp giữa cái bi và cái hài là thể hiện cuộc sống theo bản chất của nó".
Cũng có những hiện tượng trong cuộc sống dường như không thấy lộ rõ cái hài, nhưng với con mắt tinh nhậy, biết sàng lọc của người nghệ sĩ có sở trường về trào phúng như Nguyễn Công Hoan thì lại dễ dàng nắm bắt được những nét lấp lánh của cái hài và có ngay một góc độ để hạ ống kính chiếu thẳng vào những cái đáng cưòi, đáng giễu. Bởi vậy, khi va chạm với thực tế, Nguyễn Công Hoan thường tạo ra được những dạng cốt truyện mang tính trào phúng, có khi còn rất đậm nữa. Đối với ông, cốt truyện là vấn đề quan trọng bậc nhất.
Khi có được cốt truyện rồi, thì do chiêm nghiệm nhiều, viết nhiều thành thuần tay nên Nguyễn Công Hoan khá nhanh chóng xây dựng được những tính cách sắc sảo, rõ nét, chắt lọc được những chi tiết sắc nhọn, đắt giá, tạo ra những kiểu chơi chữ dí dỏm, ngộ nghĩnh… Rồi cách trình bày truyện thế nào cho lôi cuốn, hấp dẫn, mở đầu cho tự nhiên; nhanh gọn, kết thúc cho bất ngờ, thú vị, bố cục cho mới mẻ, chặt chẽ, hợp lý, văn viết và ngôn ngữ sao cho gọn gàng, trong sáng và rất Việt Nam…, tất cả đều được Nguyễn Công Hoan rất quan tâm. Riêng về bố cục truyện, phải nói ông có nhiều đổi mới rất đáng chú ý.
Trong văn học quá khứ, truyện thường được bố cục theo trình tự thời gian. Ở truyện của Nguyễn Công Hoan, có nhiều cách bố cục rất sinh động, khi thì nhà văn đưa người đọc đi sâu dần vào vấn đề (Xin chữ cụ Nghè), khi thì rào đón bằng những câu "bình luận", tâm sự dí dỏm rồi mới đi vào truyện (Đồng hào có ma), lúc lại đột ngột tả thẳng ngay vào nhân vật (Hai cái bụng), hoặc ở chỗ khác lại miêu tả sự kiện diễn biến theo thời gian (Xuất giá tòng phu), lúc lại đảo lộn thời gian:
Việc xẩy ra sau kể trước; việc xảy ra trước kể sau (Lập gioòng), có khi lại dùng toàn những bức thư tạo thành truyện (Thế là mợ nó đi Tây) v.v… Sự bố cục truyện chặt chẽ, hợp lý thể hiện rõ trong việc bắt đầu từ đâu, diễn biến cách nào, khi nào thì kết thúc… Từ cơ sở đó, nhà văn ước lượng cho truyện của mình một khuôn khổ vừa phải, không bị kéo dài hoặc rút ngắn quá đáng. Bởi vậy, hầu hết truyện của ông rất ngắn, rất gọn, thường chỉ vài ba trang, và số lượng nhân vật cũng rất ít, thường từ một đến ba nhân vật.
Nếu tình huống của truyện hơi phức tạp hoặc cần đến số lượng nhân vật nhiều hơn thì ông cắt ra làm hai, hoặc ba truyện tiếp nhau v.v… Nói chung, nghệ thuật truyện ngắn mà chủ yếu là nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan được biểu hiện ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh. Truyện của ông mang đậm chất trào phúng mà cơ bản là do tác giả đã khéo tổng hợp đưọc nhiều yếu tố một cách nhuần nhuyễn, tự nhiên trong thủ pháp gây cười.
Tuy nhiên, trong đó vẫn thấy nổi rõ một thủ pháp chủ yếu là cường điệu, phóng đại mà nói theo cách của Nguyễn Công Hoan là "nói quá lên một tý", làm cho nhân vật, sự việc trở nên lố bịch, kỳ quặc, tạo cho truyện những bất ngờ, đột ngột, thú vị, gây nên những tiếng cười hài hước, mỉa mai, châm biếm.
10
[...]
Bởi thế, ông xoay ra viết truyện cho thiếu nhi, cũng không dám lấy tên thật, lấy bút danh là Ngọc Oanh (đảo lộn vị trí các chữ cái của hai chữ "Công Hoan"). Thấy truyện in được ông lấn tới, viết mấy truyện dài ('Thanh đạm, Danh tiết). Tuy ý đồ tốt, nhưng truyện lại lộ rõ tư tưởng bảo thủ, nên bị báo Tin tức phê phán. Nguyễn Công Hoan lâm vào tình trạng lúng túng, bế tắc và nghĩ rằng truyện ngắn viết tốt thì kiểm duyệt không cho in, truyện dài viết vụng thì bị phê phán nên ngán ngẩm.
Cây bút lừng danh
Trong khi hoàn cảnh riêng cũng có nhiều chuyện đau lòng: bản thân bị đưa ra toà, các em và con trai bị bắt nhiều lần, nhà cửa bị khám xét luôn, bạn bè cũng e ngại ông, ít giục bài. Nguồn cảm hứng sáng tạo dường như bị dập tắt. Nguyễn Công Hoan cảm thấy buồn, chỉ biết quay ra làm thơ tình, khóc trăng, khóc gió cho qua ngày. Nhưng tạng của ông đâu phải ở chỗ làm thơ tình. Giữa lúc, Nguyễn Cồng Hoan chán đời nhất thì cuộc khởi nghĩa tháng Tám thành công. Cơn lốc cách mạng đã cuổn phăng con người tài năng và đầy nhiệt huyết ấy vào lòng mình.
Nhà văn vui mừng, hồ hởi mặc áo lính, làm công tác văn hóa trong quân đội và dần dần có cơ hội để trở lại viết văn. Thoạt đầu, ông viết truyện vừa Đồng chí Tơ cho báo Sao vàng, viết truyện Xổng cũi được đồng chí Trường Chinh khen, được bộ đội học tập để gây căm thù. Rồi Nguyễn Công Hoan viết truyện dài Tranh tối tranh sáng, truyện ngắn Bà lái đò Việt Nam… Ngòi bút của ông lại bắt đầu tung tẩy trong luồng ánh sáng mới và thế là ngay trong thời gian ốm, được nghỉ để dưỡng bệnh, ông cũng viết truyện dài Bà Năm đi tản cư (nhưng vì chiến tranh chưa kết thúc, còn nhiều chi tiết chưa đưa được vào truyện nên phải tạm gác lại).
Đến khi hòa bình lập lại (1954), Nguyễn Công Hoan mới thực sự trở lại với nghề văn. Ông hăng hái tham gia cải cách ruộng đất, viết một số truyện ngắn, in thành tập Nông dân và địa chủ. Nguyễn Công Hoan biết rất rõ chỗ mạnh của mình là vốn sóng cũ dồi dào, phong phú nên viết lại Tranh tối tranh sáng (bản thảo cũ bị mất gần hết, hơn nữa ông thấy cần phải viết sâu hơn), viết Hỗn canh hỗn cư, rồi Đống rác cũ v.v… và còn có nhiều đóng góp mặt này, mặt khác cho nền văn học mới.
Thời đại mới đã mở ra cho công tác nghiên cứu, phê bình một bước phát triển mới. Nguyễn Công Hoan là một trong những nhà văn hiện thực tiêu biểu nên rất được chú ý. Sự nghiệp của ông được đánh giá cao và xác đáng hơn. Nhiều người đã coi ông là "Nhà văn lớn", "tiêu biểu", "xuất sắc", là "người mở đường", là "lá cờ đầu" của dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam. Ông cũng được đánh giá là người có công trong việc khai phá cho thể loại truyện ngắn hiện đại.
Riêng về loại truyện trào phúng thì ai cũng phải thừa nhận ông là người tiêu biểu nhất
Không ít truyện ngắn của ông được in thành tuyển tập, nhiều truyện được tái bản, riêng Bước đường cùng phải trên một chục lần. Vượt qua được sự thử thách của thời gian, hơn nửa thế kỷ nay, có nhiều bài báo, trang sách, cả những công trình nghiên cứu riêng, những luận án phó tiến sĩ và thạc sĩ đánh giá, khẳng định những thành công, những đóng góp to lớn của ông về nhiều mặt, nhiều khía cạnh – tất nhiên những mặt bất cập cũng được nói tới – khẳng định vị trí quan trọng, cao đẹp của ông trong nền văn học hiện đại Việt Nam.
Ông cũng là người được hưởng nhiều vinh dự, có những điều thật đặc biệt mà không phải người cầm bút nào cũng đạt được. Như có quá nhiều độc giả hâm mộ (nhiều người chỉ mua An Nam tạp chí khi có đăng xã hội ba đào ký, tức truyện của Nguyễn Công Hoan), xếp hàng dài xin chữ ký của nhà văn vào sách, được các độc giả ở xa tìm đến để kể nỗi đau của đời mình, được đồng bào Cẩm Giàng làm lễ truy điệu (tưởng Nguyễn Công Hoan bị Nhật bắt đã bỏ mạng trong tù), được Bác Hồ bảo đến dùng cơm với Bác ở Mạc Tư Khoa, được nhà nước ta Tặng thưởng huân chương lao động hạng nhất vì "đã có nhiều công lao đóng góp cho nền văn học Việt Nam" (năm 1977, khi ông mất).
Tên ông còn được đặt cho một đường phố ỏ Hà Nội, và gần đây ông lại là một trong số ít nhà văn có vinh dự được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh (1996). Tên tuổi Nguyễn Công Hoan chẳng những in đậm và sáng lên trên những trang văn học sử nưỏc nhà, mà từ lâu truyện của ông đã được nhiều nước dịch và giới thiệu công phu, trân trọng. Nhà văn trở nên gần gũi và thân yêu với chúng ta, bạn bè ta và nhiều dân tộc khác, hoàn toàn không chỉ với tư cách một sáng tạo cá nhân mà còn với tư cách đại biểu cho một khuynh hưóng, một thể loại, một phong cách có ý nghĩa về phưong diện mỹ học.
Từ những năm 60, nhiều truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan đã được chọn lọc, dịch và giới thiệu ra nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Bungari, Hungari, Anbani, Cộng hòa dân chủ Đức, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Tiệp Khắc… cả quốc tế ngữ, in thành tập với những tên Răng con chó của nhà tư sản, Cụ chánh bá mất giày, Đồng hào có ma (hoặc in mấy truyện trong cùng một tập với những truyện của các nhà văn Việt Nam khác).
Truyện dài Bước đường cùng được dịch ra tiếng Nga, Ba Lan, Mông Cổ, Nhật, quốc tế ngữ. Tranh tối tranh sáng được dịch ra tiếng Trung Quốc v.v…
Từ năm 1962, giáo sư tiến sĩ Niculin, người Nga nghiên cứu và dịch nhiều về văn học Việt Nam đã đặc biệt chú ý đến Nguyễn Công Hoan và cho rằng có thể tìm thấy ở nhà văn này "những trang đẹp nhất của văn xuôi Việt Nam hiện nay". Đến năm 1973, khi cho in tập truyện dịch Đồng hào có ma, nhà nghiên cứu lại giới thiệu với đầy nhiệt tình, mến trọng và đánh giá những truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan viết trước cách mạng "đầy sức thể hiện, tái tạo bức tranh xác thực về cuộc sống của nước Việt Nam thuộc địa phong kiến".
Tiến sĩ khẳng định "văn châm biếm của Nguyễn Công Hoan là vũ khí của cái thiện" và "Nguyễn Công Hoan là bậc thầy về truyện ngắn châm biếm". Nhà nghiên cứu văn học J’an Múcka (Tiệp Khắc) đã đọc tham luận tại hội nghị thế giới về văn học so sánh, với bài: So sánh truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn Sê khốp. Trong tham luận có đoạn viết: "Trong những năm 30 của thế kỷ này, Nguyễn Công Hoan đã đưa vào văn học Việt Nam một cách không theo truyền thống một thể loại truyện ngắn mang tính xã hội mạnh mẽ, truyện ngắn châm biếm.
Một nhà nghiên cứu văn học Việt Nam (Hoàng Ngọc Hiến) có nói rằng ông rất xúc động khi thấy câu lạc bộ Quốc tế tại trường đại học Lômônôxốp ở Liên Xô (ông sống ở bên đó những năm 1959-1964), mỗi nước có hai nhà văn được treo ảnh thì Việt Nam là ảnh Nguyễn Trãi và Nguyễn Công Hoan. Đương nhiên, tên tuổi của Nguyễn Công Hoan cũng có trong Từ điển Bách khoa toàn thư của Liên Xô từ những năm 60.
Là một nhà văn lớn, tài năng, nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà nhiều nước trên thế giới biết tiếng, nhưng trong cuộc sống, Nguyễn Công Hoan luôn luôn khiêm tốn, giản dị, nhân ái, và độ lượng. Ông không tự cho mình là siêu nhân, mà khẳng định "Tôi chịu ảnh hưởng của các bậc tiền nhân không nhỏ" (ĐVVCT – tr.50). Ông chịu khó đọc và không ngần ngại khen người đã đi trước một bước, như nói về Phạm Duy Tốn: "đọc văn của Phạm Duy Tốn trong truyện ngắn Sống chết mặc bay, trong các bài xã thuyết, nhất là trong bốn tập Tiếu lâm Annam mà ông không dám ký tên, thì tôi rất ngạc nhiên vì thấy từ cách dùng chữ cho đến lối đặt câu, sao mà nó lọt vào tai và nó vẫn còn mới thế" (ĐVVCT tr.120) và trong câu chuyện trao đổi riêng, Nguyễn Công Hoan hay khen Tam Lang chơi chữ giỏi, như bài Nam Hương, Nam Phương? lúc lại phục Tú Mỡ làm được những bài thơ hay, như bài Chữa mắt rồng, hoặc những câu thơ hay như: Tiếng Tây ông nói làu làu / Hỏi văn quốc ngữ lắc đầu rằng "non" để mỉa mai Phạm Duy Khiêm.
Là người có cái tâm trong sáng, Nguyễn Công Hoan luôn vui mừng trước những thành công của bạn bè, đồng nghiệp, không gợn một chút ghen tỵ hoặc dìm dập ai. Có lần, trong câu chuyện trao đổi riêng, khi nói về văn học trước cách mạng, nói đến Nhất Linh và Khái Hưng, hai đối thủ của ông (cũng là những người viết khỏe và nổi tiếng), nhưng ông vẫn rất khen và còn phục Nhất Linh không chỉ ở tài viết, mà cả ở tài tổ chức văn đoàn, và tờ báo Phong Hóa, Ngày nay. Duy có lần, ông cười cười nói vói tôi: "Tôi đả báo Phong Hóa và Nhất Linh vì báo có hình vẽ tôi không giống và mấy người trong Tự lực văn đoàn viết truyện hay đề tặng người này, người kia". Nhưng ông cũng chỉ diễu nhẹ nhàng, dí dỏm trong truyện Samandji (Samandji đưa tờ Phong Hóa cho Nguyễn Công Hoan xem rồi bảo ông là "không tốt", "phản bội", "lừa" và người trong tờ báo mới là Nguyễn Công Hoan, chứ ông không phải là Nguyễn Công Hoan").
Truyện đề tặng Nhất Linh, trong đó có mấy câu: "Xưa nay, viết tiểu thuyết, tôi không hề tặng riêng ai, là do tôi nghĩ rằng nếu tặng tiệc như thế thì thà bỏ quách ngay năm xu ra mua con tem gửi thẳng bài đến người ấy, rồi đòi tiền nhuận bút có hợp lý hơn là "chiếm công vi tư" mấy trang báo, vừa làm mất danh dự cho bạn đọc mắc tiếng tò mò, vừa làm ức cho mấy ông chủ báo mất món tiền, mà vì nhã nhặn, ông không nỡ nói ra. Nhưng lần này, tôi lại viết để tặng tác giả cuốn Đoạn tuyệt là do…" Sau này khi đã có tuổi, ông thường động viên, khích lệ và khi cần cũng sẵn sàng giúp đỡ những người cầm bút ở thế hệ trẻ.
Khi nhìn người, nhìn việc, ông rất nhân ái và thường nhìn vào mặt tốt nhiều hơn.
Với bản thân thì chẳng bao giờ ông tự đề cao, không thích ai khen mình quá đáng và đã từng chân thành, thân tình nhắc nhở những người nghiên cứu: "Xin anh em chớ gán cho chúng tôi những ưu điểm mà chúng tôi không có, làm chúng tôi phát ngượng" (ĐVVCT tr.207). Nhà văn còn mách giúp một vài nhược điểm của Bước đường cùng mà nhiều người nghiên cứu bỏ qua hoặc chưa nhìn ra. Ồng rất quý mến những người làm việc cẩn thận, chịu khó, và dù còn có chỗ này, chỗ khác chưa hiểu biết (như về thực tế trước cách mạng) thì ông không coi thường mà sẵn lòng nói cho nghe cặn kẽ, tỉ mỉ.
Riêng tôi rất biết ơn nhà văn đã giúp cho nhiều điều bổ ích trong quá trình nghiên cứu văn học Việt Nam trước cách mạng. Trong cuộc sống, ông được đi nhiều, biết nhiều người, nhiều cảnh, lại đọc rộng, hiểu sâu hay suy ngẫm, vậy mà ông không hề ảo tưỏng là biết đủ, có thể viết được tất cả. Nhà văn có ý nghĩ rất nghiêm túc chân thành "Một mình mình làm sao mà biết được cho xuể" (ĐVVCT tr.284) và chúng ta không thể không vô cùng khâm phục trước những lời tự thú tuyệt vời của nhà văn (về mảng sống mà ông chưa biết): "năm 1938, sau khi viết Bước đường cùng, tôi định viết cuốn Bước đường ngoặt nói về đời người thợ mỏ, lại định viết cả cuốn Bước đường sáng, nói về đời sống người tù chính trị trong các nhà lao, là tôi đã suýt can vào một vụ buôn lậu nghệ thuật khá quan trọng" (DVVCT tr.283).
Thật thú vị biết bao, một cách nghĩ, cách nói mang đậm tư chất Nguyễn Công Hoan, một nhà văn mà ai cũng phải thừa nhận là sống hồn nhiên, chân thành, thủy chung, nhân hậu. Cũng như những sáng tạo nghệ thuật phong phú, độc đáo những nét đẹp trong tính cách Nguyễn Công Hoan thật dồi dào, đa dạng. Có thể nói, ông là một con người tài đức song toàn. Tôi nghĩ, nói đến Nguyễn Công Hoan là nói đến một tài năng và một nhân cách lớn.
Lê Thị Đức Hạnh
0 comments:
Đăng nhận xét
[im]your image url..[/im]
[youtube]your video url..[/youtube]
[si="10"]your text[/si]
[co="red"]your text[/co]
〈div style=""〉 TEXT〈/div〉