Nhà văn Việt Nam hiện đại - Chân dung và phong cách
12. Trào phúng Nguyễn Công Hoan
Xem bài viết: Đọc lại truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan
Sưu tầm các tác phẩm của Nhà văn Nguyễn Công Hoan và các bài viết về Ông có trên mạng.
Định làm việc này từ lâu, gọi là Nhớ Gì Ghi Nấy. Nhưng hễ sực nhớ được việc, cảnh, người cũ (mà ngày trước chưa đưa vào các truyện ngắn truyện dài), thì lại không ghi. Vì cho là chỉ phải viết coa dăm mươi dòng, mà cũng phải đi tìm giấy bút thì ngại. Cho nên lại để cái sực nhớ thoảng qua đi. Từ hôm nay, quyết làm việc này. Và nhất định có những việc viết hai lần. Những sự kiện in vào óc lúc tuổi trẻ thì nhớ được lâu. Những việc làm lúc tuổi già thì dễ quên - (Lời mở đầu của Nhớ gì viết nấy)
TT | Truyện | Internet Archive - mp3 |
---|---|---|
1 | Sóng vũ môn | Diễn đọc: Cô Vân |
2 | Nhân tình tôi - (Hà-thành Nữ-Sỹ) | Diễn đọc: Hồng Trinh |
3 | Răng con chó của nhà tư sản | Diễn đọc: Phạm Hằng |
4 | Oẳn tà rroằn | Diễn đọc: Bích Thuận |
5 | Hai thằng khốn nạn | Diễn đọc: Bích Thuận |
5b | Tôi nói dối bà thì tôi làm kiếp... | Diễn đọc: Hồng Trinh |
6 | Thật là phúc | Diễn đọc: Bích Thuận |
7 | Lập gioòng | Diễn đọc: Chiến Hữu |
8 | Ngựa người và người ngựa | Diễn đọc: Thanh Hiền |
9 | Bố anh ấy chết | Diễn đọc: Thái Hoàng Phi |
10 | Quan tham nửa giờ (Sỹ diện) | Diễn đọc: Hạ Radio |
11 | Ông chủ báo chẳng bằng lòng | Diễn đọc: Bích Thuận |
12 | Chuyện chó chết | Diễn đọc: Cô Vân |
13 | Thế là mợ nó đi tây | Diễn đọc: Hồng Trinh |
14 | Xin chữ cụ nghè | Diễn đọc: Thanh Hiền |
15 | Gói đồ nữ trang (Suýt thành nhà đại phú) | Diễn đọc: Cô Vân |
16 | Thằng ăn cắp | Diễn đọc: Trung Nghị |
17 | Samandji 1 | Đang cập nhật |
18 | Samandji 2 | Đang cập nhật |
19 | Báo Hiếu Trả Nghĩa Cha | Diễn đọc: Hồng Trinh |
20 | Báo hiếu trả nghĩa mẹ | Diễn đọc: Hồng Trinh |
21 | Vợ | Diễn đọc: Bích Thuận |
22 | Cụ chánh bá mất giày | Diễn đọc: Thanh Hiền |
23 | Cô Kếu, gái tân thời | Diễn đọc: Phạm Hằng |
24 | Mất cái ví | Diễn đọc: Phạm Hằng |
25 | Kép Tư Bền | Diễn đọc: Lê Thu Cúc |
26 | Ái tình tiểu thuyết | Diễn đọc: Thái Hoàng Phi |
27 | Cái ví ấy của ai | Diễn đọc: Mắm Tôm |
28 | Cái vốn để sinh nhai | Diễn đọc: Hồng Trinh |
29 | Cái nạn ô-tô | Diễn đọc: Phạm Hằng |
30 | Bà chủ mất trộm | Diễn đọc: Thái Hoàng Phi |
31 | Đàn bà là giống yếu | Diễn đọc: Bích Thuận |
32 | Một tấm gương sáng | Diễn đọc: Chiến Hữu |
33 | Tôi chủ báo, anh chủ báo, nó chủ báo | Diễn đọc: Khởi Nguyên |
34 | Thầy cáu | Diễn đọc: Cô Vân |
35 | Cái thú tổ tôm | Diễn đọc: Anh Khôi |
36 | Bữa no… đòn | Diễn đọc: Cô Vân |
37 | Cho tròn bổn phận | Diễn đọc: Chiến Hữu |
38 | Godautre | Đang cập nhật |
39 | Thanh! Dạ! | Diễn đọc: Hồng Trinh |
40 | Thế cho nó chừa | Diễn đọc: Cô Vân |
41 | Thằng điên | Diễn đọc: Chiến Hữu |
42 | Ngậm cười | Diễn đọc: Chiến Hữu |
43 | Kiếp tài tình | Diễn đọc: Cô Vân |
44 | Mánh khóe | Diễn đọc: Nguyễn Quốc Hoàn |
45 | Nhân tài | Diễn đọc: Nguyễn Quốc Hoàn |
46 | Nỗi vui sướng của thằng bé khốn nạn | Diễn đọc: Bích Thuận |
47 | Xuất giá tòng phu | Diễn đọc: Anh Khôi |
48 | Một tin buồn | Diễn đọc: Chiến Hữu |
49 | Đào kép mới | Diễn đọc: Thanh Hiền |
TT | Truyện | Internet Archive - mp3 |
---|---|---|
1 | Cái lò gạch bí mật Diễn đọc: Hồng Trinh | |
2 | Nghĩ người ăn gió nằm mưa Diễn đọc: Mắm tôm | |
3 | Được chuyến khách Diễn đọc: Trung Nghị | |
4 | Anh xẩm Diễn đọc: Trung Nghị | |
5 | Thằng Quít (I+II) Diễn đọc: Chiến Hữu | |
7 | Tựa cửa chiều hôm Diễn đọc: Chiến Hữu | |
8 | Quyền chủ Diễn đọc: Chiến Hữu | |
9 | Phành phạch Diễn đọc: L&H | |
10 | Tôi cũng không hiểu tại làm sao 1 Diễn đọc: Trung Nghị | |
11 | Tôi cũng không hiểu tại làm sao 2 Diễn đọc: Trung Nghị | |
12 | Chiếc quan tài Diễn đọc: Thanh Hiền | |
13 | Đồng hào có ma Diễn đọc: Bích Thuận | |
14 | Chuyến tàu Nam Diễn đọc: Chiến Hữu | |
15 | Thằng ăn cướp Diễn đọc: Hồng Trinh | |
16 | Hé! Hé! Hé Diễn đọc: Nui Ha Noi | |
17a | Vẫn còn trịnh thượng Diễn đọc: Thái Hoàng Phi | |
17 | Chiếc đèn pin Diễn đọc: Anh Khôi | |
18 | Nạn râu Diễn đọc: Chiến Hữu | |
19 | Cấm chợ Diễn đọc: Chiến Hữu | |
20 | Mua bánh Diễn đọc: Chiến Hữu | |
21 | Trần Thiện, Lê Văn Hà Đang cập nhật | |
22 | Con ngựa già Diễn đọc: L&H | |
23 | Mưu làng bẹp Diễn đọc: Chiến Hữu | |
24a | Tinh thần thể dục (1) Diễn đọc: L&H | |
24 | Tinh thần thể dục (2) Diễn đọc: Thanh Hiền | |
25 | Thịt người chết Diễn đọc: Hồng Trinh | |
26 | Sáu mạng người Diễn đọc: Chiến Hữu | |
27 | Tôi tự tử Diễn đọc: Trung Nghị | |
28 | Giá ai cho cháu một hào Diễn đọc: Hồng Trinh | |
29 | Gánh khoai lang Diễn đọc: Chiến Hữu | |
30 | Danh lợi lưỡng toàn Diễn đọc: Chiến Hữu | |
31 | Phúc tinh Diễn đọc: Chiến Hữu | |
32 | Biểu tình Diễn đọc: Chiến Hữu | |
33 | Mua lợn Diễn đọc: Chiến Hữu | |
34 | Ngượng mồm Diễn đọc: Chiến Hữu | |
35 | Đi giày Diễn đọc: Trung Nghị | |
36 | Chính sách thân dân Diễn đọc: Phạm Hằng | |
37 | Hai cái bụng Diễn đọc: Cô Vân | |
38 | Cậu ấy may lắm đấy Diễn đọc: Trung Nghị | |
39 | Tấm giấy một trăm Diễn đọc: Hồng Trinh | |
40 | Chiến tranh Diễn đọc: Chiến Hữu | |
41 | Thụt két Diễn đọc: Chiến Hữu | |
42 | Thiếu Hoa Diễn đọc: Hồng Ngọc | |
43 | Người vợ lẽ bạn tôi Diễn đọc: Hồng Trinh | |
44 | Cái tết của những nhà đại văn hào Diễn đọc: Thái Hoàng Phi | |
45 | Công dụng của giấy nhật trình cũ Diễn đọc: Cô Vân | |
46 | Người thứ ba Diễn đọc: Chiến Hữu | |
47 | Con ve Diễn đọc: Hồng Ngọc | |
48 | Bà lái đò Diễn đọc: Chiến Hữu | |
49 | Hai mẹ con Diễn đọc: Chiến Hữu | |
50 | Trung thành Diễn đọc: Hồng Trinh | |
51 | Cây mít Diễn đọc: Phạm Hằng | |
52 | Người cập-rằng hầm xay lúa Diễn đọc: Trung Nghị | |
53 | Trong chuyến xe lam Diễn đọc: L&H | |
54 | Chuyện của cô ấy Diễn đọc: Phạm Hằng | |
55 | Nỗi day dứt của một đại tá tỉnh trưởng nguỵ quyền Diễn đọc: Hồng Ngọc | |
56 | Thủ tiêu tù chính trị Diễn đọc: Mắm tôm |
Nếu được điều thứ ba này hợp lệ, thì những bài phê bình xúm nhau lại mà bôi phấn, xoa nước hoa và cõng tác phẩm ấy, tất thế nào cuốn sách cũng chạy và thành có giá trị thơm tho.
Tôi được hân hạnh bạn với nhà… Lê Văn Tầm, và nhà phê bình rất quen tên, Việt Sỹ.
Tôi chưa gọi Lê Văn Tầm là nhà gì, vì tôi chưa biết đúng anh chuyên môn về môn gì. Tôi chỉ rõ anh là nhà cầm bút. Ngày thường đến thăm tôi, anh thường than thở:
– Không gì khổ hơn là cái kiếp người cầm bút như chúng mình, anh nhỉ.
Mà tôi cũng lạ, không có một ông phóng viên báo hàng ngày nào than phiền và yêu cầu Cẩm phạt những cái dám ngạo mạn cả lẽ phải của đời.
Hôm nay, bất đắc dĩ tôi phải có ác tâm kể ra một vài thí dụ. Trước hết, tôi hãy xin lỗi tất cả các bạn.
Này, thưa các bạn, trong buồng khách quét vôi màu, kẻ hoa sặc sỡ, ông chủ đã bầy một bộ sa lông tối tân, lùn tịt xuống đất, mà trên tường, lại treo đôi câu đối rặt những chữ nho. Thế thì, cứ theo phép công, ông chủ ấy, đáng Cẩm phạt. Một cửa hàng to, rộng, đèn điện sáng choang, bán rặt thứ xa xỉ, mà lại có một bà cụ già, xấu, ngồi ở sau quầy, thì bà cụ ấy, Cẩm phạt. Một cái xe cao su nhà, gọng kền sáng nhoáng, sơn quang dầu, rất mới, mà người trên xe lại chỉ ngồi mớm có một tí ở đệm ngoài, hai cánh tay đặt đối rõ chọi bằng trắc lên trên hai chỗ tựa tay, nghĩa là lúc nào trông ông ấy cũng có vẻ nhấp nhổm rình nhảy xuống đất, thì ông ngồi xe, Cẩm phạt. Một cô con gái, ăn mặc tân thời từ đầu đến gót, mặt trắng, răng trắng, tóc chải lật và quấn, mà chỉ phải cái mặt thiếu vệ sinh, thì cô ấy, Cẩm phạt.
Cứ kể ra, còn bài của học trò lớn tuổi viết mà còn phạm nhiều lỗi; mặc quần áo ta mà để râu Hoa Kỳ; chồng lùn mà vợ cao; muốn đọc báo mà đi thuê, hoặc xem trộm; cô tiểu thư đẹp lại lấy chồng, vân vân, vân vân, đều đáng Cẩm phạt cả.
Sở dĩ tôi kể lể một nút những thứ Cẩm phạt, vì tôi muốn nói một lần nữa đến Lê Văn Tầm, biệt hiệu Lãng Mạn Tử, tác giả cuốn tiểu thuyết Mịt Mù.
Nếu có luật Cẩm phạt như trên kia thật, thì cái tác phẩm của Lê Văn Tầm mới in thành sách, còn đáng Cẩm phạt nặng gấp đôi. Vì hẳn các bạn chưa quên nhà phê bình Việt Sỹ đã trả nợ miệng tác giả bằng những câu thế nào ở trong bài Mánh khóe.
Thật trái hẳn với mọi khi. Xưa nay, cô vẫn là một người vui vẻ. Suốt ngày, không ai thấy cô buồn bã bao giờ. Ngay từ buổi sáng, vừa ở trên giường bước chân xuống đất, cô đã ngắm vuốt. Cô chải đầu, rẽ tóc. Cô đánh mặt, bôi môi. Rồi khi đọc chán chê các tiểu thuyết, cô lại ra cửa đứng, để ngắm từ đầu đến chân các cô khác tha thướt đi qua trước nhà.
Thế mà bỗng tự dưng hôm nay, cô cứ thở vắn thở dài. Rồi lên giường đắp chăn. Thút thít khóc! Thì ai không ngạc nhiên và không thương? Phải, còn gì làm cảm động hơn là giọt lệ long lanh trên đôi má hồng của một thiếu nữ đào tơ sen ngó?
Nhưng mà giọt lệ ấy vì đâu mà long lanh trên đôi má cô Tuyết?